Tuyển sinh 2021: Chọn ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn, chọn khó khăn?
Đứng top đầu về sức hấp dẫn lẫn triển vọng nghề nghiệp nên Công nghệ thông tin, Tài chính, Y Dược… luôn là những ngành hot hấp dẫn teen và cha mẹ mỗi mùa tuyển sinh.
Vậy tương lai nào cho chúng mình khi ngược dòng trending để chinh phục ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, với những môn học “bị đồn” là ít phải tư duy, chỉ cần học thuộc lòng và chăm chỉ?
THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM PHONG PHÚ VÀ CẠNH TRANH KHÔNG THUA KÉM
Mới chỉ nghe tên ngành hẳn nhiều teen đã lắc đầu ngán ngẩm, cho rằng học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) tức là thanh xuân sẽ gắn liền với những môn thách thức khả năng học thuộc lòng như Văn, Sử, Triết… Không thể phủ nhận đây là những bộ môn cơ bản của nhóm ngành khối Xã hội, nhưng bạn biết không, chính những tiết học này sẽ giúp chúng mình mở rộng được kiến thức nền, trau dồi phương pháp luận, kỹ năng chuyên môn cũng như tạo dựng nền văn hóa cơ sở tốt…
Học KHXH&NV cũng đòi hỏi tư duy, phân tích, biết cách đánh giá và xâu chuỗi kiến thức để hiểu và nhớ được lâu hơn. Cơ hội nghề nghiệp cho nhóm ngành này cũng ngày một mở rộng, đa dạng và nhiều tiềm năng phát triển hơn như Báo chí, Truyền thông, Du lịch, Nghiên cứu văn hóa…
Cả nước hiện có tới hàng trăm tờ báo và tạp chí, ngoài ra còn có hệ thống các đài phát thanh truyền hình trải dài từ Trung ương tới địa phương. Các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, huyện, xã cũng luôn cần tuyển dụng đội ngũ chuyên môn với trình độ cao. Vì vậy, sinh viên ngành Văn học – Báo chí, truyền thông có cơ hội việc làm rất rộng mở.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã giúp xóa tan khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia. Xu hướng của các công dân toàn cầu đó là xách ba lô lên và đi, khám phá để mở mang kiến thức và tiếp thu nhiều nền văn hóa. Ngành Du lịch theo đó cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn trong tương lai.
Tốt nghiệp cử nhân các chuyên ngành Du lịch, chúng mình có thể đảm đương các vị trí như: Nhân viên đại lý lữ hành, Nhân viên bán chương trình du lịch, Trợ lý điều hành tour, Quản lý bộ phận nghiệp vụ, Quản lý phòng điều hành và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều bạn trẻ không khỏi lo lắng ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, rủi ro nghề nghiệp sẽ tăng lên nên không dám lựa chọn. Tuy nhiên, dịch bệnh là điều không ai mong muốn và rất nhiều ngành nghề khác đều bị ảnh hưởng, không riêng gì các dịch vụ lữ hành. Bản thân các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng đã nỗ lực chuyển đổi hình thức kinh doanh, chủ động thích ứng và khôi phục hoạt động trong tình hình mới.
Cơ hội nghề nghiệp, tiềm năng phát triển vẫn luôn còn đó nếu chúng mình thật sự có khả năng, đam mê và kiên định với sự lựa chọn của bản thân thay vì quá để tâm đến vấn đề ngoại cảnh.
Không đơn giản là những môn học thuộc lòng, ngành KHXH&NV đòi hỏi teen phải tư duy và vận dụng nhiều kỹ năng mới có thể học tốt được các bộ môn luôn đó! Ảnh: Internet
Video đang HOT
KHÔNG CÓ NGÀNH NGHỀ HOT MÀ CHỈ CÓ NGƯỜI TẠO RA NGÀNH NGHỀ HOT
Trao đổi với báo chí, TS. Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (TP.HCM) cho rằng: “Nếu chúng ta làm cuộc phỏng vấn nhỏ với học sinh thì có lẽ hơn 50% sẽ muốn học về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ để dễ kiếm việc làm và có thu nhập. Công nghệ ngày nay phát triển rất nhanh và mạnh nhưng các sản phẩm công nghệ vẫn hướng tới mục tiêu làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Công nghệ không phân biệt được quốc gia này với quốc gia khác nhưng văn hóa sẽ phân biệt được vùng này với vùng khác, dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Yếu tố nhân văn vẫn là nền tảng”.
Nếu bạn nghĩ ai cũng đang chạy đua để chen chân vào các khối ngành Khoa học Tự nhiên, học KHXH&NV chỉ là đường cùng của những thí sinh thấp điểm, tương lai ít cơ hội nghề nghiệp thì xin lỗi nhé vì bạn đã sai lè. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM chỉ ra rằng, nhu cầu nhân lực qua đào tạo khối ngành KHXH&NV đến năm 2025 cần tới 16.200 người/ năm luôn đó! Cơ hội luôn luôn có nhưng quan trọng là chúng mình có dám lựa chọn và khẳng định bản thân hay không mà thôi.
Nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở khi học ngành KHXH&NV. Ảnh: Internet
Nếu đam mê các con số, tư duy logic và nghiên cứu khoa học kỹ thuật là những đặc điểm thường thấy của các bạn khối tự nhiên, thì những sinh viên học tập và làm việc trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng có những đặc điểm nhận diện rất riêng luôn đấy!
Đầu tiên phải kể đến khả năng về ngôn ngữ và diễn đạt tốt ý tưởng của mình. Với khả năng này, các bạn í có thể giải thích các quy trình, luật lệ, nguyên tắc một cách minh bạch, dễ hiểu và với sự kiên nhẫn hiếm có. Đó cũng là lý do sinh viên ngành KHXH&NV có thể chuyên tâm học Văn, học Sử một cách logic và có hệ thống chứ không phải “học vẹt, học tủ” như nhiều người nghĩ đâu nhé!
Ngoài ra, các bạn sinh viên ngành KHXH&NV cũng là những người thích sáng tạo, nghiên cứu và khám phá. Họ thường là những người thích trải nghiệm và luôn muốn làm đầy thêm vốn sống của mình với các kiến thức mới. Với nhiều môn học liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa xã hội nên các bạn í cũng là những người sống tình cảm, nhạy cảm, thiên về cộng đồng và biết truyền cảm hứng…
Giáo viên dạy môn tích hợp thế nào ở lớp 6?
Năm học 2021-2022, chương trình, sách giáo khoa từ lớp 6 tích hợp các đơn môn thành 2 tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, vậy giáo viên sẽ dạy thế nào?
Từ năm học 2021-2022 tới, các môn học Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa sẽ tích hợp thành hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Điều này khiến nhiều giáo viên lo lắng việc dạy học bị xáo trộn vì các thầy cô quen với việc dạy và được đào tạo đơn môn.
Thiết kế theo chủ đề
Làm rõ hơn về dạy tích hợp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ninh, Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 6 bộ sách Cánh Diều cho biết, trong sách giáo khoa mới bộ môn Khoa học xã hội, kiến thức 2 môn học có phần giao nhau nhưng vẫn đảm bảo từng phân môn.
Xuyên suốt chương trình Lịch sử và Địa lý ở bậc THCS có 4 chủ đề tích hợp, bao gồm: Phát kiến địa lý - đô thị trong lịch sử; đồng bằng sông Hồng; đồng bằng sông Cửu Long; chủ quyền biển đảo. Bốn chủ đề tích hợp trên được thiết kế từ lớp 7 đến lớp 9, còn lớp 6 mới chỉ dừng lại ở 2 phân môn.
Trong đó, chủ đề quyền biển đảo trong chương trình mới không chỉ là các kiến thức về biển đảo mà còn là mạch kiến thức về chủ quyền Việt Nam nhằm xác định vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam, giáo dục học sinh về tinh thần yêu nước.
Còn môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề, gồm: Chất và sự biến đổi của chất; vật sống; năng lượng và sự biến đổi, Trái đất, bầu trời.
Giải pháp dạy học mà các tác giả đưa ra là, mỗi giáo viên môn Địa lý được bồi dưỡng thêm 20 tín chỉ môn Lịch sử và ngược lại; bồi dưỡng đủ 20 tín chỉ sẽ đảm bảo dạy được môn tích hợp. Nếu giáo viên chưa được bồi dưỡng đủ tín chỉ thì có thể thực hiện linh hoạt tại các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục.
Giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Lịch sử - Địa lý thì hoàn toàn có thể dạy môn học tích hợp. Nếu không, thực tiễn Lịch sử và Địa lý là hai phân môn thì 2 giáo viên vẫn thực hiện và nhà trường có cơ chế thống nhất đánh giá môn học cho học sinh. Vì đây là một môn học, chỉ có một đầu điểm.
Sách giáo khoa lớp 6. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên bộ môn Khoa học tự nhiên của một bộ sách, nói rằng, từ khi làm chương trình, các tác giả đã chọn cách tích hợp ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông.
Ví dụ, nội dung chủ đề "Chất và sự biến đổi của chất" không thuần túy Hóa học, tác giả thiết kế để giáo viên dạy môn này cảm thấy thuận lợi nhất. Mạch "Vật sống" cũng không thuần túy Sinh học vì gắn kết cả kiến thức khác vào.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, thực tiễn thử nghiệm dạy tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm cho thấy, việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống. Ngoài ra, có thể lược bỏ kiến thức trùng lặp ở nhiều môn, giảm tải chương trình.
Về lâu dài, để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường sư phạm được giao nhiệm vụ mở mã ngành mới là đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp.
Trước mắt, Bộ GD&ĐT có 9 module tập huấn giáo viên, đang trong quá trình tập huấn đến hết module 3, bàn về nội dung và phương pháp dạy của các môn học. Tác giả, chuyên gia các bộ sách trực tiếp tập huấn cho giáo viên địa phương. Ngoài ra, Bộ cũng thiết kế chương trình bồi dưỡng đại trà cho giáo viên phổ thông theo nguyên tắc bồi dưỡng chéo.
Mơ hồ dạy và kiểm tra đánh giá
Cô Nguyễn Thị Minh Phương, Trường THCS Đông Hà, (Chợ Mới, Bắc Kạn) được phân công đảm nhận dạy học hai môn Toán và Lý trong năm học tới.
Cô hiểu rằng, tích hợp là dạy theo từng chủ đề, đi từ thấp đến cao, từ nguyên lý đến khái niệm; nội dung nào có sự trùng lặp sẽ tích hợp để vừa giảm tải kiến thức, vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng thể tốt hơn. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế triển khai sẽ phát sinh nhiều khó khăn. Trước mắt, do chưa có giáo viên chuyên Khoa học tự nhiên nên hai hoặc ba giáo viên cùng dạy môn học này.
Là giáo viên Toán, khi chuyển sang dạy tích hợp, cô Phương lúng túng vì chưa hình dung ra bản thân sẽ dạy học thế nào, soạn giáo án ra sao, kiến thức bồi dưỡng tập huấn môn Vật lý không nhiều.
Cô cho rằng, một giáo viên dạy ba môn rất khó, ngoài các đòi hỏi về kiến thức, chuyên môn thì mỗi người lại có những đam mê riêng. Giáo viên chỉ có thể giỏi một môn, một lĩnh vực, không thể giỏi toàn diện. Giá như trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, giáo viên được đào tạo bài bản đáp ứng cả ba lĩnh vực Hoá, Lý, Sinh thì việc dạy học sẽ tốt hơn, trách nhiệm giáo viên trên lớp cao hơn thay vì kiêm nhiệm như năm học tới.
Trường THCS Nông Hạ (Chợ Mới, Bắc Kạn).
Thầy Nguyễn Quốc Ngọc cho biết, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có ba phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lý, Sinh học, Hóa học được sắp xếp theo trình tự thời gian chi tiết.
Theo đó, lớp 6: Hóa học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%). Lớp 7: Hóa học (24%) - Vật lý (28%) - Sinh học (38%). Lớp 8: Hóa học (31%) - Vật lý (28%) - Sinh học (31%). Lớp 9: Vật lý (30%) - Hóa học (31%) - Sinh học (29%). Như vậy, ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi năm học.
Thầy băn khoăn, học sinh lớp 6 sẽ học 3 phần gồm Hóa học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%); Hóa học sẽ được ở dạy nửa đầu học kỳ I, Sinh dạy nửa cuối học kỳ I còn môn Lý sẽ được dạy nửa cuối học kỳ II.
Tuy nhiên, Khoa học tự nhiên chỉ có duy nhất một điểm trung bình bộ môn, lại do 3 giáo viên dạy, mỗi giáo viên lại có một sổ điểm đánh giá riêng biệt. Vậy thì có một môn học mà 3 giáo viên dạy, 3 quyển sổ điểm, 3 kế hoạch giảng dạy (giáo án) khác nhau, giáo viên nào chịu trách nhiệm cộng điểm của 3 môn cho học sinh, giáo viên nào chịu trách nhiệm đưa điểm lên phần mềm? Giáo viên nào chịu trách nhiệm về chất lượng môn học? Theo thầy Ngọc, cần làm rõ khâu này để giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ trong quá trình giảng dạy.
Đề thi mẫu vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021 ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa giới thiệu bộ đề thi mẫu kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021. Ảnh minh họa Thí sinh xem đề thi mẫu và đáp án 3 môn tại http://flss.vnu.edu.vn/tin-tuc/de-thi-mau-ky-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-thpt-chuyen-ngoai-ngu-nam-2021 Đề thi môn Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 61 câu hỏi (60 câu trắc nghiệm và một...