Tuyên dương thầy cô tiêu biểu “gieo chữ” cho sinh dân tộc
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 sẽ tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp học thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; các lớp học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số, đang theo học.
“Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 tuyên dương những giáo viên tiêu biểu ở vùng sâu, vùng xa dạy chữ cho học sinh dân tộc
Ngày 25-7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long cùng các đơn vị đã tổ chức giới thiệu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019.
Theo anh Nguyễn Tường Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 sẽ tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp học thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; các lớp học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số, đang theo học.
Các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương là người có tư cách đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, có khả năng truyền cảm hứng trong công tác dạy học được phụ huynh, nhà trường và xã hội ghi nhận, trong đó ưu tiên các giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm, giáo viên trẻ lên vùng sâu, vùng xa dạy học, có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giáo dục.
Video đang HOT
Mỗi thầy giáo, cô giáo dạy học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương năm nay sẽ được nhận 1 sổ tiết kiệm 10 triệu đồng; Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo kế hoạch, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 sẽ nhận hồ sơ xét tuyên dương từ ngày 25-7 đến hết ngày 25-9. Dự kiến lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2019 tại Hà Nội.
Cũng trong dịp này, để đánh dấu chặng đường năm thứ 5 chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” được tổ chức với sự đồng hành của các đơn vị, Ban Tổ chức chương trình phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề “Chia sẻ cùng thầy cô” để tri ân những đóng góp của các thầy giáo cô giáo trong toàn xã hội.
Cuộc thi được phát động từ ngày 25-7 tới 25-10 cho công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập trong và ngoài nước; nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên trong cả nước với nhiều giải thưởng có giá trị.
Hưởng ứng phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tổ chức tuyên dương 214 thầy giáo, cô giáo ở khắp mọi miền Tổ quốc.
NGUYỄN QUỐC
Theo SGGP
Ninh Thuận: Phấn đấu 100% HS tiểu học dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt
Sở GD&ĐT Ninh Thuận ban hành kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số kể từ năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, chỉ tiêu đưa ra là: Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. 100% các trường tiểu học xây dựng chương trình tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo tài liệu "Em nói Tiếng Việt".
Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học, thời gian biểu, phân công giáo viên trực tiếp dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1. Tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện vận động học sinh ra lớp, đảm bảo 100% học sinh dân tộc thiểu số được dạy học tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
Đồng thời, cử giáo viên tham gia tập huấn dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong hè do Sở GD&ĐT triển khai.
Tập trung xây dựng các mô hình hoạt động, các giải pháp tối ưu nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tiễn. Chú trọng phân công vị trí, việc làm hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo của đội ngũ nhà giáo. Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp, ưu tiên bố trí giáo viên có kinh nghiệm dạy các lớp đầu cấp ở vùng dân tộc thiểu số.
Các giải pháp được đưa ra là: Huy động học sinh ra lớp đối với học sinh dân tộc thiểu số; dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh trường khi vào lớp 1; tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Những ngôi trường trong mây trắng níu chân học sinh vùng cao Trong những ngôi trường lưng chừng đồi, học sinh được tạo mọi điều kiện học tập, sinh hoạt, văn thể mỹ. Thầy cô yêu thương và chăm lo cho học sinh hơn con đẻ. Giáo dục gần như là con đường duy nhất để thoát nghèo Vừ A Sinh thất thểu ôm cặp sách theo bố trở về nhà. Nó vừa đi vừa...