Tuyển sinh 2020: ảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh
Những trường hợp bất khả kháng, những sai sót không đáng có qua mỗi mùa tuyển sinh cần phải được rút kinh nghiệm để đảm bảo tối đa quyền lợi cho thí sinh…, đó là ý kiến của lãnh đạo các trường H nói về mùa tuyển sinh 2020.
Cần đảm bảo quyền lợi tối đa cho sinh viên khi tuyển sinh. Ảnh: Như Ý
ề xuất các trường phối hợp
Chia sẻ về những điểm cần thay đổi trong kỳ xét tuyển CĐ, ĐH 2020, đại diện Học viện Kỹ Thuật quân sự cho rằng, trong khối ngành quân sự, thí sinh xét tuyển vào trường phải trải qua 2 vòng khám sức khỏe. Trong đó, vòng 1 khám trước khi làm hồ sơ xét tuyển ĐH. Đến khi có điểm thông báo trúng tuyển, thí sinh tiếp tục kiểm tra sức khỏe lần 2, nếu đủ tiêu chuẩn mới được nhập học.
Những năm gần đây vẫn có hiện tượng thí sinh khám sức khỏe lần 1 tại địa phương đạt yêu cầu, nhưng đến khi kiểm tra tại các trường lại không đạt nên không được nhập học. Nhưng lúc này hầu hết các trường ĐH khác đều đã kết thúc thời gian xét tuyển. Do đó, đại diện trường Học viện Kỹ thuật quân sự đề nghị Bộ GD&ĐT cần có những quy định riêng với những trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
“Ngoài việc kiểm tra sức khỏe chưa được chặt chẽ, còn nhiều tình huống bất ngờ xảy ra trong thời gian đợi kết quả thi THPT quốc gia. Ví dụ như có em không may bị tai nạn, tay có dị tật… có thể không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng với lực lượng vũ trang thì kể cả những điểm rất nhỏ cũng không được chấp nhận, lúc này cần có quy chế để chuyển các em sang những trường khác”, đại diện Học viện Kỹ thuật quân sự nêu ý kiến.
Thầy Ngô Thanh Bình, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y dược Thái Bình cho rằng công tác tuyển sinh CĐ, ĐH 2019 vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến sự phối hợp giữa các trường phổ thông và ĐH chưa tốt, khiến thí sinh vất vả.
“Khi chúng tôi tiếp nhận thí sinh trúng tuyển thì phát hiện có rất nhiều em bị sai về đối tượng tuyển sinh. Khi áp dụng mã đối tượng, có thể cán bộ làm công tác hướng dẫn tuyển sinh tại các trường phổ thông nhầm lẫn giữa tiêu chí xét tuyển và tiêu chí xét tốt nghiệp, do đó đối tượng bị sai.
Điều này khiến các em không đủ điều kiện xét tuyển vào trường, chúng tôi lại phải căn cứ vào kết quả thi, hướng dẫn các em liên hệ với các trường ở nguyện vọng tiếp theo để đăng ký nhập học. Do đó, đề nghị với những trường hợp sai sót trong quá trình khai báo, làm hồ sơ, do yếu tố khách quan, các trường cùng phối hợp để đảm bảo quyền lợi thí sinh”, ông Bình đề xuất.
Quy định không khả thi so với thực tế
Nói về mức điểm chuẩn trong khối ngành Y dược, theo ông Ngô Thanh Bình, qua công tác tuyển sinh từ năm 2015, trong việc đào tạo cho khu vực “3 Tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ), mức điểm trúng tuyển của những thí sinh này thấp hơn 2 điểm so với những thí sinh khác, song sinh viên vẫn có thể hòa nhập và học tập tốt. Do đó, trong quy chế năm nay, dự kiến mức điểm này giảm xuống còn 1 điểm, nên thầy Bình kiến nghị Bộ GD&ĐT cần cân nhắc thêm.
Đối với đào tạo liên thông, thầy Bình cho biết, hiện trên cả nước không có y sĩ trình độ cao đẳng mà chủ yếu là trình độ trung cấp. Nếu thực hiện theo quy định, những đối tượng này muốn học liên thông phải thi cùng các thí sinh thi THPT quốc gia. Điều này dẫn đến thực tế buồn là các trường không thể tuyển sinh hệ liên thông. Thầy Bình dẫn chứng, năm 2019, có những trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh hệ liên thông là 100, nhưng chỉ tuyển được 10-20 sinh viên.
Video đang HOT
Đại diện trường ĐH Y Thái Bình đề xuất, nên có ngưỡng đảm bảo chất lượng với đối tượng liên thông và đào tạo chính quy riêng. “Ngay trường ĐH Y Hà Nội ở các phân hiệu khác nhau, mức điểm chuẩn đã khác nhau, dù bằng cấp là như nhau. Như vậy, với những thí sinh có bằng trung cấp, thậm chí đi làm ở những vùng sâu, vùng xa cũng phải đáp ứng ngưỡng điểm như những thí sinh lớp 12 có thời gian ôn luyện để thi sẽ rất khó”, thầy Bình băn khoăn.
Trong khi đó, theo PGS Nguyễn Văn Khải, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, chất lượng đào tạo được tạo nên từ nhiều yếu tố, không chỉ từ chất lượng đầu vào. Hiện nhân lực ngành y tế ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo rất khó khăn. Muốn tạo nền tảng vững chắc phải đào tạo tại chỗ, đào tạo liên thông cho những cán bộ y tế địa phương đã có bằng trung cấp hoặc cao đẳng.
Với đối tượng thí sinh này, dự thảo quy chế sửa đổi năm nay, Bộ yêu cầu điểm sàn khối ngành sức khỏe tương đương với thí sinh xét tuyển ĐH chính quy, tức phải đạt học lực loại giỏi (điểm trung bình chung các môn văn hóa THPT đạt từ 8 trở lên), hoặc tốt nghiệp THPT loại giỏi… “Yêu cầu như thế này không khả thi với thực tế, vì người đáp ứng được nếu có cũng rất ít”, PGS Khải nói.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, dù hình thức đào tạo như thế nào thì tốt nghiệp vẫn là bằng đại học. Do vậy không thể nói chính quy có ngưỡng điểm đầu vào rất cao, còn hình thức khác thì không cần quy định ngưỡng hay có điểm đầu vào thấp hơn. Vùng cao, vùng xa, nơi không tuyển sinh được thì phải điều chỉnh bằng chính sách khác. Vừa qua Chính phủ ban hành nghị định về việc đặt hàng đào tạo bằng kinh phí nhà nước, Bộ GD&ĐT cũng đang xin ý kiến hướng dẫn nghị định này.
Lo ngại thiếu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ
Nêu ra những bất cập trong công tác tuyển sinh khối ngành sư phạm, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường H Sư phạm Hà Nội cho biết, trong những năm gần đây, việc đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đã giúp các trường sư phạm tuyển được những sinh viên có chất lượng đầu vào khá hơn so với những năm trước. Song thầy Minh lo ngại rằng, khi Bộ GD&T triển khai chương trình giáo dục mới, sẽ cần tính đến lượng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ để đảm bảo đủ nhu cầu. “Hiện có rất nhiều sinh viên học ngành Tin học, Ngoại ngữ, nhưng khi ra trường không làm giáo viên, giảng viên do liên quan đến thu nhập. Nếu Bộ GD&T không có những cơ chế, giải pháp thu hút thí sinh vào các ngành này thì chỉ 1-2 năm tới sẽ thiếu trầm trọng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ”, thầy Minh nêu thực tế.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020: Thí sinh nên chọn ngành thế nào?
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, có hiện tượng nhiều trường phổ thông chạy theo thành tích, muốn nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ đại học. Thậm chí, dù các em không có nhu cầu xét tuyển đại học, nhưng vẫn yêu cầu học sinh đăng ký xét tuyển để lấy thành tích, dẫn đến tỷ lệ ảo trong xét tuyển còn cao.
Thí sinh tránh học tủ, học lệch. (Ảnh minh họa).
Theo đó, giới chuyên gia khuyên thí sinh trước khi đăng ký cần bình tĩnh, xác định đúng với năng lực, sở trường của mình; không nên chọn ngành theo trào lưu, không ngộ nhận ngành mới hoặc tên ngành học "hot".
Thực tế nhiều bất cập
Chia sẻ về thực tế tuyển sinh, đại diện Học viện Kỹ thuật quân sự cho rằng, trong khối ngành quân sự, thí sinh xét tuyển vào trường phải trải qua 2 vòng khám sức khỏe, vòng 1 khám trước khi làm hồ sơ xét tuyển đại học. Tiếp đó, khi có điểm thông báo trúng tuyển, thí sinh tiếp tục kiểm tra sức khỏe lần 2, nếu đủ tiêu chuẩn mới được nhập học.
Tuy nhiên, những năm gần đây, vẫn có hiện tượng thí sinh khám sức khỏe lần 1 tại địa phương đạt yêu cầu, nhưng đến khi kiểm tra tại các trường lại không đạt nên không được nhập học. Lúc này hầu hết các trường đại học khác đều đã kết thúc thời gian xét tuyển. Do đó, đại diện Trường Học viện Kỹ thuật quân sự đề nghị Bộ GD&ĐT cần có những quy định riêng với những trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Sở dĩ có sự tréo ngoe trên, bởi ngoài việc kiểm tra sức khỏe chưa được chặt chẽ, còn nhiều tình huống bất ngờ xảy ra trong thời gian đợi kết quả thi THPT quốc gia. Thực tế, có em không may bị tai nạn, tay có dị tật... có thể không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng với lực lượng vũ trang thì kể cả những khiếm khuyết nhỏ cũng không được chấp nhận. Bởi vậy, để tránh việc các em điểm cao vẫn trượt, cần có quy chế để chuyển các em sang những trường khác.
Ở khối ngành sư phạm, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, hiện nay có rất nhiều sinh viên học ngành tin học, ngoại ngữ, nhưng khi ra trường lại làm ngành khác chứ không phải giáo viên, giảng viên, vì cơ hội và mức lương tốt hơn nhiều. Nếu Bộ GD&ĐT không có những cơ chế, giải pháp thu hút thí sinh vào các ngành này thì chỉ 1-2 năm tới sẽ thiếu trầm trọng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ.
Đối với khối ngành Y dược, thầy Ngô Thanh Bình, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y dược Thái Bình cho rằng, sự phối hợp giữa các trường phổ thông và đại học chưa tốt, khiến thí sinh còn vất vả. Khi chúng tôi tiếp nhận thí sinh trúng tuyển thì phát hiện có rất nhiều em bị sai về đối tượng tuyển sinh. Khi áp dụng mã đối tượng, có thể cán bộ làm công tác hướng dẫn tuyển sinh tại các trường phổ thông nhầm lẫn giữa tiêu chí xét tuyển và tiêu chí xét tốt nghiệp, do đó đối tượng bị sai.
Nói về mức điểm chuẩn trong khối ngành Y dược, thầy Ngô Thanh Bình cho biết: "Qua công tác tuyển sinh từ năm 2015, trong việc đào tạo cho khu vực "3 Tây" (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), mức điểm trúng tuyển của những thí sinh này thấp hơn 2 điểm so với những thí sinh khác, song sinh viên vẫn có thể hòa nhập và học tập tốt. Do đó, trong quy chế năm nay, dự kiến mức điểm này giảm xuống còn 1 điểm, chúng tôi kiến nghị Bộ GD&ĐT cần cân nhắc thêm".
Ở bậc liên thông, thầy Bình cho biết, hiện nay trên cả nước không có y sỹ trình độ cao đẳng mà chủ yếu là trình độ trung cấp, nếu thực hiện theo quy định, những đối tượng này muốn học liên thông phải thi cùng các thí sinh thi THPT quốc gia.
Điều này dẫn đến thực tế buồn là các trường không thể tuyển sinh hệ liên thông. Năm 2019, có những trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh hệ liên thông là 100, nhưng chỉ tuyển được 10-20 sinh viên. Và với những thí sinh có bằng trung cấp, thậm chí đi làm ở những vùng sâu, vùng xa cũng phải đáp ứng ngưỡng điểm như những thí sinh lớp 12 có thời gian ôn luyện để thi sẽ rất khó...
Đăng ký đúng năng lực, sở trường
Trước mỗi mùa tuyển sinh, học sinh cần tìm hiểu ngành nghề đó có được xã hội tạo điều kiện để đạt được những thành tựu nhất khi đầu tư phát triển hay không... Điều cần lưu ý là, thí sinh không nên chọn ngành theo trào lưu, không ngộ nhận ngành mới hoặc tên ngành học "hot".
Thầy trò Trường Quảng Xương 1 (Thanh Hóa), nơi có lớp học 27 điểm ĐH.
Theo dự đoán của các chuyên gia tuyển sinh, nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như: Công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu nano, năng lượng, logistics, kỹ thuật y sinh... Ngoài ra, nhóm ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn; nhóm ngành thiết kế sáng tạo; nhóm ngành dinh dưỡng và ẩm thực; nhóm ngành điện tử, cơ khí, tự động hóa; nhóm ngành quản lý, quản trị, nhóm ngành công nghệ chế biến...
Tuy nhiên, TS. Dương Thăng Long - Phó Hiệu trưởng Đại học Mở Hà Nội lo ngại trước con số chỉ 63% thí sinh trúng tuyển nhập học theo báo cáo của Bộ GD&ĐT. Số lượng thí sinh không nhập học trên tổng số thí sinh trúng tuyển khá lớn. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhưng công tác định hướng nghề nghiệp tại các trường phổ thông dường như chưa hiệu quả.
Khi mà có nhiều trường hợp các em được định hướng vào những trường, ngành nghề "hot", có mức điểm trúng tuyển cao, nhưng lại không phù hợp với sở trường của bản thân. Kết quả là cuối cùng không nhập học hoặc có học, nhưng đầu ra không như mong muốn.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng thừa nhận rằng, có hiện tượng nhiều trường phổ thông chạy theo thành tích, muốn nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ đại học. Thậm chí, dù các em không có nhu cầu xét tuyển đại học nhưng vẫn yêu cầu học sinh đăng ký xét tuyển để lấy thành tích, dẫn đến tỷ lệ ảo trong xét tuyển còn cao.
Đưa ra lời khuyên với thí sinh, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, thí sinh phải đọc kỹ xem các chương trình mới đó cụ thể là gì, có phù hợp với nguyện vọng, sở thích và điều kiện của cá nhân cũng như gia đình không?
Ngoài ra, thí sinh nên tìm hiểu về ngành nghề đó hoặc trực tiếp vào các trang web của trường quốc tế mà cơ sở giáo dục đại học Việt Nam liên kết đào tạo để tìm hiểu xem thực sự có chương trình đó hay không, nếu có thì họ đào tạo như thế nào?... Trước đi đăng ký, thí sinh bình tĩnh, xác định đúng với năng lực, sở trường của mình. Có thể tuân thủ theo nguyên tắc 3 bậc: cao hơn - ngang bằng - thấp hơn so với học lực, sở thích của mình để có thể đạt được nguyện vọng như mong muốn.
Tại Hội nghị tuyển sinh thường niên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT còn yêu cầu các trường phải công bố rõ học phí cả quá trình đào tạo, bởi người học rất cần biết thông tin này. Bên cạnh đó, các trường cần đẩy mạnh công tác truyền thông cả điểm mạnh, điểm yếu... Các cơ sở giáo dục đại học cần sát sao hơn nữa với các Sở GD&ĐT, trường THPT, có nhiều kênh thông tin, diễn đàn để giới thiệu về các ngành nghề mới, điều kiện của nhà trường để thí sinh chủ động tìm hiểu, gặp gỡ, trao đổi, tránh tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không đúng...
Giữ ổn định phương thức thi
Thí sinh cần lưu ý, về cơ bản, đề thi năm nay giữ ổn định như năm 2019 nên việc học, ôn thi tập trung kiến thức cơ bản, tránh học lệch, học tủ. Bên cạnh đó, điểm học bạ phải bảo đảm khách quan, trung thực, khuyến khích học bạ điện tử và kết quả điểm phải minh bạch, làm cơ sở tin cậy cho cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, phương thức thi THPT quốc gia năm 2020 về cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Việc tổ chức thi tuân thủ các nguyên tắc: không gây xáo trộn đối với việc dạy học của giáo viên.
Học sinh lớp 12, tổ chức gọn nhẹ, hạn chế tốn kém, căng thẳng cho xã hội, bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan, bảo đảm kết quả thi tin cậy để sử dụng vào các mục đích xét tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở đào tạo sử dụng trong tuyển sinh. Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa tiêu cực thi ở tất cả các khâu của kỳ thi, đặc biệt là khâu coi thi, chấm thi...
Đề thi THPT quốc gia nằm trong nội dung chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Trinh, đề thi cũng bảo đảm có độ phân hóa phù hợp để cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Trong các năm qua, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh về phương thức thi, nội dung thi, trong đó chú trọng đến cách tiếp cận với định hướng đánh giá năng lực, phẩm chất người học, gắn kiến thức với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, khuyến khích học sinh có suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Việc chuẩn hóa câu hỏi thi trong kỳ thi THPT quốc gia với các bài thi hướng dần tới việc đánh giá toàn diện học sinh cũng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nguyễn Mỹ
Theo baophapluat
Không được cắt xén chương trình để ôn thi quốc gia! Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không cắt xén chương trình ngay cả trong thời gian cho học sinh nghỉ học và nhất là khi các em quay trở lại trường. Không được cắt xén chương trình học Ngày 3/3, qua trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo...