Tuyển sinh 2019: Hàng loạt ngành mới được mở
Từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN. Năm nay, các trường ĐH cũng mở thêm rất nhiều ngành mới để phục vụ nhu cầu của thị trường lao động sắp tới.
Năm 2019, ĐH Thái Nguyên tuyển sinh 6 ngành mới, Trong đó, trường ĐH Nông lâm, ĐH Thái Nguyên năm nay có 4 ngành là Kinh doanh nông nghiệp, Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật thực phẩm và Quản lý thông tin.
Theo ông Lê Văn Thơ, phó trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Nông Lâm, với 4 ngành học mới này, chương trình đào tạo xây dựng theo chuẩn của AUN. Mỗi ngành tuyển sinh là 50 chỉ tiêu.
Còn tại trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên đã xây dựng một chuyên ngành đào tạo mới nằm trong ngành công nghệ sinh học là kỹ thuật xét nghiệm vi sinh. Theo ông Nguyễn Phú Hùng, trưởng khoa công nghệ sinh học trường ĐH Khoa học thì chuyên ngành này được xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường đối với lĩnh vực xét nghiệm.
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên cũng có mở một ngành mới là Logistis.
Nhằm đáp ứng nhu cầu “khát” nhân lực ở một số lĩnh vực trọng điểm trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, năm 2019 ĐH FPT chính thức tuyển sinh một số chuyên ngành mới như Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Digital Marketing. Trường đồng thời cũng công bố chính sách học bổng và một số điểm mới trong kì tuyển sinh 2019.
Bên cạnh đó, Trường Đại học FPT đào tạo ngành Ngôn ngữ gồm Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Nhật. Riêng đối với Trường Đại học FPT phân hiệu Cần Thơ, ĐH FPT mở thêm ngành Ngôn ngữ Hàn. Như vậy hiện nay trên cả nước, ĐH FPT đang tiến hành đào tạo nhân lực ở cả 3 ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn.
Được biết, trong kì tuyển sinh năm nay, ĐH FPT tiếp tục duy trì 2 bài thi gồm bài thi toán logic trắc nghiệm và văn nghị luận xã hội. Bài thi toán logic hình thức trắc nghiệm nhằm đánh giá năng lực phổ thông nền tảng và năng lực chuyên biệt có liên quan đến ngành học đăng ký dự thi; bài văn nghị luận xã hội nhằm đánh giá năng lực nghị luận của thí sinh thông qua một bài luận có chủ đề thông dụng và gần gũi với thí sinh. Thời gian làm bài lần lượt là 120 phút và 60 phút.
Theo Tiền Phong
Trường ĐH thiếu hàng ngàn chỉ tiêu, vì sao?
Sau đợt 1 tuyển sinh, nhiều trường ĐH công bố xét tuyển bổ sung hàng ngàn chỉ tiêu. Nhưng đến nay có trường không tuyển được thí sinh nào.
Video đang HOT
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Mở TP.HCM - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Cạn nguồn bổ sung
Ngày 16.8, Bộ GD-ĐT đã công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh danh sách các trường ĐH, CĐ và TC có đào tạo ngành giáo viên còn thiếu chỉ tiêu và công bố xét tuyển bổ sung trong phạm vi cả nước. Theo đó, ĐH Huế cần tuyển hơn 3.400 chỉ tiêu, trong đó nhiều nhất là Trường ĐH Nông Lâm hơn 1.200, Trường ĐH Khoa học hơn 1.000, Trường ĐH Sư phạm hơn 700... ĐH Thái Nguyên cần tuyển gần 4.300 chỉ tiêu.
Một số trường ĐH sư phạm cũng phải tuyển thêm với số lượng lớn dù trước đó đã áp dụng cả 2 phương thức tuyển sinh theo kết quả thi và đề án riêng. Cụ thể gồm: Sư phạm Hà Nội 2 cũng phải tuyển bổ sung 440 chỉ tiêu, Sư phạm kỹ thuật Vinh 891 chỉ tiêu, Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 900 chỉ tiêu... Một số trường tuyển hàng ngàn chỉ tiêu như: Trà Vinh hơn 3.700 chỉ tiêu, Quảng Bình hơn 1.000 chỉ tiêu, Cửu Long 1.000, Bình Dương hơn 1.700, Tây Đô hơn 1.600...
Ghi nhận từ các trường cho thấy số lượng thí sinh (TS) nộp hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không đáng kể. Đặc biệt có trường không tuyển được TS nào trong đợt bổ sung lần 1. Cụ thể, Trường ĐH Mở TP.HCM số TS nộp hồ sơ ở đợt xét tuyển bổ sung rất ít. Trường xét 450 chỉ tiêu nhưng hiện rất ít hồ sơ nộp về. Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cũng vừa ra thông báo xét tuyển bổ sung đợt 3 hàng loạt ngành. Trường ĐH Tây Nguyên vừa thông báo tuyển bổ sung đợt 2 với 31 ngành trong tổng số 37 ngành đào tạo. Trong đó, nhiều ngành nhận hồ sơ chỉ mức 13 điểm...
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng trong tình trạng tương tự. Đại diện nhà trường cho hay các ngành bậc ĐH hệ đại trà dù thông báo tuyển 30 chỉ tiêu mỗi ngành nhưng không tuyển được TS nào, dù đã kết thúc ngày nhận hồ sơ (18.8). Để đảm bảo tiến độ đào tạo chung, trường không tiếp tục xét bổ sung đợt 2 các ngành này. Các ngành ĐH hệ chất lượng cao, trường phải gia hạn thời gian nhận hồ sơ bổ sung đến hết ngày 25.8 (thay vì 21.8 như thông báo trước đó).
Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dù xét tuyển bằng 6 phương thức nhưng vẫn phải thông báo tuyển bổ sung đợt 1 cho 7 ngành do trường tự cấp bằng và các ngành thuộc chương trình liên kết. Dù trước đó trường này đã tự tiến hành tổ chức bài thi kiểm tra năng lực để xét tuyển trực tiếp TS vào trường mình với chỉ tiêu tối đa 65% mỗi ngành (chỉ dùng 15% chỉ tiêu xét từ kết quả thi THPT quốc gia). Nhưng đến cuối tháng 7, trường này công bố tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi từ 15% lên 40% do số TS nhập học bằng các phương thức khác không đủ chỉ tiêu đề ra.
Có trường ĐH dùng "chiêu" ?
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2018 cả nước có 688.641 TS đăng ký xét tuyển ĐH (tăng 7,5% so với năm ngoái). Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH là 455.174 (tăng 1,2% so với năm 2017). Như vậy, nguồn tuyển so với chỉ tiêu xét tuyển của các trường dôi dư 1,51 lần.
Tuy nhiên, thực tế nhiều trường với điểm chuẩn đợt 1 đã xác định, số TS trường gọi nhập học dôi dư nhiều so với chỉ tiêu nhưng vẫn không đủ số người nhập học. Có những trường, một ngành có 300 TS trúng tuyển nguyện vọng 1 với điểm chuẩn 15 nhưng sau lọc ảo chỉ còn 90 TS trúng tuyển. TS đi đâu là câu hỏi được đặt ra với đại diện nhiều trường trong năm nay.
Lý giải điều này, trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng có những trường đã dùng "chiêu" trong quá trình xét trúng tuyển TS. "Năm nay đề khó, điểm thi thấp nên TS lo sợ tìm cách trúng tuyển bằng học bạ rất nhiều. Dù đã quy định trường tuyển bằng phương thức khác phải nhập danh sách TS trúng tuyển lên hệ thống nhưng thực tế không biết việc này thực hiện thế nào nhưng dữ liệu vẫn ảo lớn do TS trúng tuyển bằng phương thức khác trước đó. Chưa kể, trước ngày bấm nút lọc ảo lần cuối cùng để cho ra điểm chuẩn, dù Bộ GD-ĐT đã nhắc hiệu trưởng các trường không được gọi vượt nhưng điều này vẫn xảy ra".
Người này nhấn mạnh: "Sau tất cả những vấn đề kỹ thuật thì nguyên nhân căn cơ nhất là nhu cầu thị trường. Hiện các trường địa phương, dân lập quá nhiều, cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng có những trường phải dùng "chiêu" để giành TS".
Cạnh tranh với chương trình liên kết
Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng các trường ĐH ngoài công lập gần như tuyển đủ hoặc phần lớn chỉ tiêu nhờ xét học bạ. Chỉ các trường ĐH công lập bị sự cạnh tranh khá lớn do TS đi du học và học các chương trình liên kết quốc tế. Điều này đặc biệt diễn ra trong năm nay khi điểm thi không cao dẫn đến tâm lý "chắc ăn" với cơ hội học ĐH bằng việc tìm đến các chương trình liên kết hoặc trường ngoài công lập bằng học bạ. Đáng lưu ý, chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng thường không có chỉ tiêu chính quy chung của trường.
Theo thanhnien.vn
Cơ hội học tập, việc làm đối với thí sinh nữ ngày càng tăng Chỉ còn gần 2 tuần nữa là kết thúc thời hạn đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019. Tuy vậy, chọn trường, chọn ngành nào cho phù hợp để có cơ hội trúng tuyển là băn khoăn của không ít thí sinh. Học cao đẳng có xin được việc làm không? Hiện có chính...