Tuyển sinh 2013: Lúng túng điểm sàn
Lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT đã phải tổ chức một cuộc lấy ý kiến góp ý mở rộng phương án xây dựng điểm sàn và ngồi lại với Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập để bàn về vấn đề này vào ngày 5/3.
Được coi là ngưỡng tối thiểu để kiếm soát chất lượng đầu vào các trường ĐH, CĐ, sau 10 năm triển khai, cách tính điểm sàn đã bộc lộ nhiều bất cập. Hệ quả là suốt mấy năm trở lại đây, hàng loạt các trường ĐH, CĐ kêu than không thể tuyển sinh được chỉ vì… điểm sàn.
Cách tính điểm sàn có vấn đề
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm được tính dựa trên nhiều yếu tố: Cơ cấu ngành nghề, nhu cầu về nguồn nhân lực, sự dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, phổ điểm thi… Điểm sàn cũng được xác định dựa trên nguyên tắc: Tổng số thí sinh đạt trên điểm sàn cân đối với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ cho rằng cách tính này chưa chính xác, tổng số thí sinh đạt trên điểm sàn không tương ứng với tổng số chỉ tiêu dẫn đến việc Bộ GDĐT năm nào cũng nói thừa rất nhiều thí sinh có điểm trên sàn nhưng các trường vẫn không tài nào tuyển đủ.
Ông Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng: Bộ cứ cho rằng các trường không đủ chất lượng nên thí sinh quay lưng, thực tế có rất nhiều trường ĐH cơ sở vật chất tốt, giảng viên đầy đủ, điều kiện về học phí và học bổng rất tốt, chất lượng đào tạo đã được khẳng định nhưng vẫn không thể tuyển được 50% chỉ tiêu như trường: ĐH Dân lập Phương Đông, ĐH Dân lập Hải Phòng… thậm chí nhiều trường công cũng phải lấy sát sàn nhưng vẫn không tuyển được. “Điều đó cho thấy điểm sàn của Bộ có vấn đề, nó đang gây sự lãng phí rất lớn về cơ sở vật chất ngành giáo dục. Bộ nên chỉ kiểm soát đầu ra” – ông Quân nói.
Cách tính điểm sàn còn bất cập đã khiến nhiều thí sinh bỏ lỡ cơ hội vào các trường ĐH-CĐ
Còn Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông – ông Nguyễn Thiện Dụ thì cho rằng: “Bộ nên công khai cách tính điểm sàn. Bộ luôn nói rằng nguồn tuyển trên sàn luôn đủ, vậy số học sinh dôi dư này đi đâu?”.
Sau 10 năm áp dụng điểm sàn, lần đầu tiên Thứ trưởng Bùi Văn Ga phải thừa nhận: “Tiêu chí xác định điểm sàn đã làm rất kỹ nhưng chưa chắc chắn. Ví dụ: Năm 2012, khối B đã để số thí sinh đủ điểm sàn gấp trên 10 lần chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ. Bên cạnh đó khả năng dịch chuyển theo vùng miền của thí sinh (một trong những yếu tố xác định điểm sàn) cũng không thể phán đoán chính xác được, ví dụ lượng thí sinh dịch chuyển từ TP. Hồ Chí Minh vào đồng bằng sông Cửu Long, hay thí sinh tại Hà Nội vào miền Trung mỗi năm đều không giống nhau”.
Video đang HOT
Điểm sàn 2013 sẽ ra sao?
Tại buổi làm việc giưa Bộ GD-ĐT với Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập xung quanh vấn đề điểm sàn và thi 3 chung, Hiệp hội chính thức kiến nghị thay đổi cách xác định điểm sàn theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và xóa bỏ 3 chung… để cứu nhiều trường ngoài công lập khỏi nguy cơ giải thể. Trước kiến nghị của Hiệp hội, quan điểm của Bộ GDĐT vẫn cho rằng: Thay đổi phương thức thi và cách thức xác định điểm sàn vẫn không thể thực hiện ngay lập tức trong năm.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga giải thích: “Luật Giáo dục Đại học của chúng ta vừa mới đi vào thực tiễn và chưa “ráo mực”, phải chờ đến sau năm 2015 khi chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao, sách giáo khoa được cải cách lúc đó sẽ có nhiều phương án tuyển sinh cho các trường. Có thể các trường sẽ được tuyển sinh riêng, có thể xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, xóa bỏ điểm sàn…Còn từ nay đến khi đó, Bộ vẫn áp dụng thi 3 chung với những cải tiến về kỹ thuật”.
Theo ông Bùi Văn Ga, hiện Bộ đang mở diễn đàn “Hiến kế xây dựng điểm sàn” trên trang thông tin chính thống báo Giáo Dục Thời Đại để có được sự góp ý rộng rãi của xã hội nhằm xây dựng được cơ chế điểm sàn hợp lý cho năm 2013.
Trước mắt, để tránh việc nhiều trường công lấy điểm đến sàn “vét thí sinh, năm nay Bộ cũng quy định cụ thể về việc xét tuyển nguyện vọng sau không được thấp hơn nguyện vọng trước. Về các tiêu chí xác định điểm sàn năm 2013, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Ước tính năm nay sẽ có 1,2 triệu thí sinh dự thi, trong đó có 900.000 thí sinh tốt nghiệp mới và 300.000 thí sinh thi lại.
Trong khi chỉ tiêu tuyển mới năm nay là 550.000 vào ĐH, CĐ ngoài ra còn các trình độ khác. Bộ sẽ tính toán trên cơ sở làm sao cho số lượng dôi dư trên điểm sàn nhiều nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tối thiểu đầu vào, căn cứ vào chỉ tiêu năm nay, phổ điểm của từng môn, điểm trung bình chung của một thí sinh có thể đạt được… trên cơ sở phân tích tổng hợp để rút ra khung điểm hợp lý nhất. Ngoài ra, Bộ đang chờ ý kiến góp ý của dư luận, các chuyên gia giáo dục để bổ sung thêm tiêu chí xác định điểm sàn. Chắc chắn, điểm sàn năm nay sẽ không còn cứng nhắc như các năm trước nữa” – ông Ga nói.
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
Trẻ trường công "gửi ké" trường tư ngày cận Tết
Hầu hết các trường mầm non công lập tại TPHCM không mở lớp trong tuần cận Tết, còn các trường tư thục lại "rộng cửa" đón cả học sinh bên ngoài.
Trường công nghỉ theo lịch
Năm nay, học sinh (HS) tại TPHCM được nghỉ Tết hơn 1 tháng (16 ngày). Đặc biệt là thời gian trước Tết, HS được nghỉ sớm (nghỉ từ 23 tháng Chạp), trong khi phụ huynh vẫn đi làm đến 28 - 29 Tết nên nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc trông con, nhất là ở lứa tuổi mầm non.
Chị Lê Minh An, có con học tại một trường mầm non công lập ở Q.1 cho biết, do lo lắng việc trông ngày ngày sát Tết nên từ tuần trước chị đã hỏi thăm giáo viên về dịch vụ này tại trường. Lúc đó trường chưa có lịch, mới đây chị An chính thức được biết, trường sẽ không mở lớp do số phụ huynh đăng ký gửi trẻ không trên 100.
Trẻ nghỉ sớm, phụ huynh phải xoảy xở nhiều cách "quản" trẻ trong tuần cận Tết.
"Giáo viên chỉ dẫn việc gửi trẻ sang trường tư cùng địa bàn nhưng hiện tôi vẫn đang cân nhắc xem có cách thu xếp nào thuận tiện hơn không. Mang cháu gửi sang một nơi mới chỉ mấy ngày tôi cũng không lo", chị An nói.
Theo ghi nhận đến thời điểm này, hầu hết các trường mầm non công lập ở TPHCM sẽ nghỉ theo lịch Tết của Sở GD-ĐT, không mở lớp trông trẻ ngày cận Tết. Một vài trường vẫn đang xem xét số lượng phụ huynh đăng ký gửi trẻ để cân nhắc việc mở lớp hay không.
Bà Nguyễn Mai Hương, Phó phòng giáo dục Q.5 cho hay do nhu cầu phụ huynh đăng ký gửi trẻ không đủ để các trường mở lớp nên các trường công trên địa bàn không mở lớp. Bà Hương lý giải: "Việc mở lớp cận Tết tuy không áp dụng giáo trình dạy học nhưng đòi hỏi trường phải vẫn phải huy động cả bộ máy, nhân sự về giáo viên, bảo vệ, bảo mẫu, nhân viên vệ sinh, ban giám hiệu... Số lượng trẻ ít thì rất khó cho các trường mở lớp".
Tương tự, tại Q.Gò Vấp, bà Bùi Thị Minh Nguyệt - Phó phòng Giáo dục cho hay đến nay phòng chưa nhận báo cáo cụ thể từ các trường nhưng cũng nắm được tình hình các trường công nghỉ theo lịch, không mở lớp trông trẻ. Tuy nhiên, nhà trường sẽ hướng dẫn phụ huynh có nhu cầu có thể đăng ký gửi sang các trường tư thục.
Trường tư "rộng cửa" đón trẻ
Nếu như trường công đóng cửa nghỉ đúng lịch vì gặp khó khăn trong việc tổ chức mở lớp thì hầu hết các trường tư thục đều "nới" thời gian trông trẻ đến sát ngày Tết, trong đó một số trường do thỏa thuận với phụ huynh học phí đã kéo dài đến ngày sát Tết. Các trường tranh thủ nhận thêm trẻ từ nơi khác vừa để hỗ trợ phụ huynh vừa tăng thêm thu nhập cho giáo viên làm việc trong những ngày này. Việc gửi con sang trường tư cận Tết được xem là một trong những biện pháp "cứu cánh" cho nhiều phụ huynh.
Nhiều trẻ trường công sẽ được "gửi ké" sang trường tư trước khi nghỉ Tết.
Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở Q.3 cho hay, lúc đầu trường dự định sẽ thực hiện nghỉ Tết theo lịch. Khi nhiều phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ những ngày sau đó và có cả một bộ phận phụ huynh ngoài trường cũng liên lạc hỏi về về dịch vụ giữ trẻ nên trường quyết định sẽ hoạt động đến 28 Tết.
Các trường mầm non như Hoa Mai (Q.5); Hoa Mặt Trời (Q.Tân Bình); Thần Đồng Đất Việt (Q.3); Sao, Mèo Con (Q.7); Sao Mai (Q.8); Sài Gòn , Lan Anh (Q.10)... đều nhận trông trẻ những ngày sát Tết. Trong đó có nhiều trường nhận trẻ trong mọi lứa tuổi nhưng một số trường do đặc trưng của mặt bằng, đội ngũ giáo viên, học sinh đang theo học tại trường nên ưu tiên nhận trẻ theo độ tuổi.
Về mức giá trông trẻ trong những ngày này, bà Mai Hương cho biết dịch vụ này sẽ do thỏa thuận giữ phụ huynh và nhà trường, mỗi trường sẽ có mức giá khác nhau tùy vào điều kiện của mình. Ngoài tiền ăn uống thì phí giữ trẻ có thể gấp đôi ngày thường, trong mức từ 40.000 - 50.000 đồng/cháu.
Ghi nhận, mức giá bình quân các trường tư thục trông trẻ tính cả tiền ăn, bồi dưỡng cho giáo viên giao động từ 100 - 200.000 ngàn đồng, tùy điều kiện, cơ sở vật chất của trường.
Trước lo ngại của nhiều phụ huynh khi phải gửi con sang trường tư chỉ trong những mấy ngày sát Tết, phụ trách bậc học mầm non nhiều quận cho hay phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm. Vì thời gian này chỉ có hoạt động giữ trẻ, không áp dụng giáo trình dạy học, trong khi chuyên môn và sự nhiệt tình của giáo viên với trẻ ở trường tư rất tốt.
Ngoài ra, ngành cũng yêu cầu các trường mở lớp và nhóm trẻ gia đình trong những ngày này dù được coi là "thời gian làm thêm" nhưng vẫn phải đảm bảo mọi an toàn cho trẻ theo đúng quy định.
Hoài Nam
Theo dân trí
Hà Nội không "đóng cửa" với tại chức, dân lập Trao đổi với Dân trí , ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định: "Việc tuyển công chức năm 2013 vẫn thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hà Nội không phân biệt bằng cấp cũng như trường công hay tư ở kỳ thi này". Liên quan đến việc Hà Nội chỉ lấy những ứng viên...