Tuyên dương thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2019: Hiện thực những ước mơ chinh phục đỉnh cao
Tiến sĩ Vòng Bính Long, trung úy Vàng Lao Lừ và em Lục Thị Doanh không ngừng nỗ lực vượt khó, vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học, đóng góp nhiều cho cộng đồng.
Họ là ba trong số những gương thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu xuất sắc được tuyên dương năm 2019.
Tiến sĩ Vòng Bính Long ghi sổ vàng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chiều 11/11. Ảnh: Xuân Tùng
Người sở hữu nhiều công trình nghiên cứu
Tiến sĩ Vòng Bính Long (SN 1984, dân tộc Hoa), giảng viên khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đã có nhiều công trình nghiên cứu vật liệu nano-polymer có hoạt tính sinh học để điều trị các bệnh viêm nhiễm, ung thư. Mới đây, anh dành tâm sức khai phá hướng mới trong điều trị nhồi máu cơ tim: Liệu pháp tăng sinh mạch máu mới bằng hydrogel kháng oxi hóa có khả năng điều hòa khí nitric oxide.
Anh Long cho biết, bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao, trong khi liệu pháp điều trị có phần hạn chế. Nghiên cứu của anh tập trung hiện thực hóa phát hiện đoạt giải Nobel về Sinh lý học – Y dược năm 1998 của TS. Ignarro về cơ chế lợi của oxit nitric (NO) trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh tim hiệu quả mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. “Thách thức là đưa khí NO vào trong tim để điều trị nhồi máu và tái tạo mạch máu. NO không bền vững, chỉ tồn tại trong vài giây, đòi hỏi phải có liệu pháp kéo dài thời gian hoạt động của khí ở vị trí cơ tim. Tôi và cộng sự tạo ra hydrogel có khả năng phóng thích khí NO trong thời gian dài kết hợp với hoạt tính kháng oxi hóa giúp điều trị tốt hơn”, anh Long chia sẻ.
Công trình đã nhận giải thưởng Sáng tạo TPHCM 2019, nối dài danh sách thành tích của TS. Vòng Bính Long, cụ thể: 6 bằng sáng chế, hàng chục bài báo và báo cáo khoa học, có 3 chương sách quốc tế; chủ nhiệm nhiều đề tài đã được nghiệm thu và triển khai. Với những thành tích này, anh đã được trao giải thưởng Khoa học kỹ thuật Quả cầu Vàng 2018, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018.
Mới đây, anh Long được tín nhiệm hiệp thương cử làm Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2019-2024.
“Thầy giáo quân hàm xanh” dân tộc Mông
Trung úy Vàng Lao Lừ (SN 1989, dân tộc Mông), chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sơn La) từ lâu được đồng bào xem như “người trong nhà”. Anh đã góp phần tháo gỡ những khó khăn cho người dân, từ thiếu cái ăn, nghèo cái chữ… “Là con em đồng bào dân tộc, chiến sĩ biên phòng và còn trẻ, tôi thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn”, anh Lừ nói.
Video đang HOT
Năm 2017, anh Lừ bắt đầu mở lớp, trực tiếp giảng dạy và đã hoàn thành xóa mù chữ tại bản nghèo Co Muông cho 36 học viên. Đến nay, anh tiếp tục đứng lớp ở bản Nong Phụ có 56 học viên. Học viên của “thầy giáo” Lừ đủ mọi lứa tuổi, nhỏ nhất 9 tuổi, cao nhất ngoài 30 tuổi, đa số là nữ.
Từ những bài giảng con chữ, anh Lừ dẫn giải nhiều câu chuyện, kiến thức nhằm: Thay đổi, nâng cao nhận thức cuộc sống cho bà con; Hướng dẫn nhân dân phát triển các mô hình như trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vệ sinh làng bản… “Ban đầu tôi giúp một hộ dân trồng cây ăn quả trên đất dốc với kỹ thuật mới. Thấy vườn cây trồng tươi tốt và cho thu hoạch, cải thiện đời sống kinh tế, bà con tin, rồi đến học hỏi. Khi ấy, tôi lại vận động bà con đi học biết chữ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất”, anh Lừ chia sẻ.
“Thầy giáo quân hàm xanh” Vàng Lao Lừ càng được đồng bào tin yêu hơn khi giải cứu học viên Vàng Thị Sênh ở bản Con Muông bị hai đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo lừa bán sang bên kia biên giới với mánh khóe “lấy về làm vợ”. Đặc biệt, anh trực tiếp phụ trách, giúp đỡ 5 cháu nhỏ mà đơn vị nhận nuôi theo chương trình “Nâng bước em tới trường”.
Trung úy Vàng Lao Lừ vinh dự nhận giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân 2018, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2018.
Thủ khoa H Vinh và ước mơ trở thành cô giáo
Đến từ vùng đất Nghĩa Đàn (Nghệ An), Lục Thị Doanh (dân tộc Thái) – sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn (ĐH Vinh) là gương sáng về nghị lực vượt khó. Gia đình Doanh thuộc diện khó khăn, bố mắc bệnh suy thận mãn tính phải chạy thận chu kỳ, một mình mẹ bươn chải kiếm sống.
Học xong trung học cơ sở, Doanh vào học Trường Trung học phổ thông (THPT) Dân tộc nội trú số 2 tỉnh Nghệ An, làm quen cuộc sống xa nhà. Ba năm liền, cô luôn giữ vững thành tích học tập tốp đầu của lớp, là cán bộ Đoàn năng nổ trong nhiều hoạt động của trường lớp. Năm học lớp 12, Doanh là một trong 5 học sinh xuất sắc được kết nạp Đảng tại trường.
Khi Doanh bước vào giai đoạn ôn thi “nước rút” kỳ thi THPT Quốc gia 2019 thì nhận tin bố mất. Doanh bị khủng hoảng, rồi tự xốc lại tinh thần, tập trung ôn thi. Kết quả, Lục Thị Doanh đạt tổng điểm 27.75 (Ngữ văn 9.25 điểm, Địa lý 9.5 điểm, Lịch sử 9 điểm) trở thành thủ khoa Trường ĐH Vinh năm 2019.
Với số điểm này, Doanh đã đăng ký xét tuyển vào khoa Sư phạm Ngữ văn để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo.
Để có thêm tiền trang trải cuộc sống sinh viên và phụ giúp mẹ, hiện Doanh vừa học vừa đi làm thêm. Doanh chưa bao giờ từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo.
Khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp
Tối 12/11, Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2019 được tổ chức với chủ đề “Đường đến ước mơ”. Dự buổi lễ có Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình; Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình mong muốn các em học sinh dân tộc thiểu số đoàn kết, tiếp tục phấn đấu, không ngừng vươn lên, phát huy năng lực sáng tạo, chuẩn bị tốt tâm thế để trở thành những công dân có ích, cống hiến ngày càng nhiều cho quê hương đất nước. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành ở Trung ương, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cùng phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo nghề, hướng nghiệp, tổ chức sản xuất, tạo việc làm; khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp…
NGHIÊM HUÊ
Năm 2019 là năm thứ 7 Ủy ban Dân tộc phối hợp với T.Ư Đoàn, Bộ GD&ĐT tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu. Trong số 120 gương tuyên dương, có 17 em đạt giải Nhất, Nhì trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019; 6 em đạt giải Nhất, Nhì trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; 10 em thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 10.000 người) không học trong trường phổ thông dân tộc nội trú đã trúng tuyển vào đại học năm 2019…
Vàng Lao Lừ. Ảnh: Xuân Tùng
Lục Thị Doanh. Ảnh Nghiêm Huê
XUÂN TÙNG – NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Giúp học sinh thêm hứng thú tới trường
Những năm gần đây, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số (DTTS).
Bằng nhiều giải pháp thiết thực, Quảng Ninh từng bước giúp học sinh DTTS hứng thú hơn khi tới trường, tự tin hơn trong giao tiếp.
Giờ học tiếng Việt tại Trường mầm non ại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh).
Triển khai đề án tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện Tiên Yên đã chỉ đạo các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập. ối với cấp học mầm non, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện quan tâm đặc biệt đến xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ DTTS phù hợp nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề.
Ngoài ra, các trường tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào những buổi chiều trong tuần, tổ chức trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô và những người chung quanh, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt. ối với cấp tiểu học, các trường thực hiện bảo đảm đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng.
Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS ại Dực (huyện Tiên Yên) Quách Văn Thụy chia sẻ: Nhà trường quy định các em học sinh phải dùng tiếng Việt trong giao tiếp với thầy, cô giáo và các bạn khi đến trường, hạn chế dùng tiếng DTTS, đồng thời, nhà trường cũng cố gắng sắp xếp, bố trí tăng thêm giờ học tiếng Việt cho các em khi lên lớp. Ngoài ra, các lớp kết hợp các hoạt động ngoại khóa đã giúp cho các em tự tin và hăng hái hơn khi giao tiếp bằng tiếng Việt.
Không riêng huyện Tiên Yên triển khai hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng DTTS mà ở nhiều địa phương miền núi của Quảng Ninh, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, ầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà... cũng đã đẩy mạnh xây dựng môi trường nâng cao tiếng Việt cho trẻ em người DTTS. Các địa phương xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, miền núi.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo Quảng Ninh Nguyễn Thị Thúy cho biết: Sau hơn hai năm triển khai, chất lượng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ DTTS trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Các em hứng thú đến trường, tham gia tích cực vào các hoạt động; vốn từ của trẻ dần được mở rộng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt, trẻ thích giao tiếp với cô, với bạn bằng tiếng Việt, 100% trẻ DTTS ra lớp học hai buổi/ngày được chuẩn bị tiếng Việt.
Từ năm 2014 đến nay, ngành giáo dục Quảng Ninh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho gần 100 giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số ở các huyện Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, ầm Hà và Hải Hà. Hầu hết các giáo viên mầm non dạy tại các vùng DTTS đều có thể giao tiếp được với trẻ là người DTTS. So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 thì đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã đạt và vượt tỷ lệ trẻ mẫu giáo DTTS ra lớp. Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp độ tuổi; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học tăng cường tiếng Việt tại các trường mầm non, tiểu học vùng DTTS được đầu tư đầy đủ.
BÀI, ẢNH: QUANG THỌ VÀ THÙY DƯƠNG
Theo Nhân dân
Bảo đảm chế độ chính sách giáo dục vùng cao ược hưởng đầy đủ chế độ, chính sách hỗ trợ những năm qua, hàng chục nghìn học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở iện Biên đã yên tâm học tập. Các thầy, cô giáo ở vùng cao, biên giới không phải canh cánh nỗi lo đi tìm trò về trường như nhiều năm trước... Ngoài giờ...