Tuyển sinh 2020: Sẽ yêu cầu ngặt nghèo với trường tổ chức kỳ thi riêng
Nếu dự thảo quy chế tuyển sinh đại học phiên bản mới nhất được thông qua, các trường chỉ được tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh khi tuân thủ nhiều quy định ngặt nghèo, theo Bộ GD-ĐT là nhằm bảo đảm chất lượng thi.
Cán bộ Trường đại học Bách khoa tư vấn tuyển sinh – ẢNH LÊ ANH HOA
Một số trường đại học đang được Bộ GD-ĐT đề nghị góp ý kiến cho dự thảo quy chế tuyển sinh đại học. So với phiên bản đầu tiên Bộ GD-ĐT công bố ngày 20.1, phiên bản dự thảo mới đây có một số điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là xuất hiện một nội dung hoàn toàn mới quy định về bảo đảm chất lượng với các kỳ thi do các trường tổ chức riêng.
Nội dung này đưa ra nhiều quy định chi tiết, với các điều kiện ngặt nghèo, dành cho các trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh, bao gồm thi các môn văn hóa hoặc thi đánh giá năng lực hoặc hình thức thi khác hoặc kết hợp một số hình thức thi, mà theo nhiều trường, rất khó có cơ sở đào tạo đạt được.
Đủ năng lực tự chấm điểm ít nhất 75% bài thi
Theo đó, các trường muốn tổ chức thi riêng trước hết phải có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh. Có đủ nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức kỳ thi riêng, từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và tự luận hoặc ngân hàng câu hỏi tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá, thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi, đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên.
Lãnh đạo bộ phận chuyên trách phải có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan, trong đó có ít nhất một trong các lãnh đạo của bộ phận chuyên trách là người đã từng tham gia tổ chức các kỳ thi có tầm quan trọng với quy mô lớn hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên của một trong các chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành quản lý giáo dục và đã có kinh nghiệm trong công tác khảo thí hoặc quản lý đào tạo.
Video đang HOT
Trường phải có đủ cán bộ cơ hữu tham gia xây dựng cấu trúc đề thi, câu hỏi và ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận, cán bộ thẩm định nội dung câu hỏi và cán bộ thử nghiệm câu hỏi và đề thi; hoặc có đủ cán bộ có hiểu biết về tâm trắc, tâm lý học (nếu trường tổ chức đánh giá chỉ số thông minh và các trí tuệ khác) để tham gia phát triển ngân hàng câu hỏi ở các bước theo quy định.
Có đủ cán bộ cơ hữu có năng lực về đo lường và đánh giá trong giáo dục để làm nhiệm vụ đánh giá, thẩm định các đặc tính của câu hỏi (độ khó, độ hiệu lực, độ phân hóa) và tạo lập các đề tương đương theo dạng thức đã công bố.
Có đủ cán bộ chấm thi cho mỗi nội dung thi đối với thi tự luận, trong đó số cán bộ cơ hữu của trường phải đủ để đảm bảo tối thiểu 75% khối lượng chấm thi và các cán bộ được mời tham gia chấm thi phải có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, có hợp đồng ràng buộc và phân định trách trách nhiệm rõ ràng. Đối với các dạng thi trắc nghiệm, phải thực hiện chấm thi bằng máy.
Có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu để sử dụng các thiết bị tin học và các thiết bị khác (nếu có) phục vụ cho việc tổ chức thi và chấm thi.
Ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn để làm được ít nhất 10 đề thi độc lập
Trường phải xây dựng được cấu trúc đề thi phù hợp cho tuyển sinh đại học; công bố trước khi thí sinh đăng ký dự thi ít nhất là 15 ngày. Nội dung các câu hỏi thi đánh giá được các năng lực cốt lõi để học tập ở bậc đại học của thí sinh, không vi phạm pháp luật và các thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam, trong đó nội dung các câu hỏi để đánh giá trình độ văn hóa phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông.
Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và tự luận hoặc ngân hàng câu hỏi tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi, trong đó số câu hỏi chuẩn hoá phải đủ để xây dựng được ít nhất 10 đề thi độc lập cho mỗi môn thi hoặc bài thi; số câu hỏi tự luận đủ để xây dựng được ít nhất 10 đề thi độc lập.
Có giải pháp đảm bảo sự tương đương của các đề thi. Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được quản lý bằng phần mềm chuyên dụng để xây dựng các đề thi theo hình thức rút ngẫu nhiên, tự động đúng với cấu trúc đề thi đã được phê duyệt.
Các câu hỏi cần phải được thử nghiệm. Đối với bài thi dạng trắc nghiệm, các câu hỏi trắc nghiệm phải xác định rõ độ khó, độ giá trị và độ phân biệt; đối với bài thi dạng tự luận, phải xác định được sự phù hợp của thang điểm theo từng nội dung trong câu hỏi.
Đối với bài thi dạng đánh giá chỉ số thông minh hoặc các trí tuệ khác phải tuân thủ chặt chẽ các bước, thực hiện việc so chuẩn, xây dựng thang đo theo đúng quy trình khoa học. Các bài thi đánh giá chỉ số thông minh hoặc các trí tuệ khác phải được sử dụng cùng với ít nhất một nội dung đánh giá năng lực học tập khác.
Phải thực hiện quy trình để đảm bảo đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi được bảo mật trước, trong và sau khi thi; phải công bố đề thi mẫu hoặc đề thi minh họa trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Theo Bộ GD-ĐT, chậm nhất ngày 10.5 Bộ sẽ chính thức ban hành quy chế tuyển sinh.
Từ lời cảnh báo phần mềm Zoom, 'lời giải' nào cho dạy trực tuyến?
Câu chuyện 500.000 tài khoản đã bị rò rỉ thông tin cá nhân khi sử dụng phần mềm Zoom để dạy học online, làm việc trực tuyến là lời cảnh báo không thể xem thường.
Giáo viên sử dụng công nghệ tương tác trực tuyến với học sinh - Bảo Châu
Thế nhưng không dùng Zoom thì giáo viên sẽ dùng phần mềm nào? Và hiện nay vẫn còn nhiều thầy cô sử dụng phần mềm này vì giao diện dễ dùng, vì nó miễn phí... Nếu dùng những phần mềm tốt hơn có thể phải trả một mức phí nhất định. Chưa kể, nếu các ứng dụng đó yêu cầu người học đăng ký và cũng phải trả phí thì chưa chắc phụ huynh đồng ý cho con mình tham gia.
Bên cạnh khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm giảng dạy hiệu quả, thầy cô giáo còn gặp nhiều trở ngại khác khi bắt tay vào việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua.
Máy tính cũ kỹ, mạng chập chờn
Một thực tế hiện nay là nhiều giáo viên sử dụng máy tính cũ kỹ, lỗi thời, không đáp ứng cho việc dạy trực tuyến. Trước đây dùng máy tính chỉ cần đọc được văn bản là tốt rồi, nhưng giờ thì âm thanh phải nghe rõ, chất lượng hình ảnh, video phải chuẩn. Nhiều học sinh phàn nàn "thầy ơi thầy viết bảng con nhìn không thấy rõ", "cô ơi micro rè quá", "mạng lag quá con bị out rồi"... Để có thêm những tính năng mới, thầy cô còn phải sắm thêm webcam, micro, bút cảm ứng viết bảng điện tử...
Gói cước internet dùng trong gia đình dễ bị nghẽn mạng khi dạy một lớp 30 đến 45 học sinh, hoặc có thể hơn. Sự quá tải đó buộc thầy cô phải gắn thêm ram, card màn hình cho máy tính,... hoặc mua trả góp laptop mới để phục vụ cho việc dạy trực tuyến. Nếu không muốn lỡ một năm học thì dứt khoát phải chạy đua. Vô hình chung toàn ngành giáo dục đang tạo áp lực lên vai đội ngũ thầy cô, tạo sự bất bình đẳng giữa học sinh các tỉnh, thành...
Cần sự đồng bộ
Học online là xu hướng phát triển, mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên làm gì cũng cần đồng bộ, trên nền tảng xây dựng vững chắc. Hiệu quả chỉ đến khi có được sự đầu tư chiến lược, chứ làm gì có chuyện "nước lã mà vã nên hồ".
Sau hơn 2 tháng cho học sinh nghỉ học, những giải pháp hỗ trợ của Bộ GD-ĐT cho việc dạy học trực tuyến chất lượng, hiệu quả đã đến tay giáo viên chưa, phần mềm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng có đáp ứng đủ điều kiện dạy học chưa, bao nhiêu trường học trên cả nước được thụ hưởng, lấy điểm thế nào khi dạy online... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Học trực tuyến để rồi vẫn làm bài thi trên giấy, thi trắc nghiệm nhưng vẫn yêu cầu có phần tự luận khi kiểm tra định kỳ... Chúng ta phải thấy rằng mô hình dạy học trực tuyến của chúng ta chưa thể thay thế lớp học truyền thống. Đừng bắt 22 triệu học sinh "chưa học bò đã lo học chạy". Đừng để thầy cô gian nan để tìm một phần mềm dạy trực tuyến chất lượng, trong khi đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, chưa kể những hạn chế của thầy cô có tuổi khi tiếp xúc công nghệ thông tin. Và cả phụ huynh cũng bị kéo vào guồng máy xộc xệch này, phải cài app, mua máy in, dạy con học rồi gửi bài làm của con cho thầy cô giáo,...
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành đã thông báo tiếp tục cho học sinh nghỉ đến đầu tháng 5, trong khi một số ít tỉnh, thành đã cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại. Nếu tình hình khả quan thì học sinh sẽ đi học lại vào ngày 15.5. Khi đó, làm sao trong 2 tháng để học sinh "đuổi" cho kịp hết năm học trước ngày 15.7 như thông báo của Bộ GD-ĐT?
Lâm Vũ Công Chính (Giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM)
Thi hay không thi THPT quốc gia?: Lo học sinh bị động! Bộ GD-ĐT đã tính đến việc không tổ chức thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, khi một số trường ĐH công bố sẽ tổ chức thi để tuyển sinh thì các trường THPT và học sinh lại lo bị động vì không đủ thời gian chuẩn bị. Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Người dân vẫn đang chờ phương...