Tuyển sinh 2019: Hai ngành của ĐHSP Hà Nội 2 thi tuyển môn năng khiếu
Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất là hai ngành mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.
Trong phương án tuyển sinh 2019 của nhà trường, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT, riêng nhóm ngành sư phạm (nhom nganh đào tạo giáo viên) sẽ chỉ tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi; thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi; riêng ngành Giáo dục Thể chất phai có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên; Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
Ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh nam cao tối thiểu 1,65m nặng 45kg trở lên, nữ cao tối thiểu 1,55m nặng 40kg trở lên.
Nhà trường Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (Áp dụng đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất). Với ngành Giáo dục Mầm non thi 3 nội dung năng khiếu là kể chuyện, Đọc diễn cảm, Hát. Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất thi 2 nội dung: Bật xa tại chỗ và chạy cự ly 100m. Xét tuyển: Dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT và điểm thi môn năng khiếu.
Về xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT, thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phải có học lực lớp 12 xếp loại gioi; riêng ngành Giáo dục Thể chất phai có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.
Đối với các ngành ngoài sư phạm, nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,0 điểm (theo thang điểm 10), chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh.
Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi. Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể: Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống. Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống.
Video đang HOT
Về ưu tiên xét tuyển: Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển, cụ thể: Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, nếu có kết quả thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho vào học.
Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục thể chất. Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.
NGUYỄN HÀ
Theo laodong
Chương trình GD phổ thông mới: GD thể chất có nhiều lựa chọn cho nhà trường và học sinh
Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, ở cấp THPT, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ giáo dục thể chất.
Ảnh minh họa/internet
Môn học bắt buộc trong 12 năm phổ thông
Theo chương trình môn Giáo dục thể chất Bộ GD&ĐT mới công bố, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp
Mạch nội dung môn học gồm: Kiến thức chung về Giáo dục thể chất (từ lớp 1 đến lớp 12); Vận động cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9); Thể thao tự chọn (từ lớp 1 đến lớp 12).
Nhiều lựa chọn dành cho nhà trường và học sinh
Chương trình môn Giáo dục thể chất có nhiều lựa chọn dành cho nhà trường và học sinh. Đầu năm học, giáo viên và nhà trường căn cứ kết quả kiểm tra sức khỏe tại trường hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp cho học sinh, tổ chức cho học sinh học môn Giáo dục thể chất bảo đảm tất cả học sinh đều được học tập, rèn luyện với nội dung phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình.
Các môn thể thao tự chọn trong chương trình môn Giáo dục thể chất là hệ thống các môn thể thao được tổ chức trong Hội khoẻ Phù đổng các cấp, trong hệ thống giải thi đấu quốc gia, quốc tế và các môn thể thao truyền thống của địa phương.
Ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, nội dung thể thao tự chọn chủ yếu là trò chơi vận động gắn với một số môn thể thao phù hợp với thể lực của học sinh và khả năng tổ chức của nhà trường.
Từ lớp 4 đến lớp 9, học sinh được hướng dẫn luyện tập và tham gia thi đấu các môn thể thao phù hợp.
Ở cấp trung học phổ thông, nội dung thể thao tự chọn gồm 3 nhóm: (a) Nhóm kĩ thuật cơ bản, dành cho lớp 10; (b) nhóm kĩ thuật nâng cao, dành cho lớp 11, (c) nhóm vận dụng, thi đấu, dành cho lớp 12.
Tuỳ theo khả năng tổ chức của nhà trường, học sinh có thể lựa chọn một môn thể thao cho cả ba năm học hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn thể thao.
Những học sinh học một môn thể thao trong cả ba năm học thì được học đầy đủ ba nội dung (a), (b) và (c). Những học sinh chọn học hai môn thể thao thì được học các nội dung (a) và (b) ở một môn thể thao, môn thể thao còn lại chỉ học nội dung (a). Những học sinh chọn học ba môn thể thao thì chỉ học nội dung (a).
Giáo viên được quyền tham gia xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục của môn học phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhà trường và lớp học mà mình phụ trách trên cơ sở bảo đảm mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình đối với cấp học, lớp học.
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học
Môn Giáo dục thể chất vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất.
Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,...; sử dụng nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ học sinh động, hiệu quả.
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,... để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh yêu thích và đam mê tập luyện thể thao.
PV
Theo giaoducthoidai
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Trường THPT công lập sẽ giảm khoảng 3.000 học sinh Theo kế hoạch chi tiết tuyển sinh lớp 10 THPT do UBND TP Nà Nội vừa phê duyệt, năm học 2018-2019, dự kiến toàn thành phố tuyển vào trường THPT khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000-4.000 học sinh so với năm ngoái). Trong đó, trường công lập tuyển từ 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so...