Tuyển sinh 2020: Sư phạm vẫn chưa có bất ngờ
Sinh viên học ngành sư phạm ngoài được hỗ trợ học phí thì từ năm học 2020 – 2021 còn được hỗ trợ sinh hoạt phí.
Tuy vậy, mong đợi của xã hội là với sự “kích cầu” của chính phủ, sư phạm sẽ tạo ra được bất ngờ trong mùa tuyển sinh năm nay nhưng thực tế, không phải như vậy.
Sáng nay, 12/12, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị giáo dục Đại học (GDĐH) bằng hình thức trực tuyến.
Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT cho biết tính đến thời điểm hiện tại, tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước đã đạt được gần 90%. Tỷ lệ này cao hơn các năm học trước.
Kết quả Tuyển sinh các hình thức đào tạo năm học 2019 – 2020. Nguồn: Bộ GD&ĐT
Tuy nhiên, đối với nhóm ngành đào tạo sư phạm, bà Thủy cho biết tỷ lệ mới đạt 50% so với chỉ tiêu.
Đánh giá về tuyển sinh năm nay, Vụ trưởng Vụ GDĐH cho rằng cũng như những năm trước tuyển sinh ĐH tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cho thí sinh. Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, giảm chi phí đi lại và tăng cơ hội trúng tuyển.
Với phần mềm lọc ảo, đã giảm số thí sinh ảo, giảm chi phí tổ chức thi, giảm áp lực cho các trường.
Video đang HOT
Các trường ĐH đã chủ động tự chủ tuyển sinh, đa dạng các phương thức xết tuyển và chịu trách nhiệm trước xã hội về tuyển sinh.
Năm 2020 cả nước có 2 nhóm lọc ảo hỗ trợ cùng với phần mềm của Bộ là nhóm miền Bắc gồm 52 trường và nhóm miền Nam gồm 88 trường.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thu Thủy cũng cho hay bên cạnh đó, các trường vẫn còn “ỉ nại” vào Bộ GD&ĐT khi có các vấn đề phát sinh của thí sinh, các trường đều chuyển lên Bộ trong khi có rất nhiều vấn đề các trường có thể tự giải quyết.
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của cả nước, trong đó có ngành GD nói chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên công tác thi THPT và tuyển sinh đã được kịp thời điều chỉnh và thực hiện thành công.
Năm 2020, Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh; áp dụng CNTT triệt để trong tất cả các khâu; đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa số thí sinh ảo và kiểm soát tình trạng vượt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Đồng thời, đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo theo đúng quy định của pháp luật; minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh.
Kết quả thi THPT được hầu hết các cơ sở đào tạo sử dụng để tuyển sinh.
Phần mềm tuyển sinh đã phát huy tác dụng: thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất; và giúp cơ sở đào tạo thống kê, dự tính được thí sinh ảo để chủ động trong tuyển sinh. Hệ thống ổn định, không có hiện tượng nghẽn mạng.
Tuy nhiên, bà Thủy cho rằng các trường cũng cần xem xét về việc cân đối chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển. Dư luận băn khoăn về việc có trường dành chỉ tiêu nhiều cho phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Đề xuất đào tạo sinh viên sư phạm được thực hành như sinh viên ngành Y
Nhiều chuyên gia cho rằng, các trường đại học, cao đẳng ngành sư phạm nên áp dụng mô hình đào tạo như khối ngành Y, sinh viên vừa học, vừa thực hành liên tục.
Tại hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông sáng 10/11, TS Nguyễn Phú Chiến, Hiệu trưởng trường THCS Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, hiện giảng viên của các trường đại học, cao đẳng ngành sư phạm đa số là sinh viên có thành tích học tập giỏi được giữ lại trường để nghiên cứu, giảng dạy.
Tuy nhiên, đội ngũ này chưa có trải nghiệm dạy học thực tiễn ở bậc phổ thông. Do đó, khi đi dạy sinh viên sư phạm thì giảng viên khá yếu ở kinh nghiệm thực tiễn, đa phần là lý thuyết suông.
Ông dẫn chứng, như các trường đại học ở Nhật Bản, họ đều không giữ sinh viên giỏi ở lại để giảng dạy. Họ yêu cầu các ứng viên nếu muốn trở thành giảng viên thì phải có đủ thời gian giảng dạy và làm việc ở các trường phổ thông.
"Các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành sư phạm ở Việt Nam nên áp dụng mô hình đào tạo như khối ngành Y, sinh viên vừa học, vừa thực hành liên tục. Giảng viên muốn dạy tốt thì phải đủ kinh nghiệm thực tế dạy học ở phổ thông. Chỉ có như vậy chúng ta mới tạo ra thế hệ sinh viên sư phạm có chất lượng thật sự", ông Chiến đề xuất.
Dù một số cơ sở giáo dục đại học ngành sư phạm cho sinh viên tham gia vừa học vừa thực nghiệm. nhưng theo ông Chiến sinh viên mới chỉ tham gia với cương vị là khách mời, không thường xuyên đứng lớp như giáo viên cơ hữu, về mặt kinh nghiệm chắc chắn sẽ chưa đủ.
Muốn đào tạo được sinh viên giỏi th người đứng lớp cần có thời gian trải nghiệm làm giáo viên phổ thông thực thụ và đúng nghĩa trước khi trở thành giảng viên đại học sư phạm. Đó cũng là cách tốt nhất để tăng cường phối hợp, lồng ghép lý thuyết và thực hành các môn học.
TS Nguyễn Phú Chiến, Hiệu trưởng trường THCS Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: D.T)
Cũng theo ông Chiến, mỗi sinh viên sư phạm mới chỉ có thời gian 6-8 tuần kiến tập, thực tập trước khi tốt nghiệp đại học. Khoảng thời gian này quá ít, chưa đủ để sinh viên trau dồi kinh nghiệm và trải nghiệm. Vị chuyên gia này hy vọng các trường đại học nên liên kết với các trường phổ thông tốt hơn để ngoài những giờ lên lớp, sinh viên bắt buộc phải tham gia vào quá trình giảng dạy học sinh.
Đồng quan điểm, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc sinh viên sư phạm thực tập, kiến tập có 6-8 tuần là chưa đủ kinh nghiệm thực tế. Đây cũng là điểm khiếm khuyết trong việc đào tạo nói chung của một số trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Sinh viên phải được đào tạo trong tâm thế vừa học, vừa tác nghiệp ở trường phổ thông. Các trường sư phạm phải thiết kế chương trình đào tạo giúp cho sinh viên sớm tiếp cận với các trường phổ thông, ngay cả khi dạy môn học khoa học cơ bản từ năm nhất. Các môn học ở bậc đại học cần có nhiều hoạt động hơn nữa để sinh viên tiếp cận với phổ thông thường xuyên.
Việt Nam nổi tiếng về đào tạo bác sĩ. Bởi sinh viên ngành Y được đào tạo lâm sàng thường xuyên, gắn liền lý thuyết, được tiếp xúc với bệnh nhân, bệnh viện rất nhiều. Do đó, các sinh viên sư phạm cũng phải đắm mình trong môi trường phổ thông trong suốt 4 năm đại học.
Nhiều trường sư phạm đã khắc phục được một phần bằng mô hình liên kết, trao đổi giáo viên với các trường tư thục để cùng đào tạo sinh viên tốt hơn, tăng năng lực thực hành. "Tôi nghĩ mô hình này sẽ giúp giải quyết vấn đề sinh viên sư phạm thiếu năng lực thực tế", ông nói.
GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: D.T)
Vị giáo sư cho rằng, để làm được việc này phải đổi mới về tư duy. Thứ nhất, để tự thân các trường sư phạm xây dựng mô hình đưa sinh viên về gần hơn với các trường phổ thông sẽ tốn kém nên cần có sự đầu tư. Thứ hai, phải thay đổi cấu trúc kế hoạch đào tạo để sao cho sinh viên lúc xuống phổ thông lúc về giảng đường giống như sinh viên ngành Y. Đó cũng là cách để hé mở, giải quyết việc sinh viên ít kinh nghiện, khi ra trường bị lúng túng.
"Chúng ta phải dạy lý thuyết trong thực hành và dạy thực hành để học lý thuyết. Ví dụ ngành Y, dạy học về một bệnh lạ thì sinh viên sẽ được trực tiếp đến bệnh viện thăm khám, tìm hiểu bệnh lý và cách điều trị cho bệnh nhân ra sao...Thực hành luôn đặt ra tình huống cho lý thuyết, lý thuyết soi sáng cho thực hành", GS Chiến nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục việc đổi mới nội dung cần đi đôi với đổi mới phương pháp dạy và học. Bài toán đặt ra là làm sao để thay đổi được cách dạy, cách học của sinh viên, học sinh mới là điều cần chú trọng và tập trung phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, giáo dục đại học cần quan tâm đến bồi dưỡng giáo viên bậc phổ thông, bởi khi học sinh phổ thông thay đổi thì giáo dục đại học sẽ thay đổi theo, tuyển sinh đầu vào của giáo dục đại học là chất lượng học sinh phổ thông.
Theo Thứ trưởng Sơn, không chỉ coi sinh viên là trung tâm mà hãy coi sinh viên là chủ thể của quá trình đào tạo, dạy chỉ là phụ, học và tự học là chính. Muốn đổi mới cách dạy, cách học cho các sinh viên ngành sư phạm thì cần đặt các em vào bối cảnh thực tiễn, việc áp dụng phương pháp này sẽ là chuyển biến lớn trong việc đào tạo ra những lứa giáo viên phổ thông trong tương lai vừa hồng, vừa chuyên.
Điểm chuẩn Học viện Tòa án tăng so với năm ngoái Sáng 5.10, Học viện Tòa án công bố điểm chuẩn vào trường. Theo đó, điểm chuẩn cao nhất vào trường là 27,25 điểm. Ảnh minh họa Học viện Tòa án tuyển sinh duy nhất ngành Luật, điểm chuẩn dao động 21,1-27,25. Tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) đối với nữ miền Bắc cao nhất là 27,25 điểm, trong khi đó, tổ hợp D01...