Tuyển sinh 2021: Hiểu rõ xu hướng dịch chuyển nhân lực
Mùa tuyển sinh 2021 – 2022 mới chỉ bắt đầu bằng việc các trường xét tuyển đợt 1 phương thức xét học bạ THPT.
Tư vấn tuyển sinh tại Trường CĐ Du lịch Sài Gòn. Ảnh: CT
Ghi nhận ban đầu ở nhiều trường cho thấy, xu hướng lựa chọn ngành nghề của thí sinh vẫn tập trung phần lớn ở các ngành hot.
Ngành hot vẫn là ưu tiên số 1
Năm nay, các trường thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ sớm hơn năm trước, từ đầu tháng 3. Đến thời điểm này ghi nhận từ các trường cho thấy số lượng hồ sơ nộp về chưa nhiều. Đáng chú ý, trong số hồ sơ nộp về, phần nhiều thí sinh chọn các ngành đang hot.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt đầu tới ngày 25/4. Thời điểm này hồ sơ nộp về chủ yếu vẫn ở các ngành thuộc thế mạnh của trường như: Công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin (CNTT), quản trị kinh doanh, quản trị du lịch lữ hành & khách sạn.
Theo ThS Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI), trường thu nhận được hơn 100 hồ sơ mỗi ngành. Nhóm ngành điện tử, công nghệ chế tạo máy, khoa học chế biến món ăn, khoa học dinh dưỡng đạt khoảng 40 – 50 hồ sơ/ngành.
“Hiện mới là giai đoạn bắt đầu của mùa tuyển sinh nên cũng không tránh khỏi tình trạng thí sinh cân nhắc, nghiên cứu kỹ cho các lựa chọn ngành nghề. Xét về thời điểm so với năm ngoái, xu hướng chọn ngành, chọn nghề và hồ sơ nộp xét tuyển về trường không có nhiều thay đổi, tập trung vào một số ngành nhất định” – ThS Sơn cho biết.
Tương tự, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sau hơn 1 tháng thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ, số hồ sơ nộp về lác đác, nhưng cũng thể hiện rõ xu hướng chung của thí sinh là chọn ngành học có tiếng tên gọi “sang chảnh”, thời thượng như: Nhóm ngành y, dược, quản trị kinh doanh, marketing, quản trị khách sạn, thương mại điện tử.
Ở Trường ĐH Gia Định, theo ThS Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu trưởng nhà trường, nhóm ngành Quản trị kinh doanh, CNTT, Quản trị khách sạn, Marketing, Ngôn ngữ Anh chiếm tới 68,3% hồ sơ trường thực nhận. Đây cũng chính là nhóm ngành nghề thế mạnh đào tạo của nhà trường trong nhiều năm qua.
Video đang HOT
Giờ học theo nhóm của sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Có lượng hồ sơ cao nhất hiện nay sau hơn 1 tháng thu nhận là Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF), với hơn 1.500 hồ sơ. Ngành quản trị kinh doanh: 253 hồ sơ, marketing 230 hồ sơ, kinh doanh quốc tế 195 hồ sơ, logistics và quản lý chuỗi cung ứng 187 hồ sơ.
Đánh giá sơ lược về số lượng hồ sơ, cũng như nhóm ngành nghề mà thí sinh chọn lựa xét tuyển ngay nguyện vọng đầu tiên vào các trường, ông Trần Anh Tuấn – chuyên gia tư vấn hướng nghiệp nhìn nhận xu hướng chọn ngành của thí sinh vẫn theo khuynh hướng thực dụng.
“Nhìn vào nhóm ngành nghề mà thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường rõ ràng không có nhiều thay đổi. Nhóm ngành nghề kinh tế, dịch vụ cùng một số ngành đón đầu xu thế công nghệ vẫn chiếm ưu thế. Đây là điều có thể hiểu, khi nhu cầu nhân lực của nhóm ngành trên được dự báo vẫn khan hiếm.
Tuy nhiên, thí sinh cần hết sức lưu ý, bởi ngoài yếu tố cạnh tranh khốc liệt (nhiều hồ sơ nộp), việc nhiều trường có chung một khối nhóm ngành thế mạnh na ná, tương đồng nhau theo thời gian sẽ dẫn đến sự bão hòa. Vì vậy, chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, mong muốn của gia đình nhưng thí sinh vẫn cần cân nhắc đến yếu tố thị trường nhân lực giai đoạn tới để có lựa chọn đúng đắn cho mình” – ông Tuấn chia sẻ.
Xu hướng nhân lực sẽ dịch chuyển theo hướng nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, trong bối cảnh và thời điểm nào, nhóm ngành Kinh tế luôn giữ vững vị trí của mình, bởi mọi hoạt động kinh tế (cả nhân lực ngành này) sẽ không thể co cụm và bão hòa.
Thực tế, trong vài năm trở lại đây, khi hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một tăng trưởng và dòng vốn đầu tư quốc tế chảy vào ồ ạt, doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài đến Việt Nam làm ăn ngày một nhiều hơn, nhu cầu lao động liên quan đến kinh tế đầu tư, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại và logistics – quản lý chuỗi cung ứng cũng tăng lên mạnh mẽ.
“Điều này lý giải vì sao nhiều năm qua nguồn nhân lực nhóm ngành kinh tế vẫn luôn rất “khát”, sinh viên ra trường gần như được thị trường lao động tiếp nhận hết. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, sự bùng nổ của thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính – ngân hàng đã mở ra những cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng đối với lĩnh vực này.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Tuy nhiên, một xu hướng mà ngày nay người học rất cân nhắc là sự thắng thế của tài chính công nghệ Fintech so với các nền tảng tài chính truyền thống. Đây là một xu hướng nhân lực mới đầy triển vọng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng bùng nổ”- PGS.TS Quốc Bảo đánh giá.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia tuyển sinh, việc hàng loạt trường đại học ưu tiên chỉ tiêu và mở thêm nhóm ngành công nghệ, dịch vụ, sức khỏe trong thời gian gần đây nhằm bắt kịp đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động. Trong đó, các ngành liên quan công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), truyền thông số… được kỳ vọng mở ra xu hướng mới thay đổi nguồn nhân lực và thị trường lao động cần chất lượng hơn số lượng.
Trao đổi về xu thế nguồn nhân lực trong tương lai, ông Đỗ Thanh Vân – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM dự đoán xuất phát từ chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ… các ngành nổi bật thuộc lĩnh vực kinh doanh – thương mại – kế toán – tài chính sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong thời gian tới.
Do đó, nhân lực nhóm ngành kinh doanh – thương mại – kế toán – tài chính vẫn sẽ là nhóm dẫn đầu trong việc ‘hút” người học và người làm.
“Tại TPHCM, nhu cầu nhóm ngành trên trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ rất cao. Nhóm ngành thương mại cần 39.000 người/năm; nhân lực ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (logistics) cần 15.000 người/năm; ngành dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin: 15.000 người/năm; nhóm ngành tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm: 12.000 người/năm; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và phát triển cần 9.000 người/năm. Vì vậy, không khó hiểu khi các trường vẫn đang mở và tuyển sinh đào tạo các nhóm ngành trên” – ông Vân nói.
TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM nhìn nhận: Nghề “hot”, ngành thời thượng, trường tốp đầu là những tiêu chí quan trọng mà tất cả thí sinh sẽ lưu tâm và chọn lựa để đăng ký xét tuyển vào đại học. Tuy nhiên, không phải lúc nào những lựa chọn ngành học “hot”, thời thượng cũng đúng đắn nếu như nó không thực sự phù hợp với khả năng, đam mê và học lực của từng thí sinh.
Trường đại học chuyển hướng đào tạo liên ngành, xuyên ngành
Năm 2021, hàng loạt trường ĐH chuyển sang đào tạo theo hướng liên và xuyên ngành, tích hợp các lĩnh vực khác nhau trong cùng một ngành đào tạo. Những ngành học này không chỉ mới lạ về tên gọi mà cả chương trình học, bằng cấp.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM năm 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Tạo ra một lực lượng lao động kiểu mới
Trong phương án tuyển sinh năm nay, điểm đáng chú ý của nhiều trường là sự xuất hiện của nhiều ngành học mới với tên lạ. Tên các ngành học này đều có xu hướng dài và có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Năm 2021, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có 6 ngành mới, trong đó có quản trị kinh doanh thực phẩm, kinh doanh thời trang và dệt may. Theo thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông trường này, đây là 2 ngành có tính chất liên ngành.
Trong đó, kinh doanh thời trang và dệt may trang bị kiến thức của các lĩnh vực kinh tế, quản lý, thời trang và dệt may giúp người học trở thành một nhà kinh doanh trong lĩnh vực trên. Trong khi đó, ngành quản trị kinh doanh thực phẩm chuyên đào tạo các nhà quản lý cho doanh nghiệp kinh doanh và chế biến thực phẩm. Sinh viên 2 ngành này sẽ học 3 năm rưỡi và nhận bằng cử nhân.
Quản lý đô thị thông minh bền vững cũng là ngành mới có tính liên ngành được tuyển sinh tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trong năm nay. Ngành học này là sự kết hợp các nhóm kiến thức liên quan đến môi trường, quản lý và công nghệ thông tin.
Trước đây, theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, một số ngành của trường này cũng được mở theo hướng xuyên ngành với sự kết hợp nhiều khối kiến thức trong cùng lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật như: robot và trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử. Các ngành này là sự kết hợp giữa cơ khí, tự động hóa và công nghệ thông tin.
Cũng theo xu hướng liên ngành, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm nay có nhiều chuyên ngành mới như: du lịch số, kinh tế số, tin - sinh học, công nghệ tài chính... Tất cả các ngành này đều là xu hướng tích hợp giữa 2 lĩnh vực ngành nghề có liên quan với nhau để tạo ra một lực lượng lao động kiểu mới.
Trước đó, từ năm 2019, một số trường khác cũng đã có ngành mới được mở theo hướng này. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội có ngành quản trị thông tin và Việt Nam học (dành cho người Việt Nam). Trường ĐH Hà Nội có ngành truyền thông đa phương tiện - kết hợp giữa truyền thông và công nghệ thông tin. Trường ĐH Kinh tế quốc dân có ngành kinh doanh số, cũng là khoa học liên ngành công nghệ thông tin, kinh doanh và phân tích dữ liệu.
Năm ngoái Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội cũng tuyển sinh nhiều ngành theo hướng này như: quản lý phát triển đô thị và bất động sản, kỹ thuật điện tử và tin học, khoa học thông tin địa không gian, công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường...
Đáp ứng nhu cầu nhân lực
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân nhìn nhận xu hướng đào tạo ĐH liên ngành đang tăng lên trong thời đại kỷ nguyên số để đáp ứng nhu cầu lao động mới. Ở đó kỹ sư các khối ngành kỹ thuật khi tham gia vào thị trường lao động đòi hỏi phải có sự giao thoa của nhiều ngành nghề khác nhau.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết trường có một số ngành đào tạo trang bị đồng thời nhiều kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật cho sinh viên như: hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng, quản lý và khai thác hạ tầng, robot và trí tuệ nhân tạo... Theo ông Dũng, thực tế các thiết bị và công trình không tồn tại đơn lẻ mà tích hợp nhiều lĩnh vực, đòi hỏi kỹ sư làm việc phải tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực. Do vậy, người học ra trường sẽ nhanh chóng thích ứng với công việc, đơn vị sử dụng cũng đỡ tốn công đào tạo bổ sung.
Tuy nhiên, theo ông Dũng: "Mặc dù liên ngành nhưng chương trình đào tạo vẫn phải đảm bảo tối thiểu 53% kiến thức các môn cơ sở ngành và chuyên ngành chính. Bởi trong thời đại kỷ nguyên số mọi thứ thay đổi nhanh chóng, ngành nghề mới ra đời và mất đi liên tục thì người học vẫn kịp thời thích ứng với sự thay đổi đó".
Ngành mới theo hướng liên ngành tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng tương tự. Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa cho biết trong ngành mới liên ngành sẽ có một lĩnh vực chính và một lĩnh vực phụ. Chẳng hạn, ngành quản trị kinh doanh thực phẩm sẽ gồm 70% kiến thức về công nghệ thực phẩm, phần còn lại về quản trị kinh doanh.
Còn tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết năm nay trường sẽ triển khai đào tạo liên ngành theo hướng song ngành. Theo đó, sinh viên ngành chính sau khi hoàn tất bằng 1 có thể học để tích lũy thêm kiến thức để nhận bằng thứ 2 - ngành thứ 2 có sự tích hợp giữa cả 2 ngành. Chẳng hạn, sinh viên ngành công nghệ thông tin học đủ 150 tín chỉ được cấp bằng kỹ sư ngành này, sau đó nếu hoàn thiện trên 50 tín chỉ các học phần có liên quan đến du lịch, sẽ nhận thêm bằng cử nhân du lịch số.
"Đây chưa phải là những ngành mới mà thực chất là hình thức đào tạo song ngành, cách để thử nghiệm hướng đào tạo mới liên ngành", tiến sĩ Lưu chia sẻ.
Tên gọi ngành đào tạo được quy định ra sao ?
Thông tư 22/2017 của Bộ GD-ĐT quy định về mở ngành đào tạo trình độ ĐH ghi rõ, tên ngành đăng ký đào tạo cần có trong danh mục giáo dục đào tạo theo quy định. Trường hợp ngành đăng ký chưa có trong danh mục này, cơ sở đào tạo phải làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này (trong đó có ít nhất 2 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 2 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo). Ngành đăng ký phải phù hợp với nhu cầu xã hội và người học, yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước; phù hợp chức năng, nhiệm vụ của nơi đào tạo.
Đào tạo theo đặt hàng: Liệu có lạm dụng? Trong Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021 (gọi tắt là dự thảo) ngoài việc cho thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng online và được thay đổi 3 lần thì điểm mới đáng chú ý là đăng ký đào tạo theo đơn đặt hàng. Quy định này nhằm mục tiêu giải quyết nhu...