Tuyển sinh 2021: Nhiều ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội không thể vượt 29 điểm
Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ bổ sung thêm các môn tự chọn ( trắc nghiệm) Lý-Hóa/Hóa-Sinh và có thể cả Tiếng Anh. Lãnh đạo nhà trường dự báo, mức điểm chuẩn trúng tuyển sẽ giữ ổn định hoặc giảm nhẹ.
Tuyển sinh năm 2021, trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn đưa ra 3 phương thức tuyển sinh kèm nhiều điều kiện xét tuyển. Phóng viên Dân trí đã trao đổi với PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường về công tác tuyển sinh năm nay.
Phóng viên: Ông cho biết phương án tuyển sinh năm 2021 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Phong Điền: Năm 2021, phương án tuyển sinh đại học chính quy của Trường giữ ổn định như năm trước với 3 phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp môn truyền thống; Xét tuyển tài năng, bao gồm xét tuyển thẳng và xét hồ sơ học tập kết hợp với phỏng vấn (đối với học sinh các trường chuyên); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ kiểm tra tư duy do Trường tổ chức (thời điểm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT).
Tổng chỉ tiêu đăng ký là 7000, tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu cho 3 phương thức trên sẽ được công bố chính thức trong Đề án tuyển sinh 2021 của Trường.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Phóng viên: Với phương án tuyển sinh này, thí sinh cần đặc biệt lưu ý gì thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Phong Điền: Thí sinh cần lưu ý là việc tham dự kỳ kiểm tra tư duy do Trường tổ chức sẽ làm tăng thêm cơ hội chọn lựa và khả năng trúng tuyển của các em.
Sau những thành công bước đầu trong năm 2020, Nhà trường dự kiến tiếp tục tổ chức thi tại 3 điểm trên khu vực Miền Bắc với số lượng dự kiến khoảng 8 ngàn-10 ngàn thí sinh dự thi nếu tình hình cho phép (thí dụ dịch Covid-19 vẫn được khống chế hiệu quả).
Bên cạnh môn Toán và Đọc hiểu (trắc nghiệm và tự luận), năm nay sẽ bổ sung thêm các môn tự chọn (trắc nghiệm) Lý-Hóa/Hóa-Sinh và có thể cả Tiếng Anh.
Kỳ kiểm tra này sẽ được tổ chức gọn nhẹ về thời gian, không tạo ra tâm lý căng thẳng và áp lực phải học thêm cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chọn lựa được các sinh viên có năng lực học tập tốt, đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo.
Phóng viên: Được biết điểm chuẩn nhiều ngành năm ngoái của trường cao ngất ngưởng tới 29,4 điểm, vì sao vậy thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Phong Điền: Điểm chuẩn vào một vài ngành của Trường năm 2020 ở mức cao do nhu cầu học, chất lượng đào tạo và danh tiếng của Nhà trường đối với thị trường lao động trình độ cao, số lượng thí sinh giỏi đăng ký rất cao tạo ra sự cạnh tranh lớn, đặc biệt trong nhóm ngành đào tạo liên quan trực tiếp đến “cách mạng công nghiệp 4.0″ về Công nghệ thông tin và Tự động hóa, Cơ điện tử.
Phóng viên: Với phương án tuyển sinh mới năm 2021, liệu năm nay mức điểm chuẩn các ngành này có thay đổi không thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Phong Điền: Theo tôi dự báo, mức điểm chuẩn trúng tuyển sẽ giữ ổn định hoặc giảm nhẹ tùy theo ngành đào tạo. Thí sinh có thể tham khảo mức điểm chuẩn năm 2020 để cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng hợp lý (sau khi Bộ GDĐT công bố kết quả thi).
Video đang HOT
Tuyển sinh năm 2021, thí sinh có nhiều lựa chọn cơ hội vào đại học vì mỗi trường có phương án tuyển sinh khác nhau để hút thí sinh
Phóng viên: Với các ngành học của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông có lời khuyên và chia sẻ gì cho các thí sinh yêu Bách khoa muốn được vào trường học?
PGS.TS Nguyễn Phong Điền: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã xây dựng, đổi mới và hiện đại hóa để triển khai một loạt các chương trình đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ mũi nhọn trong thời kỳ đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo công nghệ.
Tuy nhiên, vẫn có một nhu cầu lớn trong tương lai về nhân lực trong những ngành truyền thống như Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Dệt-May, Kỹ thuật Nhiệt hay Kỹ thuật Vật liệu để phục vụ cho phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước. Các em thí sinh nên cân nhắc chọn lựa đăng ký ngành đào tạo phù hợp giữa nguyện vọng và năng lực học tập (kết quả thi) để có một cơ hội trúng tuyển cao, hiện thực hóa ước mơ tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội của các em./.
Phóng viên: Trân trọng cám ơn ông!
Năm 2021, Đại học Bách khoa Hà nội dự kiến sử dụng 3 phương thức xét tuyển: (1) Xét tuyển tài năng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (tổ chức thi riêng) với khoảng 7000 chỉ tiêu.
I. Xét tuyển tài năng (dự kiến 10 – 20% tổng chỉ tiêu, trong đó số lượng tuyển thẳng mỗi ngành không quá 30% chỉ tiêu của ngành đó)
1) Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế; thí sinh đạt giải quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, KHKT.
2) Xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên, cụ thể như sau:
- Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành / chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của Trường. Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển.
- Xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương).
3) Xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh) của các trường THPT chuyên trên toàn quốc.
b) Thí sinh được chọn tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh bậc THPT; Thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam.
c) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 trở lên (đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý).
d) Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT (dự kiến 50 – 60% tổng chỉ tiêu)
Điều kiện tham gia phương thức xét tuyển này: Thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên.
a) Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 03 môn thi của một trong các tổ hợp: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (có tính hệ số môn chính ở một số ngành và điểm cộng ưu tiên theo quy định của Bộ GDĐT). Trong đó, các tổ hợp A02 (Toán-Lý-Sinh), D26 (Toán-Lý-Đức), D28 (Toán-Lý-Nhật) và D29 (Toán-Lý-Pháp) được sử dụng để xét tuyển vào một số ngành đặc thù của trường.
b) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên (hoặc tương đương) có thể được quy đổi điểm tiếng Anh thay cho môn thi tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo theo tổ hợp A01, D07, D01.
3. Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (dự kiến 30 – 40% tổng chỉ tiêu)
a) Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 03 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 8.000 – 10.000 thí sinh.
b) Thí sinh dự thi Bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần:
Phần bắt buộc, gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phútPhần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, chọn 1 trong 3 phần:Tự chọn 1: Lý – Hóa, đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành trừ ngành Ngôn ngữ AnhTự chọn 2: Hóa – Sinh, đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành thuộc khối Hóa – Thực phẩm – Sinh học – Môi trườngTự chọn 3: Tiếng Anh, đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý
c) Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Phần toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luậnĐọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc và năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
d) Sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy:
Xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của điểm 3 môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán – Văn – AnhĐiểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn sơ tuyển đạt từ 7.0 trở lên.
Nhiều trường ĐH muốn thi đánh giá năng lực
Nhiều trường ĐH dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để truyển sinh trong năm 2021, bên cạnh việc xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nhiều ngành học mới cũng được mở theo nhu cầu xã hội
Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến xét tuyển theo 3 phương thức là xét tuyển thẳng để xét tuyển tài năng, xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng do trường tổ chức.
Nhiều trường muốn thi riêng
Dự kiến, ở kỳ thi riêng này, ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn toán có phần tự luận như năm 2020, sẽ thêm tổ hợp môn khoa học tự nhiên để thí sinh có sự lựa chọn. Khác với năm 2020, kết quả của kỳ thi riêng này sẽ được dùng để xét tuyển độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Năm tới, dự kiến điểm của kỳ thi kiểm tra tư duy được quy định là 1 đầu điểm trong tổ hợp xét tuyển toán, lý, bài kiểm tra tư duy hoặc toán, hóa, bài kiểm tra tư duy.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại TP HCM .Ảnh: TẤN THẠNH
Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mùa tuyển sinh năm 2021, dự kiến với một số ngành yêu cầu đầu vào chất lượng cao như nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, thí sinh có thể tham gia 2 bài kiểm tra tư duy như trên để xét tuyển. Tuy nhiên, nếu dành chỉ tiêu để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT không hợp lý ở nhóm ngành này dễ dẫn đến việc điểm chuẩn sẽ rất cao, vì vậy trường sẽ cân nhắc để có tỉ lệ chỉ tiêu hợp lý.
TS Hà Thúc Viên, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Việt Đức (VGU), cho biết năm 2021 trường sẽ tuyển 460 chỉ tiêu cho 7 ngành theo 3 phương thức là xét tuyển từ học bạ của 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 2 lớp 12 cho các trường THPT do VGU quy định.
Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh các văn bằng/chứng chỉ tốt nghiệp THPT quốc tế như Tes-tAS, SAT, IBD, AS/A-Level, IGCSE, WACE..., hoặc thí sinh đoạt giải học sinh giỏi Olympic quốc tế, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia.
Trường sẽ dành khoảng 70% chỉ tiêu để xét tuyển những thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do VGU tổ chức vào tháng 5-2021. Bài thi gồm 2 phần là kiểm tra kiến thức cơ bản (110 phút) và kiến thức khối chuyên ngành (từ 145-150 phút).
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP HCM, cho biết năm 2021 ĐHQG tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để các trường ĐH thành viên sử dụng kết quả xét tuyển; ngoài ra, các trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG TP HCM cũng có thể sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển.
Theo kế hoạch, năm 2021, ĐHQG TP HCM vẫn tổ chức 2 đợt thi, đợt 1 vào ngày 28-3 và đợt 2 dự kiến vào đầu tháng 7 (tùy thuộc thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021). Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021, ngoài các địa phương như năm 2020, ĐHQG TP HCM dự kiến tổ chức thêm điểm thi tại Tây Nguyên.
Các trường ĐH đã công bố thông tin tuyển sinh năm 2021 như Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, Trường ĐH Công nghệ TP HCM, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM thông báo đều sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM để xét tuyển.
Mở thêm nhiều ngành học mới
Tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF), năm 2021, trường dự kiến mở tuyển sinh 5 ngành học mới gồm bất động sản, tài chính quốc tế, báo chí, tâm lý học, thiết kế đồ họa. Thông tin từ trường cho biết, năm 2021, trường dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức xét tuyển, gồm: xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức năm 2021, xét tuyển học bạ (xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét tuyển học bạ 5 học kỳ)
Đại diện Trường ĐH Công nghệ TP HCM cho hay trong 50 ngành đào tạo được trường tuyển sinh năm 2021 thuộc các nhóm ngành khoa học sức khỏe, kỹ thuật - công nghệ, kinh tế - quản trị, khoa học xã hội & nhân văn, kiến trúc - mỹ thuật ứng dụng, sinh học - môi trường - nông lâm, ngoại ngữ, luật có 5 ngành mới, gồm: robot & trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu (thuộc nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ), quản trị nhân sự (thuộc nhóm ngành kinh tế - quản trị), quan hệ công chúng, quan hệ quốc tế (thuộc nhóm ngành khoa học xã hội). Ngoài ra, trường dự kiến mở thêm 2 ngành mới thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe là kỹ thuật xét nghiệm y học, điều dưỡng.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết kỳ tuyển sinh trường mở mới 5 chuyên ngành đào tạo, gồm: chuyên ngành robot và hệ thống điều khiển thông minh (thuộc nhóm ngành tự động hóa), chuyên ngành quản lý đô thị thông minh và bền vững (thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin), ngành kỹ thuật hóa phân tích, chuyên ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên (thuộc nhóm ngành quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên), logistics và quản lý chuỗi cung ứng (thuộc ngành quản trị kinh doanh), chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực.
Khuyến khích thi theo nhóm trường
PGS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho hay đối với các trường có yêu cầu bài thi riêng để đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường hoặc tổ chức các trung tâm khảo thí độc lập.
Điểm chuẩn dự kiến các ngành học của ĐH Bách khoa Hà Nội ĐH Bách khoa Hà Nội vừa đưa ra dự báo điểm chuẩn các ngành đào tạo đại học chính quy năm học 2020-2021. Ảnh minh họa Mức điểm trúng tuyển dự kiến như sau: Trong đó, các mã xét tuyển có chữ x ở cuối (VD: BF1x, CH1x, IT1x...) sử dụng tổ hợp A19 và A20 (kết hợp bài kiểm tra tư duy...