Tuyển giáo viên tiếng Anh như ‘mò kim đáy bể’
Khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, vị trí việc làm, thiếu cơ sở vật chất là những rào cản khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sáng 21-7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM.
Nội dung buổi làm việc giám sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT). Đồng thời, khảo sát tình hình triển khai thực hiện đề án “Xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2021″.
Không tuyển được giáo viên tiếng Anh
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay Sở GD&ĐT đã phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bồi dưỡng cho 493 giáo viên cốt cán tiểu học và Học viện Quản lý giáo dục bồi dưỡng cho 70 cán bộ quản lý cốt cán.
Đầu tháng 5, các trường tiểu học đã hoàn thành việc chọn lựa SGK. Từ ngày 29-7 đến 1-8, giáo viên TP.HCM sẽ được tập huấn sử dụng SGK.
Theo ông Hiếu, cả năm bộ SGK được Bộ GD&ĐT thẩm định và phê duyệt đều được các trường chọn lựa. Tuy nhiên, phần lớn các trường đều chọn bộ sách Chân trời sáng tạo. Đây là bộ sách do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành, có sự tham gia biên soạn của các nhà giáo phía Nam. Tất cả các trường đều có hội đồng lựa chọn độc lập và quyền chọn lựa sách của thầy cô được tôn trọng.
Về công tác tuyển dụng giáo viên, ông Hiếu cho biết theo chương trình hiện hành, môn tin học và tiếng Anh là môn tự chọn nên TP chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. Tuy nhiên, theo Thông tư 32 về ban hành chương trình GDPT 2018, môn tiếng Anh và tin học là môn học bắt buộc. Tuy nhiên, các trường khó tuyển dụng do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm.
Mặt khác, quy định hiện nay, giáo viên tiếng Anh phải tốt nghiệp trường đại học sư phạm mới được giảng dạy ở bậc tiểu học. Chính quy định này đã khiến nhiều quận, huyện khó khăn trong tuyển dụng. Đơn cử như năm học 2019-2020, quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo viên tiếng Anh nhưng không có ứng viên, quận Bình Tân chỉ có một ứng viên trúng tuyển nhưng làm việc một thời gian lại nghỉ.
Video đang HOT
Để triển khai chương trình GDPT 2018, cơ sở vật chất đóng một phần quan trọng nhưng các quận, huyện đều gặp khó. Theo chỉ tiêu được giao đến năm 2020, TP.HCM đạt tỉ lệ 300 phòng học/10.000 dân số độ tuổi đi học. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ đạt 219 phòng học/10.000 dân nhưng không đồng đều ở các quận, huyện.
Toàn TP chỉ có 70% học sinh tiểu học được học hai buổi/ngày, cá biệt có những quận, huyện tỉ lệ này rất thấp như Tân Phú (30%), quận 12 (25%), Bình Tân (42%) do trường lớp chưa phát triển đi đôi với việc tăng dân số cơ học.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, phát biểu tại buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM vào sáng 21-7. Ảnh: DANH NGUYỄN
Giải pháp tháo gỡ
Trước những vướng mắc gặp phải khi triển khai chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT TP.HCM đã kiến nghị một số giải pháp.
Về việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh và tin học, sở đề nghị Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫn về tuyển dụng, cơ chế riêng và chế độ riêng cho giáo viên Anh văn, tin học để thu hút, giữ chân đội ngũ này.
Liên quan đến khó khăn đối với việc triển khai học hai buổi/ngày theo chương trình GDPT 2018, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, đề xuất các chung cư khi xây dựng phải quan tâm đến việc phát triển trường lớp. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tính đến việc xây trường lớp để đảm bảo chỗ học cho con em.
Kết luận buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết ghi nhận những kết quả mà Sở GD&ĐT đã thực hiện được trong thời gian qua như nhanh chóng triển khai kế hoạch tập huấn giáo viên. Sở cũng đã chủ động trong việc biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương…
Đoàn cũng chia sẻ những khó khăn ngành gặp phải khi triển khai chương trình GDPT 2018 do áp lực tăng học sinh, phòng học không đáp ứng đủ. Cá biệt như quận Tân Phú chỉ có 13% học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 được học hai buổi/ngày, có duy nhất một trường của quận 100% được học. Mặt khác, còn có những khó khăn về tuyển dụng giáo viên và những quy định về kinh phí chưa phù hợp.
“Liên quan đến những khó khăn trên, tôi đề nghị Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện có hướng để tham mưu cho UBND TP và kiến nghị với HĐND TP để có thể giải quyết. Về Quốc hội, sau buổi giám sát, chúng tôi chính thức có văn bản gửi cho Chính phủ với Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính để nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận những kiến nghị của sở và sẽ có phản ánh với ngành chức năng, với Ủy ban Thường vụ Quốc hội” – bà Tuyết nhấn mạnh.
Kiến nghị của đoàn đại biểu Quốc hội với sở
Sở GD&ĐT phải đảm bảo được chất lượng giáo viên để thực hiện việc đổi mới chương trình, SGK trong năm học tới.
Sở phối hợp chặt chẽ với quận, huyện để tuyển dụng đủ giáo viên đảm bảo theo quy định. Sở phối hợp với Sở Nội vụ để có giải pháp trước mắt cho giáo viên dạy từng môn của tiểu học và của cấp học khác.
Về cơ sở vật chất, sở tiếp tục phối hợp với ủy ban quận, huyện để có đề xuất tiếp tục với TP quan tâm đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt bằng. Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các trường.
Bà VĂN THỊ BẠCH TUYẾT , Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
Đề thi tiếng Anh vào trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn có câu hỏi về dịch Covid-19
Theo thầy Nguyễn Trung Nguyên - giáo viên Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI: "Đề thi cập nhật các vấn đề xã hội nóng hiện nay, đặc biệt là nội dung dịch Covid-19".
Đánh giá chung về đề, thầy Nguyên nói, đề thi này đối với những học sinh không chuyên thì đề có thể tương đối khó, đặc biệt là khi làm trong thời gian ngắn 60 phút.
Đề không có nhiều kiến thức mới, nhưng những kiến thức được mở rộng từ kiến thức cơ bản lại tương đối khó và gây nhầm lẫn. Đề thi này cũng cập nhật các vấn đề xã hội nóng hiện nay, đặc biệt là dịch Covid-19.
Nếu học sinh chỉ tập trung vào các môn chuyên của mình mà lơ là tiếng Anh thì khó đạt điểm trên trung bình.
Theo thầy Nguyên, phần ngữ âm có lẽ là phần dễ lấy điểm nhất trong đề thi. Riêng phần trọng âm thì khó hơn đôi chút vì có một số từ gây nhầm lẫn.
Phần từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng tương đối dễ, chỉ có một câu "over the moon" là khó vì đây là cách diễn đạt theo "nghĩa bóng", là kiến thức học sinh phải học bên ngoài.
Phần điền từ hoàn thành đoạn văn và đọc hiểu là phần khó nhất, chủ đề và từ vựng đều khó, câu hỏi dài vì vậy nếu học sinh không chuẩn bị kỹ cho môn Tiếng Anh thì tỷ lệ "làm may rủi" là gần như 100%.
Dạng bài tìm lỗi sai cũng là phần khó (chỉ dễ hơn phần đọc hiểu), đặc biệt là những câu 11 và 13 (mã đề 888) cần học sinh hiểu chắc ngữ pháp mới có thể làm được.
Phần kiểm tra ứng dụng tiếng Anh trong giao tiếp (hồi đáp lại câu cho trước) cũng phức tạp và yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng mới có thể giành điểm. Với dạng bài chuyển đổi câu sao cho nghĩa không đổi không quá phức tạp vì cấu trúc học sinh đã học trên lớp nhưng lại có nhiều câu gây nhầm lẫn và bối rối như câu 44. Còn phần nối câu lại khó với những học sinh không chuyên.
Nhìn chung, đề thi có tính cập nhật các vấn đề xã hội nóng. Điều này tạo nên cái hay, cái hấp dẫn của đề thi. Tuy nhiên, với thời gian 60 phút và đề cho học sinh thi vào các lớp chuyên Văn, Sử, Địa thì đây là một đề tương đối khó. Phổ điểm phổ biến dự kiến sẽ từ 4 đến 6, điểm 7-8 sẽ hiếm hơn, còn 9-10 thì sẽ rất hiếm.
Giáo viên tiếng Anh Hà Nội được giảm giờ dạy để nâng chuẩn Việt Nam lên chuẩn quốc tế Hà Nội yêu cầu tất cả giáo viên tiếng Anh toàn thành phố phải tham gia rà soát đánh giá theo chuẩn quốc tế IELTS dù đã đạt chuẩn tiếng Anh theo khung năng lực ngoai ngữ 6 bậc Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2025, 50% số giáo viên này đạt 6.5 IELTS. Hà Nội đầu tư nâng chuẩn quốc tế cho...