Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
Mấy ngày qua, hàng trăm sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) hoang mang, lo lắng khi nhà trường thông báo không được tiếp tục học hệ này mà chỉ được học hệ TCCN hoặc chuyển sang học CĐ nghề.
Phiếu thu học phí của sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” ngành kế toán
Quá bức xúc, nhiều sinh viên đã tập trung phản đối, yêu cầu tiếp tục để sinh viên học hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” như nhà trường đã cam kết ban đầu. Còn nếu không phải hoàn trả 100% học phí mà họ đã đóng hơn một năm qua.
6,5 điểm vẫn trúng tuyển hệ CĐ
Theo phản ảnh của nhiều sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi”, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 dù họ không thi tuyển hay xét tuyển vào Trường ĐH Đông Á, nhưng sau đó vẫn được trường này gửi giấy báo trúng tuyển về tận quê mời nhập học hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” khóa 2012-2016. N.T.H. (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) kể năm 2012 em thi ĐH khối A vào Trường ĐH Quy Nhơn nhưng tổng điểm ba môn thi chỉ được 6,5 điểm. Đang buồn thì H. nhận được giấy báo trúng tuyển vào hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” của Trường ĐH Đông Á, mặc dù trước đó em không đăng ký nguyện vọng 2 tại trường này. Tương tự, P.T.H.T. (quê Quảng Bình) thi khối A chỉ được 7 điểm, nhưng sau đó T. cũng được Trường ĐH Đông Á gửi giấy báo mời vào học hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi”.
Ngoài ra, nhiều thí sinh ở các địa phương khác trong cả nước có điểm thi ba môn dưới 8 điểm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 cũng được Trường ĐH Đông Á dang tay “vớt” vào trường học hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” ở các chuyên ngành điều dưỡng, du lịch, kế toán, xây dựng, quản trị kinh doanh…
Sinh viên chịu thiệt thòi
Thời gian học tập của sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” đã trôi qua hơn một năm thì mọi chuyện mới vỡ lở khi trường thông báo cho sinh viên là không được tiếp tục học hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi”, mà chỉ học hệ TCCN hoặc học tiếp lên hệ CĐ nghề tại trường. Bởi theo quy định của thông tư 55/2012 của Bộ GD-ĐT (ký ngày 25-12-2012), không cho phép sinh viên tốt nghiệp TCCN thi liên thông ngay lên hệ CĐ mà phải sau 36 tháng.
Quá bất ngờ và bức xúc trước thông tin này, trong hai ngày 4 và 5-11 gần 100 sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” đã tập trung phản đối, đề nghị Trường ĐH Đông Á phải đào tạo đúng như cam kết ban đầu, bởi từ ngày nhập học đến nay sinh viên đều nộp học phí theo hệ CĐ chính quy. Một nữ sinh viên ngành kế toán cho biết trong các buổi tư vấn đầu năm học, nhà trường đều khẳng định sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” của bọn em học chương trình TCCN trong hai năm đầu, sau đó tiếp tục học liên thông lên CĐ thêm một năm rưỡi nữa là nhận bằng chính quy, vậy mà hôm nay trường lại nói khác. Nhận được thông tin này, em và nhiều bạn bè thật sự rất sốc. Nếu không đào tạo được thì tại sao lúc mới nhập học, nhà trường không thông báo để bọn em còn biết lựa chọn hướng khác. Nếu biết sớm em sẽ nộp hồ sơ vào học trung cấp ở một trường công lập để học phí thấp hơn”.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Anh Đào, chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á, cho biết khóa học này có hơn 200 sinh viên nhập học. Sở dĩ có sự thay đổi này là do tháng 10-2012 nhà trường tuyển sinh, nhưng cách đó không lâu Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 55 quy định về việc đào tạo liên thông không cho học sinh tốt nghiệp TCCN liên thông ngay lên hệ CĐ chính quy, mà phải sau 36 tháng. Sau khi sinh viên hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” phản ứng, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức đối thoại với sinh viên để bàn biện pháp giải quyết. Theo đó, nếu trường hợp sinh viên dừng học, nhà trường sẽ cấp chứng nhận điểm cho các em có thể chuyển sang trường khác hoặc sinh viên tiếp tục hoàn thành chương trình TCCN thì nhà trường sẽ tạo điều kiện tiếp tục học hệ đào tạo nghề. Còn trường hợp sinh viên không học nữa, nhà trường sẽ xem xét trả lại một phần học phí cho các em.
Thông tư 55 ra đời sau thời gian tuyển sinh hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” chỉ hai tháng, vậy tại sao nhà trường không thông báo ngay cho sinh viên biết để có hướng lựa chọn? Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Anh Đào cho rằng phòng đào tạo nhà trường đã thông báo rộng rãi, kể cả trên website nhà trường, nhưng không hiểu sao khóa này không hay biết (?). Vậy ai cho phép tuyển sinh hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” đối với học sinh THPT? Về vấn đề này, bà Đào cho rằng đây là lỗi của bộ phận làm công tác tuyển sinh và sẽ kiểm tra chấn chỉnh. Dù bà Đào giải thích như vậy, nhưng trong giấy báo trúng tuyển của Trường ĐH Đông Á gửi cho thí sinh hệ “CĐ liên thông ba năm rưỡi” thì lại do chính hiệu trưởng Trường ĐH Đông Á ký.
Theo Tuoitre
Người yêu chối bỏ, khuyên lấy chồng khi đã là gái ế
"Sang năm 29 là được tuổi lấy chồng đấy. Em cố tranh thủ mà kiếm 1 mối khác đi! Không sợ mang danh gái ế à em? Anh thấy lo thay cho em!".
Nghe chính từ miệng Đăng nói ra những lời đó mà Ngân thấy quá cay đắng...
Tình yêu của Ngân và Đăng từ ngày bắt đều đến khi kết thúc cũng ngót nghét 6 năm ấy chứ. Ngày xưa, Ngân không xinh nổi bật như hoa khôi nhưng cũng có nét duyên ngầm. Đăng chinh phục Ngân đã phải "thương tích" đầy mình để "đạp đổ" khá nhiều cây si vây quanh cô.
Ngày xưa ấy là hồi 2 người còn đi học, cùng lớp nhau. Tới giờ Ngân và Đăng đã ra trường, đi làm được 5 năm rồi. Một tình yêu quá đẹp, quá bền nhưng Ngân đợi mãi mà chưa tới ngày mình được hưởng quả chín.
Ra trường, Ngân và Đăng đều chăm chỉ làm việc, tích góp cho tương lai. Năm Ngân 25 tuổi, 2 người cũng ổn định công việc, tích lũy được chút tiền, có thể xây dựng gia đình riêng rồi nhưng Đăng chưa muốn. Đăng xin Ngân đợi anh thêm 2 năm nữa: "Cưới bây giờ cũng được nhưng vẫn khổ lắm em ạ!".
"Ừ thì đợi, dù sao mình cũng vẫn trẻ!" - Ngân tặc lưỡi.
Hai người vẫn hạnh phúc yêu nhau cho đến khi Ngân 27 tuổi. Có lẽ đây là giới hạn tuổi tác mà cô có thể chờ đợi, nhất là với mối tình lâu năm giữa cô với Đăng. Và quan trọng là họ đã hoàn toàn đủ điều kiện để làm đám cưới. Mặc dù đều là dân tỉnh lẻ nhưng sau 5 năm làm việc, vốn liếng gộp lại cũng đủ để anh chị mua 1 căn chung cư kha khá và trang trải cuộc sống chung, vì vậy không còn lí do nào để trì hoãn nữa.
Đầu năm ngoái, anh chị dự định cuối năm sẽ tổ chức lễ cưới. Nhưng khi quyết định mới đưa ra được mấy ngày thì Đăng đã thông báo "tin buồn": "Bố mẹ anh không thích cho con lấy vợ xa quê".
Ngân đến bó tay. Mấy lần về nhà anh chơi, ông bà có ý kiến ý cò gì đâu. Là con gái, Ngân không lo đến chuyện chồng xa thì thôi. Uất ức nhất là, lúc bình thường thì Ngân chả thấy Đăng nói gì, giờ tính chuyện cưới xin thì mới nảy lòi ra lí do xa quê.
Ngân đem chuyện hỏi thẳng thắn Đăng thì anh "quăng" câu: "Bố mẹ anh tự nhiên thế, ai biết được. Thôi, để từ từ thuyết phục 2 cụ".
Cái quá trình thuyết phục ấy cũng ròng rã đến nửa năm. Nhiều lần, Ngân rủ Đăng cùng về thuyết phục các cụ cho tình cảm và thể hiện quyết tâm đến với nhau, nhưng Đăng không nghe. Anh bảo: "Bố mẹ đang buồn, về chỉ khiến ông bà bực thêm! Để 1 mình anh nói được rồi. Anh cũng đang tích cực lắm đấy chứ!".
Ngân đành ngậm tăm và chờ. "Chả lẽ mình sốt sắng quá, gọi thẳng về cho ông bà thì lại thành phản cảm. Ông bà đang giận, giờ nghe mình lèo nhèo có khi càng giận hơn thật!" - cô suy đi tính lại.
Đám cưới hoãn lại không biết tới khi nào, trong khi Ngân không ngừng chột dạ mỗi khi có người nhắc đến 2 tiếng "gái ế" (Ảnh minh họa).
Lằng nhằng cho đến cuối năm ngoái vẫn chưa đâu vào đâu. Thế là đám cưới hoãn lại không biết tới khi nào, trong khi Ngân không ngừng chột dạ mỗi khi có người nhắc đến 2 tiếng "gái ế". Đăng ngọt nhạt khuyên người yêu: "Bố mẹ anh thế này thì chẳng biết bao giờ mình mới làm đám cưới được. Ông bà chỉ có mình anh là con trai thôi, anh cũng không thể trái lời ông bà. Nhưng anh vẫn sẽ đấu tranh đến cùng. Chỉ sợ em không chờ được anh thôi...".
"Em sẽ chờ... Mình cùng cố gắng, em tin bố mẹ sẽ thông cảm cho mình thôi" - Ngân vẫn tin tưởng, dù khá buồn lòng.
Nhưng đến gần Tết thì Đăng lại giở giọng điệu mới: "Chán quá em à, bố mẹ có vẻ kiên quyết lắm. Ông bà có mình anh là con trai, chị gái lấy chồng ở quê nhưng cũng phải về nhà chồng chứ. Giờ quê vợ anh lại xa nốt thì cả năm có mấy ngày nghỉ đi lại 2 nơi cũng đủ chết rồi. Em ơi, không phải anh không còn yêu em. Anh rất yêu là đằng khác, lúc nào cũng mong lấy được em. Nhưng có lẽ em đừng nên đợi anh nữa. Con gái có thì em à... Anh sợ rồi người khác lại xì xào anh giữ chân gái ế thì oan quá!"
Ngân sững sờ trước những lời khuyên của người yêu. Anh có thật sự nghĩ cho cô hay không hay đang "dìm hàng" cô thật?
Đợt nghỉ Tết vừa rồi, Ngân không liên lạc được với người yêu. Trước rất nhiều cuộc gọi và tin nhắn của cô, anh chỉ gửi lại cho cô vẻn vẹn 1 câu: "Đừng chờ anh nữa...".
Ra tết, 2 người đã có 1 cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau. Đăng vẫn giữ nguyên quan điểm "đừng chờ anh nữa" và còn "thật lòng" khuyên Ngân: "Năm nay tính tuổi lấy chồng là em đã 28 rồi đấy? Đừng cố chờ đợi, níu kéo nữa!".
"Nhưng bao năm yêu nhau, bên nhau... giờ nói 1 câu là bỏ được sao hả anh...?" - Ngân nói trong nước mắt.
"Vậy bây giờ em bảo phải làm thế nào? Từ bỏ bố mẹ thì anh không làm được. Anh nói vậy là muốn tốt cho em, còn nếu em muốn tiếp tục thì anh cũng ok thôi, nhưng nhỡ không đi đến đâu thì em là người chịu thiệt thôi!".
"..." - Ngân não nề chẳng biết nói gì cả.
"Sang năm 29 là em được tuổi lấy chồng. Em cố tranh thủ mà kiếm 1 mối khác đi! Không sợ mang danh gái ế à em? Anh thấy lo thay cho em!".
Lần này thì Ngân thực sự sốc trước những lời khuyên "chân thành" của người yêu 6 năm.
Lí trí thì bảo có lẽ cuộc tình này chẳng đi đến đâu, đừng chờ đợi nữa. Nhưng tình cảm thì không thể nào nói dứt là dứt được. Vì vậy, sau cuộc gặp hôm đó, Ngân vẫn nhiều lần muốn níu kéo Đăng. Nhưng Đăng tuyệt đối tránh mặt và cắt đứt liên lạc hoàn toàn với cô.
Mấy tháng sau, Ngân biết tin là Đăng đã có người mới, gái thành phố chính hiệu. Nghe đâu cuối năm còn cưới luôn cho... đẹp tuổi.
Lúc này thì cô đã hiểu được bộ mặt thật của Đăng. Hóa ra anh ta đâu có lo cho tuổi xuân của cô, chỉ là anh ta sợ bị cô bám dai, cản trở anh ta bắt cá "ngon" hơn thôi.
Theo Ngoisao
Doanh nghiệp "lười" đóng BHXH cho người lao động: Cả hai cùng thiệt hại Liên tiếp những vụ tai nạn lao động (TNLĐ) dẫn đến bị thương tật và cả chết người xảy ra trong thời gian qua, nhưng các trường hợp đó DN lại không đóng BHXH, BHYT cho NLĐ. Hầu hết những lao động này không được DN đóng BHXH. Ngoài chi phí chữa trị lên tới hàng tỉ đồng DN phải tự gánh, NLĐ...