Tuyển sinh 2013: Ngành kinh tế “quá tải”
Bắt đầu từ năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ không cấp phép mở thêm trường, thêm ngành đào tạo thuộc khối kinh tế quản trị kinh doanh nữa.
Ngày 22/1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị Giáo dục ĐH và Hội nghị tuyển sinh năm 2013. Sau Hội nghị, Bộ sẽ đưa ra quy chế tuyển sinh áp dụng trong mùa tuyển sinh năm nay. Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những điểm mới trong mùa tuyển sinh năm nay.
Công tác tuyển sinh trong năm nay có những cải tiến gì mới thưa Thứ trưởng?
Từ nay đến 2015 thì không có thay đổi gì lớn trong công tác tuyển sinh. Bộ vẫn quản lí khâu đề thi và điểm sàn, đảm bảo chất lượng đào tạo. Chỉ tiêu tuyển sinh vẫn do các trường chủ động điều chỉnh. Điểm mới là các trường văn hóa nghệ thuật không tổ chức thi môn văn mà xét kết quả học tập của học sinh ở phổ thông. Khối trường này sẽ được tự chủ tuyển sinh, tự ra các đề thi môn năng khiếu.
Ngoài ra, sẽ thí điểm giao quyền tự chủ cho các trường có đầy đủ các điều kiện để thực hiện tuyển sinh. Các trường muốn tự chủ trong tuyển sinh cần xây dựng các đề án trình bộ để đảm bảo các trường có đủ khả năng để tự chủ tuyển sinh. Không được tuyển quá nhiều đợt trong một năm và đảm bảo tính nghiêm túc và sự giám sát của xã hội.
Bên cạnh đó, mùa tuyển sinh năm nay quy định về việc cho phép thí sinh có quyền được mang các thiết bị ghi âm ghi hình không có chức năng văn bản để giám sát kỳ thi sẽ được đưa vào quy chế.
Năm 2012 không chỉ các trường ĐH ngoài công lập, các trường ĐH vùng mà rất nhiều trường ĐH công lập cũng gặp khó khăn trong việc tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Vậy nguyên nhân là do đâu và làm cách nào để khắc phục trong năm nay?
Việc khó khăn trong tuyển sinh chủ yếu tập trung vào các ngành kỹ thuật, kinh tế, ngân hàng và đặc biệt ở các trường tuyển sinh đơn ngành. Một phần là do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân lực ngành kinh tế đã bão hòa, các doanh nghiệp giải thể nhiều dẫn đến đầu ra dư thừa, thí sinh không thiết tha với việc chọn vào các khối ngành này nữa. Để khắc phục điều này, các trường cần đa dạng hóa ngành nghề, tự điều chỉnh chỉ tiêu các khối ngành theo nhu cầu xã hội, ngoài ra phải có những dự báo phù hợp trong tương lai.
Video đang HOT
Đối với các trường ngoài công lập cần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất giảng dạy, không chạy theo số lượng nữa, có như vậy mới thu hút được thí sinh.
Công tác thanh tra tuyển sinh trong năm 2013 sẽ được siết chặt như thế nào để tránh tình trạng các trường tuyển sinh bừa bãi khi được tự chủ thưa ông?
Năm vừa qua, Bộ đã tiến hành thanh tra và xử lý hàng loạt các sai phạm về tuyển sinh của các trường. Trong đó, có 22 trường đã bị kỷ luật và xử phạt vì tuyển sinh vượt chỉ tiêu và xác định chỉ tiêu không đúng. Năm nay, Bộ sẽ tiếp tục siết mạnh công tác này nhằm đưa các trường vào khuôn khổ, nâng cao dần uy tín và chất lượng đào tạo của các trường. Ngoài chỉ tiêu, năm nay Bộ sẽ nhấn mạnh vào thanh tra chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, thực hiện liên thông và liên kết đào tạo… đây là những điều kiện tối thiểu để công tác tuyển sinh và đào tạo được đảm bảo.
Hiện nay, lượng sinh viên ra trường không kiếm được việc làm đang ở mức báo động, Bộ GD-ĐT có động thái nào trong năm tới để giảm tình trạng này?
Bộ đang tiến hành quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2020, thay thế quyết định 121 của Thủ tướng trước đây để phù hợp với quy hoạch nguồn nhân lực. Chính phủ cũng vừa giao cho Bộ GD-ĐT triển khai đề án tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, trong đó có việc lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2015 – 2020.
Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích và định hướng cho các trường hạn chế mở các ngành mà xã hội đang dư thừa tập trung vào các ngành cần nhiều nhân lực. Bộ cũng đang điều chỉnh lại công tác dự báo nguồn nhân lực, xây dựng các trung tâm, mạng lưới dự báo nhân lực và sẽ công khai để học sinh và xã hội biết tự định hướng trong việc chọn nghề.
Theo 24h
Rối vì thí sinh trúng tuyển ảo
Chưa năm nào các trường ĐH bối rối vì thí sinh trúng tuyển ảo như năm nay. Đặc biệt là các trường ĐH ngoài công lập và các trường ĐH vùng, ĐH địa phương.
Trong nhiều kỳ tuyển sinh vừa qua, các trường ĐH ngoài công lập như ĐH Hoa Sen, ĐH Ngoại ngữ- Tin học TPHCM, ĐH Văn Lang không gặp nhiều khó khăn trong việc xét tuyển nguyện vọng (NV).
Thường các trường sau khi xét tuyển NV2 là đủ chỉ tiêu, không cần phải xét thêm ở NV3. Nhưng năm nay, các trường này đều gặp khó vì lượng thí sinh trúng tuyển ảo quá nhiều.
Trường ĐH Hoa Sen sau khi công bố điểm chuẩn NV1, có nhiều ngành trường không tuyển NV bổ sung nhưng do số thí sinh trúng tuyển ảo quá nhiều nên phải thông báo tuyển tiếp các ngành như: Tài chính - ngân hàng, Marketing, Quản trị nhân lực.
Thí thí sinh làm thủ tục nhập học tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành Ảnh: Q.P.
Tương tự, trường ĐH Ngoại ngữ- Tin học TPHCM từ ngày 22/8 đã ra thông báo không nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung nữa do đã hết chỉ tiêu, đến ngày 10/9, thì trường này lại tiếp tục thông báo tuyển NV bổ sung ở một số ngành như: Trung Quốc học, Hàn Quốc học, ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ thông tin... vì có nhiều thí sinh trúng tuyển ảo.
Không chỉ các trường ngoài công lập mà ngay cả các trường công lập cũng rối bời vì thí sinh trúng tuyển ảo.
Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) sau khi công bố điểm chuẩn NV1 chỉ ra thông báo thực hiện đăng ký nguyện vọng phân ngành cho những thí sinh không trúng tuyển NV1 nhưng có tổng điểm từ điểm sàn trở lên chứ không hề tuyển NV bổ sung.
Đến ngày 7/9, trường ra thông báo tuyển NV bổ sung 7 ngành, 210 chỉ tiêu với lý do vì lượng thí sinh trúng tuyển NV1 đến làm thủ tục nhập học không đủ nên trường phải tuyển thêm.
Trong khi đó, hiện tại các trường ngoài công lập như ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định, ĐH Quốc tế Hồng Bàng... vẫn tiếp tục cuộc đua xét tuyển NV bổ sung.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh Truyền thông Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM cho biết: Các năm trước, tỷ lệ thí sinh đến nhập học tại trường đạt trên 70% nhưng năm nay thì chỉ khoảng 60%. Điều này chứng tỏ, có khoảng 40% số thí sinh trúng tuyển vào trường là ảo.
Hiện hệ ĐH, CĐ của trường còn khoảng 1.700 chỉ tiêu và trường tiếp tục xét tuyển NV bổ sung đợt 3 đến ngày 22/9.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng thông báo tuyển NV bổ sung với 3.850 chỉ tiêu ở hệ ĐH và CĐ nhưng đến nay, theo thống kê, số thí sinh đăng ký xét tuyển NV bổ sung vào trường mới khoảng 2.000 thí sinh.
Bà Lê Thị Mỹ Trang, ủy viên Hội đồng tuyển sinh của trường cho biết: "Hiện trường còn hơn 1.000 chỉ tiêu nữa. Đến ngày 14/10, thí sinh trúng tuyển mới nhập học, và điều hiển nhiên là trường cũng sẽ chịu cảnh thí sinh trúng tuyển ảo như các trường khác, lúc đó nếu ngành nào tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ảo nhiều thì trường sẽ tiếp tục xét tuyển NV bổ sung tiếp".
Các trường ĐH khác như: ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định, ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, ĐH Công nghệ Sài Gòn... hiện vẫn tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung vào tất cả các ngành đào tạo.
Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại làng ĐH Thủ Đức cho biết, việc kéo dài thời gian tuyển mới nghe có vẻ là giúp cho thí sinh có thêm cơ hội vào ĐH, các trường khó tuyển có thể tuyển đủ chỉ tiêu.
Nhưng thực tế tuyển sinh năm nay cho thấy việc kéo dài thời gian xét tuyển đã làm rối tung kế hoạch tuyển sinh và đào tạo ở các trường. Rối vì tỷ lệ thí sinh trúng tuyển ảo quá nhiều buộc các trường phải xét tuyển nhiều đợt.
Bên cạnh đó, những thí sinh trúng tuyển vào tháng 11 (nếu có) thì các trường sắp xếp lịch học như thế nào? Nếu buộc các em vào học chung với các thí sinh đã trúng tuyển từ tháng 9 thì liệu các em có theo kịp không?
ĐH Đà Nẵng tuyển thêm gần 300 chỉ tiêuĐà Nẵng - Chiều 17/9, ĐH Đà Nẵng công bố xét tuyển gần 300 chỉ tiêu NV bổ sung vào các ngành bậc ĐH, CĐ phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum.Theo đó bậc ĐH xét tuyển 196 chỉ tiêu, các ngành khối A,A1 (từ 13 điểm), D1 (từ 13,5 điểm), gồm: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (A), Kinh tế xây dựng (A), Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng (A,A1,D1).Bậc CĐ các khối A,A1 (từ 10 điểm), D1 (10,5 điểm) vào các ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh.Theo TS. Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng ban Đào tạo (ĐH Đà Nẵng): theo quy định cách thí sinh có thể rút hồ sơ gốc 5 ngày trước khi hết hạn xét tuyển.Trường hợp thí sinh không trúng tuyển ở đợt xét tuyển NV trước có thể linh hoạt được rút hồ sơ, nhưng phụ thuộc thời gian xử lý của cán bộ làm nhiệm vụ.PGS.TS Nguyễn Tấn Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cũng cho hay, thí sinh không trúng tuyển vào trường nếu nộp hồ sơ gốc có thể được rút lại để tham gia xét tuyển vào trường khác. Ngày 20/9 tới, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng kết thúc đợt xét tuyển NV bổ sung.
Theo tiền phong
Giúp sinh viên nghiên cứu khoa học hiệu quả Bộ GD-ĐT vừa tổ chức trao giải thưởng tài năng khoa học trẻ dành cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều sinh viên vẫn còn rất mơ hồ trong việc nghiên cứu khoa học. Tham gia ngay từ năm nhất Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý, qua việc xét chọn giải...