Tuyển sinh 2019: Thí sinh có xu hướng chọn trường đại học uy tín
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay, các thí sinh có xu hướng lựa chọn các trường đại học có uy tín để đăng ký xét tuyển với mục đích dễ dàng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.
Thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: Lê Minh Sơn/Vietnamplus)
Đến thời điểm này, học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn ôn tập “nước rút” cho kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia 2019 để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm nay có xu hướng giảm, nhưng các thí sinh có xu hướng lựa chọn các trường đại học có uy tín để đăng ký xét tuyển với mục đích dễ dàng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.
Khối ngành Kinh doanh- Pháp luật có số thí sinh đăng ký nhiều nhất
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019 là hơn 653.000, giảm 5,14% so với năm 2018. Tổng số nguyện vọng thí sinh đăng ký là hơn 2,5 triệu nguyện vọng, giảm 6,37% so với 2018.
Phân tích tổng chỉ tiêu xét tuyển theo nhóm ngành, khối ngành V (Toán và Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y) có số chỉ tiêu nhiều nhất (159.349 chỉ tiêu), sau đó là khối ngành III (Kinh doanh và quản lý, Pháp luật) có 126.473 chỉ tiêu; khối ngành VII (Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn- du lịch- thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng) có 104.769 chỉ tiêu. Khối ngành II (Nghệ thuật) có số chỉ tiêu thấp nhất (5.092 chỉ tiêu).
Xét về số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, thí sinh đăng ký vào khối ngành III nhiều nhất, với 822.956 nguyện vọng, tiếp đến là khối ngành VII có 739.587 nguyện vọng và khối ngành V có 641.157 nguyện vọng.
Dựa vào tổng chỉ tiêu và tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển các ngành năm 2019, số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, khối ngành VII có tỉ lệ chọi cao nhất là 1/7. Tiếp sau đó là khối ngành III với tỷ lệ chọi là 1/6,5; khối ngành VI ( Sức khỏe) là 1/5,8.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), lý giải: Khối ngành VII dẫn đầu về tỷ lệ chọi do trong khối ngành này có các ngành nhóm An ninh, quốc phòng, tuy chỉ tiêu ít nhưng số nguyện vọng đăng ký rất cao nên kéo tỷ lệ chọi chung của khối ngành cao lên.
Tương tự, khối ngành Sức khỏe tuy tổng số nguyện vọng đăng ký không nhiều (199.573) nhưng do đặc thù chỉ tiêu tuyển sinh thấp (34.352) nên cũng đẩy tỷ lệ chọi lên cao.
So với năm 2018, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay nhìn chung giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, thí sinh có xu hướng “dồn” nguyện vọng cho những trường đại học uy tín. Vì vậy, các trường có số lượng nguyện vọng đăng ký lớn nằm ở nhóm trường đã tạo được thương hiệu, trường có quy mô lớn, trường đa ngành đại diện cho vùng…
Video đang HOT
Các thí sinh có ý thức, trách nhiệm với nguyện vọng của mình, đăng ký khá tập trung, không chọn quá nhiều nguyện vọng và không chọn quá nhiều trường, trung bình mỗi thí sinh đăng ký khoảng 4 nguyện vọng.
Tỷ lệ “chọi” của các trường top đầu tăng
Nhận xét về xu hướng đăng ký xét tuyển đại học 2019, đại diện nhiều trường đại học cũng cho rằng, thí sinh năm nay đã chủ động, quyết tâm hơn khi lựa chọn hướng đi cho tương lai.
Xu thế lựa chọn của thí sinh hướng đến những mô hình đào tạo thực tiễn, đào tạo để làm việc ngay với hy vọng tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay, lượng đăng ký nguyện vọng 1 vào trường đã tăng từ 24.000 năm 2018 lên gần 33.000 thí sinh năm 2019. So với tổng chỉ tiêu 6.680 ở tất cả các ngành/nhóm ngành, trường có tỷ lệ “chọi” tương đương 1/5. Đặc biệt, chất lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Trường Đại học Bách khoa khá tốt.
Thống kê sơ bộ, có 2.748 thí sinh của 43 trường trung học phổ thông chuyên đăng ký xét tuyển vào trường năm 2019. Trong đó, đông nhất là Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Trung học Phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam… Một số ngành có lượng thí sinh đăng ký đông là Công nghệ thông tin, Kỹ thuật cơ điện tử…
Ông Trần Văn Tớp chia sẻ, điểm ngưỡng đầu vào của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2018 không có ngành nào dưới 20 điểm. Với xu hướng số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng mạnh như năm nay, điểm chuẩn có thể tăng nhẹ.
Nằm trong số các trường “top” đầu, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng có tỷ lệ “chọi” cao, khoảng 1/7. Tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường năm nay là hơn 41.000, tăng 30% so với năm 2018; trong khi đó, tổng chỉ tiêu vào trường là 5.650 chỉ tiêu.
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Dải điểm trúng tuyển năm nay của trường được dự đoán có nhiều biến động. Một số ngành có lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều thì điểm chuẩn có thể tăng, các ngành mới mở sẽ có điểm chuẩn khá thấp.
Đáng chú ý, trong khối ngành Sức khỏe, năm nay, Trường Đại học Y Hà Nội có số lượng thí sinh đăng ký vào trường tăng đáng kể, với 17.600 nguyện vọng, trong khi chỉ tiêu của trường là 1.120 sinh viên. Như vậy, tỷ lệ chọi trung bình khoảng 1/16. Xét riêng nguyện vọng đối với từng ngành, tỷ lệ chọi trung bình khoảng từ 1/10 đến 1/20.
Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội lưu ý thí sinh, tỷ lệ “chọi” chỉ là một yếu tố tham khảo. Con số này không nói lên được nhiều, nếu không cẩn thận sẽ gây nhiễu cho thí sinh.
Trên thực tế, việc xét tuyển còn phụ thuộc vào chất lượng thí sinh đăng ký và thứ tự ưu tiên các nguyện vọng. Do vậy, thí sinh không nên lo lắng mình sẽ không có cơ hội khi đăng ký vào các trường có tỷ lệ chọi cao.
Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019, thí sinh còn một lần thay đổi nguyện vọng sau khi đã biết điểm thi Trung học Phổ thông quốc gia.
Cụ thể, trước ngày 22/7, các trường công bố mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 29/7. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu đăng ký xét tuyển từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 31/7.
Vì vậy, các thí sinh cần nghiên cứu kỹ để cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp, tránh bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển vào các trường mà mình mong muốn./.
Việt Hà
Theo TTXVN/Vietnamplus
Bộ GD-ĐT kiên quyết giải thể trường ĐH yếu kém
Các trường không đạt quy chuẩn đảm bảo chất lượng tối thiểu nhưng không có giải pháp khắc phục thì Bộ GD-ĐT sẽ kiên quyết giải thể
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT trong một buổi chia sẻ thông tin với báo chí - HÀ ÁNH
Đó là một trong số các giải pháp Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện trong thời gian tới để quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và đào tạo giáo viên.
Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo số 416 gửi Quốc hội. Trong rất nhiều vấn đề được nêu ra có việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và đào tạo giáo viên phải thực hiện theo Luật Quy hoạch và Nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch.
Dừng tuyển sinh, tiến hành các thủ tục giải thể
Một trong các giải pháp thực hiện thời gian tới là hoàn thiện Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường ĐH công lập, dự kiến trình Chính phủ trong quý III năm nay làm căn cứ hoàn thiện quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II năm 2020.
Theo báo cáo này, mục tiêu chung của quy hoạch nhằm hình thành một mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH có cơ cấu hợp lý, có quy mô, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Để đạt được mục tiêu , Bộ GD-ĐT triển khai một số nhóm giải pháp đồng thời. Thứ nhất là ban hành các bộ quy chuẩn chất lượng áp dụng cho các cơ sở giáo dục ĐH làm cơ sở để rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng tối thiểu của cơ sở. Bên cạnh đó là rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các trường theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô đào tạo trên một cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở.
Căn cứ trên kết quả đánh giá, tiến hành sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở theo một trong các phương thức điều chỉnh quy mô đào tạo phù hợp với mức độ đạt chuẩn chất lượng của cơ sở đào tạo.
Sáp nhập và tổ chức lại các cơ sở không đáp ứng chuẩn tối thiểu để tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở. Các trường không đạt quy chuẩn đảm bảo chất lượng tối thiểu mà không có giải pháp khắc phục sẽ bị dừng tuyển sinh và tiến hành các thủ tục giải thể trường phù hợp với quy định.
Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các trường theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô đào tạotrên một cơ sở - ĐÀO NGỌC THẠCH
Khuyến khích ĐH thuộc doanh nghiệp, ĐH không vì lợi nhuận
Bộ GD-ĐT cũng sẽ xác định nhà nước ưu tiên đầu tư vào một số cơ sở giáo dục ĐH có định hướng nghiên cứu và năng lực cạnh tranh quốc tế, một số trường ĐH sư phạm trọng điểm.
Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ĐH thuộc doanh nghiệp, các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, theo nguyên tắc không bị giới hạn bởi số lượng cơ sở theo vùng.
Khuyến khích hợp nhất, sáp nhập những cơ sở giáo dục ĐH có cùng ngành, nghề đào tạo trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố.
Trước chủ trương này, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, bày tỏ sự đồng tình.
Ông Dũng nói: "Cơ chế thị trường sẽ quyết định sự tồn tại của các trường. Trường kém chất lượng người học sẽ không vào vì tốn tiền mà ra trường lại thất nghiệp. Cứ để các trường tự chủ, chỉ cần 3 năm không có sinh viên là trường tự đóng cửa chứ không cần bộ giải thể.".
Về việc Bộ GD-ĐT khuyến khích hợp nhất, sáp nhập các trường cùng ngành nghề đào tạo trên cùng địa bàn, ông Dũng cho rằng cũng nên làm vì các nước trên thế giới đã và đang thực hiện.
Theo Thanh niên
Cần sự giúp sức ngoài ngành Giáo dục Việc tạo điều kiện cho HS phổ thông tiếp cận thực tiễn nghiên cứu khoa học kỹ thuật (KHKT) ở doanh nghiệp, trường ĐH... có thể giúp nảy sinh những ý tưởng thú vị phù hợp với khả năng của các em. Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động nghiên cứu KHKT cho HS phổ thông vẫn rất khó khăn, thiếu sự hỗ...