Tuyển sinh 2020: Áp dụng hình thức phỏng vấn để chọn trực tiếp thí sinh
Tuyển sinh đại học bằng hình thức phỏng vấn vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh trong mùa tuyển sinh năm 2020.
Phỏng vấn là hình thức tuyển sinh được áp dụng rộng rãi tại các nhiều trường đại học trên thế giới. Đối với nhiều trường đại học top đầu, phỏng vấn tuyển sinh là bắt buộc đối với các ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ.
Tại Việt Nam, hiện nay ngày càng có nhiều trường đại học áp dụng hình thức tuyển sinh thông qua phỏng vấn, bên cạnh hình thức tuyển sinh xét nguyện vọng qua Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nói về ưu điểm của hình thức phỏng vấn tuyển sinh, GS. Etienne Saur, Hiệu trưởng chính Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) cho biết: “Động lực đã được chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công trong học tập và công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên.
Việc gặp gỡ và trao đổi với thí sinh trong buổi phỏng vấn sẽ giúp Hội đồng đánh giá toàn diện thí sinh, về kiến thức, các kỹ năng như giao tiếp, tư duy cũng như động lực học tập, bên cạnh kết quả điểm số thể hiện trong hồ sơ ứng tuyển.
Qua đó, Nhà trường cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng và kế hoạch phát triển của sinh viên để có thể đồng hành, hỗ trợ các em tốt hơn trong quá trình học tập sau này.”
Không khí cởi mở trong một buổi phỏng vấn tuyển sinh tại USTH
Theo GS. Etienne Saur, năm 2020, USTH (Đại học Việt Pháp) tổ chức 5 đợt tuyển sinh trực tiếp thông qua phỏng vấn, trong đó có 4 đợt trước kỳ thi THPT Quốc gia. 80% chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học của Trường sẽ được dành cho hình thức tuyển sinh này.
Video đang HOT
Thí sinh ở tỉnh xa Hà Nội có thể lựa chọn phỏng vấn trực tuyến thay vì đến phỏng vấn trực tiếp tại USTH.
Trong những năm gần đây, học sinh cấp 3 không còn e ngại thử sức mình trong những buổi phỏng vấn với Hội đồng tuyển sinh mà chủ động lựa chọn phương thức này để tận dụng thế mạnh của bản thân, gia tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.
Về lợi thế của hình thức tuyển sinh này với thí sinh, Nguyễn Hoàng Long, trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội đánh giá: “Hình thức tuyển sinh trước kỳ thi THPT Quốc gia thông qua phỏng vấn góp phần giảm tải áp lực tâm lý cho học sinh lớp 12. Mặc dù chưa thi đại học, học sinh đã có cơ hội được lựa chọn vào ngành học và trường đại học mình yêu thích. Khác với bài thi trên giấy, phỏng vấn cho phép thí sinh bộc lộ hết tiềm năng và khả năng của bản thân.”
Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp, thí sinh còn có thể tham gia phỏng vấn tuyển sinh trực tuyến
Cùng chung quan điểm với Hoàng Long, Hoàng Văn Đông, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương cho biết phỏng vấn giúp bạn chứng tỏ khả năng phản biện và tư duy logics, những điều khó thể hiện qua hình thức thi truyền thống.”
Không chỉ vậy, nhiều học sinh lớp 12 cũng bày tỏ phỏng vấn là cơ hội “vàng” để gặp gỡ Ban giám hiệu và giảng viên trường đại học mình ứng tuyển.
Nguyễn Duy Khánh, trường THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội, thí sinh vừa buổi phỏng vấn tuyển sinh tại USTH ngày 10/5 chia sẻ: “Trước đây, mình chủ yếu tìm hiểu về trường và ngành học mình đăng ký thông qua báo chí và mạng xã hội. Nhân buổi phỏng vấn, mình đã hỏi sâu hơn các thầy cô về những thắc mắc về chương trình đào tạo và nhận được những thông tin rất hữu ích. Nhờ những lời chia sẻ đó mình đã tự tin hơn vào sự lựa chọn của bản thân.”
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Có những nơi học bạ "rất long lanh" nhưng chưa chắc chất lượng đã cao
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 tổ chức ngày 8/5.
Theo đó, năm 2020, sau khi có phổ điểm tốt nghiệp THPT sẽ tiến hành đối sánh với học bạ. Điều này sẽ cho thấy chất lượng thực với chất lượng đánh giá của địa phương như thế nào.
Tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như 2019
Trao đổi về phương án tuyển sinh riêng mà một số trường đại học có dự định thực hiện, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây không phải việc dễ dàng với bất kỳ trường đại học nào, kể cả những trường đại học top đầu trong hệ thống. Theo Bộ trưởng GD&ĐT, tổ chức kỳ thi riêng "không phải muốn làm gì thì làm" mà phải tuân thủ theo quy định, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng. Thi cũng phải có chuẩn, ngân hàng câu hỏi; điều kiện tổ chức công khai và có sự giám sát.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh ngày 8/5.
"Chúng ta cũng sẽ tiến tới có các trung tâm khảo thí độc lập, tuy nhiên, phải có lộ trình dần từng bước. Còn hình thức phỏng vấn hay kiểm tra khảo sát thêm như thi năng khiếu để đánh giá thí sinh là quyền của nhà trường, Bộ rất khuyến khích", Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh.
Đối với việc các trường dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý quá trình chuyển đổi chất lượng điểm trong học bạ giữa các vùng miền rất khác nhau. Có những nơi học bạ "rất long lanh" nhưng chưa chắc chất lượng đã cao. Vì thế, những trường dành chỉ tiêu về học bạ phải rất chú ý.
"Năm nay, sau khi có phổ điểm tốt nghiệp THPT chúng ta sẽ tiến hành đối sánh với học bạ. Điều này sẽ cho thấy chất lượng thực với chất lượng đánh giá của địa phương như thế nào. Học bạ điện tử được áp dụng rộng rãi nên các trường có thể yên tâm, xã hội sẽ thực hiện giám sát điều này", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết, mục đích của kỳ thi là xét tốt nghiệp nhưng độ phân hóa đề thi vẫn có nên các trường đại học có thể sử dụng kết quả để xét tuyển. Ngày 7/5, Bộ GD&ĐT đã ban hành đề thi tham khảo, bước đầu được nhìn nhận đảm bảo các yêu cầu đặt ra, Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe để hoàn thiện đề thi chính thức.
"Tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như 2019, tạo bình yên cho xã hội, hứng khởi cho học sinh... Tôi mong rằng, cả hệ thống giáo dục đại học sẽ cùng nhau thực hiện" - Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh.
Tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như 2019.
Không nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh như năm 2019
Thông tin tại Hội nghị, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, quy chế tuyển sinh 2020 có một số điểm mới về tổ chức thi riêng, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sư phạm, sức khỏe được quy định chung cho các hình thức và loại hình đào tạo, không công bố trúng tuyển trước khi tốt nghiệp THPT. Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, năm nay Bộ quy định rõ với những ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển ít, không thể mở ngành, trường cần phải thông báo cho các bộ phận liên quan giải quyết, không nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh như năm 2019.
Đánh giá về quy chế tuyển sinh năm nay, GS Hồ Đắc Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng, quy chế đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước hết là đáp ứng được về pháp lý, tạo ổn định trong xã hội. "Chúng tôi yên tâm vì trong quy chế có quy định về tổ chức thi, kiểm tra riêng để các trường tuyển sinh. Đây vừa là điều kiện, vừa là cơ sở pháp lý để các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo phương án tổ chức kỳ thi, kiểm tra riêng" - GS Hồ Đắc Lộc chia sẻ.
GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, qua trao đổi với hơn 30 trường THPT, các trường đều đồng thuận với những chủ trương này. GS Quang ủng hộ việc trưng dụng, tăng cường thanh tra ủy quyền của các trường ĐH và mong muốn đề thi thật có phân hóa rõ hơn ở thang điểm từ 6-10 để các trường có thể sử dụng hiệu quả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tuyển sinh.
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội bày tỏ mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường và đôn đốc hơn nữa khâu thanh tra, giám sát, hậu kiểm. Còn GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề xuất, năm nay Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường lọc ảo, vì năm ngoái, Bộ đã hỗ trợ các trường rất tốt công đoạn này.
Trao đổi về phương án tuyển sinh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ đã chủ động dự đoán các tình huống, để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tuyển sinh phù hợp với bối cảnh thực tiễn. Tinh thần chung là, làm sao để công tác tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng, đáp ứng được các yêu cầu và thí sinh an yên tâm, dư luận đồng tình. Trên tinh thần đó, Quy chế tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Vừa có tính kế thừa, vừa có cập nhật thực tế để phù hợp với thực tiễn của năm nay.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, tuyển sinh là bước đầu trong qúa trình đào tạo. Vì thế, những thông tin mà các trường cung cấp cho thí sinh và xã hội phải trung thực, chính xác, có định hướng nghề nghiệp cho thí sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Trước đề xuất của các trường về lọc ảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ sẽ hỗ trợ các trường quy trình này. Vì thế, các trường cần tuân thủ cung cấp dữ liệu lên hệ thống đầy đủ, kịp thời, chính xác để hệ thống lọc ảo được tốt.
Giáo viên dạy thử để được tuyển làm... giáo viên Thay vì tuyển dụng đặc cách các giáo viên đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức xét tuyển đặc cách các giáo viên hợp đồng thông qua phỏng vấn hoặc kiểm tra sát hạch trình độ UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành kế hoạch "tổ chức xét tuyển đặc cách" đối với giáo viên...