Tuyển sinh 2012: Thí sinh cân nhắc khi đăng ký vào ngành “nóng”
Trong chỉ tiêu dự kiến 2012 Bộ GD-ĐT đã công bố, chỉ tiêu ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng vẫn đứng đầu với 184.300 chỉ tiêu. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc khi đăng ký vào các ngành này.
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ tuyển mới 576.000 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu nhiều nhất là ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng với 184.300 chỉ tiêu. Tiếp đến là ngành Kỹ thuật công nghệ 172.800 chỉ tiêu; ngành Sư phạm 54.600 chỉ tiêu; ngành Khoa học tự nhiên và Xã hội nhân văn 51.800 chỉ tiêu; ngành Nông Lâm ngư 43.200 chỉ tiêu; ngành Y dược 40.300 chỉ tiêu và ngành Nghệ thuật – Thể dục thể thao 29.000 chỉ tiêu.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến chỉ tiêu nói trên được đưa ra dựa vào nhu cầu nguồn nhân lực trình độ ĐH, CĐ của các địa phương và căn cứ số lượng giảng viên, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo.
Tuyển sinh 2012, thí sinh cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề.
Số lượng chỉ tiêu ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng nhiều so với các nhóm ngành khác bởi nhu cầu nhóm ngành này vẫn “ nóng” nhất và đông thí sinh dự thi nhất. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc khi đăng ký bởi điểm chuẩn của các ngành này luôn thuộc tốp cao.
Cụ thể đối với các trường thuộc tốp đầu trong lĩnh vực ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng điểm chuẩn lúc nào cũng cao, tỷ lệ “chọi” của các trường cũng không giảm. Trường ĐH Ngoại thương điểm chuẩn 3 năm trở lại đây từ 22 – 26 điểm; trường ĐH Kinh tế quốc dân điểm chuẩn từ 18 – 25,5 điểm, trong đó nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Kế toán điểm chuẩn cao nhất trường là 24,5 – 25,5 điểm; Học viện Ngân hàng điểm chuẩn từ 18,5 – 20,5 trong 3 năm trở lại đây…
Video đang HOT
Không chỉ ở các trường thuộc “tốp” trên, ngành này có điểm chuẩn cao mà các trường đại học đa ngành khác, điểm chuẩn ngành này cũng thường dẫn đầu. Ví dụ, năm 2011, trường ĐH Công đoàn, ngành Tài chính ngân hàng và ngành Kế toán có điểm chuẩn cao nhất trường từ 16,5 – 17,5 điểm; Trường ĐH Thương mại, ngành Tài chính – Ngân hàng: 20, 5 điểm, ngành Kế toán – Tài chính: 21,0 điểm; Trường ĐH Công nghiệp ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng khối A 17 điểm, khối D1 16,5 điểm…
Trao đổi với Dân trí, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Quang Dong cho biết: “Trong những năm tới, ngành Kinh tế – tài chính – ngân hàng vẫn “nóng” vì nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc thu hút thí sinh dự thi vào trường tùy theo sức hút của từng trường. Tôi tin trường Kinh tế quốc dân thí sinh dự thi vẫn đông vì trường tuyển sinh theo ngành và điểm chuẩn của chúng tôi cũng sẽ không giảm nhiều trong những năm tới”.
Còn bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương, cho hay: “Ba năm trở lại đây, hồ sơ đăng ký dự thi vào trường luôn giữ ổn định bởi thí sinh đã lượng được sức mình để đăng ký. Với ngành Tài chính – Ngân hàng, 2 năm trở lại đây số lượng hồ sơ nộp vào trường tăng vọt, chứng tỏ sức hút của ngành này vẫn mạnh”.
Tuy nhiên, bà Thủy chia sẻ: “Cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi, thí sinh cần xem xét năng lực và lựa chọn ngành nghề mình yêu thích chứ không nên chạy theo thị hiếu xã hội”.
Nhận định về chỉ tiêu ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng năm nay vẫn nhiều nhất so với các nhóm ngành khác, ông Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính băn khoăn cho rằng: “Khi phân bổ chỉ tiêu, ngành quản lý cần cân đối xem xét lại chứ không vài năm nữa sẽ thừa nguồn nhân lực ngành này. Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành này cũng đã dư thừa, nhiều sinh viên ra trường khó tìm được việc. Nếu có “đắt sô” chỉ là những sinh viên thuộc vài trường “tốp trên” đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Hiện nay vẫn chưa có cuộc khảo sát tổng thể về sinh viên thuộc các ngành này ra trường có việc làm”.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
2012 bắt đầu dời ĐH ra ngoại thành
Sáng 24/12, Bộ GD-ĐT cho biết, từ năm 2012 đến năm 2025 thực hiện di dời khoảng 70 trường ĐH, CĐ ra ngoại thành. Trong đó, khu vực Hà Nội sẽ có 30 trường dời "đô" và TP.HCM có khoảng 40 trường phải dời đến các khu quy hoạch khác.
Theo ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, Đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) với việc di dời 30 trường ĐH, CĐ thì số sinh viên (SV) ra ngoại thành Hà Nội khoảng 200.000. Và khu vực nội thành TP.HCM cũng giảm tải khoảng 350.000 SV sinh hoạt trong nội thành.
Ông Tạo cũng cho biết, các khu quy hoạch của Hà Nội và vùng Thủ đô Hà Nội sẽ bao gồm: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên và Chúc Sơn thuộc TP Hà Nội; khu ĐH phố Hiến (tỉnh Hưng Yên); tỉnh Vĩnh Phúc; Hải Dương; Hà Nam; Bắc Ninh; Hòa Bình và tỉnh Nam Định.
Các khu quy hoạch của TP.HCM và vùng TP.HCM sẽ bao gồm: khu quy hoạch phía Tây Bắc thuộc huyện Hóc Môn và Củ Chi, Đông Bắc thuộc quận 9, phía Nam thuộc khu Nam Sài Gòn, huyện Bình Chánh và Nhà Bè; tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang.
Việc xác định trường thuộc diện di dời dựa trên bộ tiêu chí di dời, không phân biệt trường công lập, tư thục, trường thuộc các tổ chức kinh doanh (tập đoàn nhà nước, tổng công ty)...., ông Tạo nói. Trường thuộc diện di dời thực hiện di chuyển toàn bộ trường, cơ sở đào tạo, sinh viên, cán bộ, giảng viên đến khu quy hoạch. Sau khi hoàn thành việc di dời không thực hiện thuê mướn địa điểm đặt lớp đào tạo trong khu vực nội thành của hai thành phố.
Bộ GD-ĐT cũng cho hay, trong mỗi khu quy hoạch sẽ bao gồm một hoặc một số trường từ nội thành TP dời đến và các trường đang đóng trên địa bàn. Việc bố trí các trường di dời vào khu quy hoạch lựa chọn 1 trong 3 phương án hoặc lựa chọn đồng thời cả 3 phương án.
Từ năm 2012 sẽ tiến hành di dời các trường ĐH ra ngoại thành. (Ảnh minh họa).
Một là, bố trí xen kẽ các trường ĐH, CĐ đào tạo khác ngành/ nghề vào cùng khu quy hoạch. Hai là, bố trí trường ĐH, CĐ đào tạo cùng ngành nghề vào cùng một khu quy hoạch. Ba là, bố trí trường công lập và trường tư thục (trường có vố đầu tư nước ngoài hay trường liên doanh, liên kết với nước ngoài) không trên cùng một khu quy hoạch.
Về lộ trình di dời, Bộ cũng đưa ra các phương án như sau: TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015 di dời khoảng 5 trường; 2016-2020 di dời khoảng 7 trường và 2021-2025 di dời 18 trường còn lại. TP.HCM giai đoạn 2011-2015 di dời 5 trường; 2016-2020 di dời khoảng 15 trường và 2021-2025 di dời khoảng 20 trường còn lại.
Phương án 2: TP.Hà Nội giai đoạn 2011-2015 di dời khoảng 2 trường; 2016-2020 di dời khoảng 7 trường và 2021-2025 di dời khoảng 21 trường còn lại. TP.HCM giai đoạn 2011-2015 di dời khoảng 2 trường; 2016-2020 di dời khoảng 10 trường và 2021-2025 di dời khoảng 28 trường còn lại.
Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM Mai Hồng Quỳ nêu ý kiến, chuyện di dời ĐH đã bàn nhiều nhưng các trường muốn di dời thì phải có nơi để chuyển đến. Trong khi đó, các đơn vị có trách nhiệm xem xét cấp đất để trường dời đến như Hà Nội và TP.HCM lại quá nhiều việc nên chuyện này cứ bàn rồi lại để đó. Còn các trường thuộc diện di dời hoang mang không biết dời đến đâu...
Đáp lại ý kiến trường nêu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, chuyện di dời ĐH không bàn lùi. Do đó 2 vấn đề cốt lõi các trường phải làm là: xây dựng chiến lược di dời đến cơ sở mới. "Và không có chuyện giữ đất - nghĩa là không có cơ sở 1 và cơ sở 2" - Bộ trưởng đóng đinh. Vì Chính phủ không có tiền nên các trường phải hóa giá cơ sở cũ để tái đầu tư nơi chuyển đến.
Việc di dời các trường sẽ phải chủ động, phía Chính phủ đang xem xét "đất vàng" - nơi trường chuyển đi sẽ được sử dụng mục đích gì để tạo môi trường xanh-sạch, không ô nhiễm, lời Bộ trưởng.
Theo VNN
Sinh viên đua nhau săn học bổng khóa học mùa Noel, cận tết Khác hẳn mọi năm, vào mùa Nol, cận tết năm nay, sinh viên dường như quan tâm hơn đến vấn đề học thêm, học bổng hơn là cố lo ôn và thi hết học phần để thảnh thơi nghỉ ngơi và đi chơi lễ sau một kì học căng thẳng. Qua tìm hiểu tại một số cơ sở đào tạo về CNTT (Công...