Tuyên dương 48 thầy cô giáo hết lòng vì học sinh khuyết tật
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2018 vừa diễn ra tại Hà Nội đã tuyên dương 48 thầy cô giáo hết lòng vì học sinh khuyết tật.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2018 được phối hợp tổ chức bởi Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tập đoàn Thiên Long nhằm tuyên dương các giáo viên đang dạy học sinh khuyết tật.
Đây là sự tri ân sâu sắc các thầy giáo, cô giáo đã vượt mọi khó khăn để truyền tải kiến thức cho các em học sinh đặc biệt. 48 thầy giáo, cô giáo được tuyên dương là các giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương cho các thầy cô – Ảnh: Petrotimes
Năm nay, Ban tổ chức tuyên dương 48 gương thầy, cô giáo đến từ các tỉnh, thành phố. Trong đó, người nhiều tuổi nhất là thầy giáo Vy Văn Vọng, sinh năm 1961, giáo viên Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn. Người trẻ tuổi nhất là cô giáo Đoàn Thị Nhật Phương, sinh năm 1990, giáo viên Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và cô giáo Nguyễn Thị Dang, sinh năm 1990, giáo viên Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Người có thời gian tham gia dạy học lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiếu, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Thái Bình dạy học từ năm 1985 đến nay.
Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương mỗi người một cuốn sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng; trao Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều phần thưởng có ý nghĩa khác tặng các thầy giáo, cô giáo.
Video đang HOT
Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xúc động cho biết, các thầy cô giáo không chỉ là những người nghị lực kiên trì mà còn là những tấm lòng hết sức bao la, là những tấm gương vượt qua khó khăn để dạy dỗ học sinh và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Hiện nay, cứ 100 trẻ khuyết tật, dù đang tuổi đi học nhưng mới có hơn 6 trẻ được đến trường. Vì vậy, trong đổi mới giáo dục thời gian tới cần quan tâm hơn tới vấn đề này. Trường phổ thông phải có cơ sở vật chất, trang bị kinh nghiệm và kiến thức cho các thầy cô để dạy trẻ khuyết tật hòa nhập.
Theo toquoc.vn
VOV đoạt 4 giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam"
43 tác giả, nhóm tác giả đã được trao giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam", trong đó VOV có 4 tác phẩm được nhận giải.
Sáng 17/11, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018 được tổ chức long trọng tại Hà Nội.
Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2018 do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực đã nhận được gần 700 tác phẩm của 4 loại hình báo chí gồm: báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình tham dự Giải sau một thời gian ngắn phát động (từ 17/8 - 15/9).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ trao giải
Phát biểu tại Lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Giáo dục là một trong những lĩnh vực luôn được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, bởi giáo dục tác động tới mọi người, mọi nhà. Có thể nói, không một gia đình nào ở Việt Nam không có người đi học, không chỉ là trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học mà còn rất nhiều người lớn cũng đang đi học để cùng xây dựng một xã hội học tập. Cũng vì điều đó, mọi thông tin liên quan đến giáo dục và đào tạo trên báo chí luôn tạo sức hút với dư luận.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sự đồng hành của báo chí thời gian qua đã giúp cho những chủ trương, chính sách, thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo đến được với dư luận xã hội; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được đóng góp ý kiến và cùng tham gia trong quá trình đổi mới.
Bên cạnh sự đồng thuận, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành Giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trao giải cho tác giả và nhóm tác giả đoạt giải A
Báo chí cũng phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời những tấm gương người tốt việc tốt; những tấm gương giáo viên, học sinh đổi mới, sáng tạo không ngừng; những tấm gương giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo vượt qua khó khăn để dạy tốt - học tốt. Hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục được lan tỏa trong dư luận xã hội là nhờ phần lớn từ báo chí.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, đây là năm đầu tiên Giải được tổ chức nhưng các tác phẩm tham dự nhìn chung có chất lượng tốt; phong phú về chủ đề, phản ánh toàn cảnh công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kết quả trong thực hiện đổi mới, sáng tạo trong dạy và học của ngành Giáo dục trên mọi miền Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Các tác giả gửi tác phẩm dự thi gồm những nhà báo chuyên nghiệp và người viết báo không chuyên.
Với tinh thần trách nhiệm cao, công tâm và nghiêm túc, Hội đồng chấm giải đã chọn ra 43 tác phẩm báo chí đoạt Giải, trong đó có 4 Giải A, 8 Giải B, 11 Giải C và 20 Giải Khuyến khích.
Những tác giả và nhóm tác giả đoạt giải B
Riêng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 4 tác phẩm được nhận giải. Đó là tác phẩm "U Hương của những học sinh khiếm thị" của tác giả Nguyễn Trần Anh Thu, Ban Văn hóa - xã hội (VOV2) đoạt giải A; Giải pháp tạo việc làm cho sinh viên: Cần cái "bắt tay" giữa nhà trường và doanh nghiệp của tác giả Lê Thị Thu, Ban Thời sự (VOV1) đoạt giải B; Thầy giáo Đỗ Duy Hiếu- Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường của tác giả Trần Ý Dịu và Cao Phương Lan, Ban Văn hóa - xã hội (VOV2) đoạt giải C; Giải pháp phát triển việc dạy song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số của tác giả Nguyễn Thu Hòa, Ban Dân tộc (VOV4).
Mỗi giải thưởng được nhận phần thưởng bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018; Chứng nhận của Bộ GD-ĐT; Tiền thưởng bằng tiền mặt với Giải A: 30 triệu đồng/giải; Giải B: 15 triệu đồng/giải; Giải C: 10 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 5 triệu đồng/giải.
Ban tổ chức cũng đã chọn 1 tác phẩm "Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc" nhóm tác giả Báo Quân đội nhân dân được xét chọn từ 4 tác phẩm đoạt giải A được nhận phần thưởng là chuyến thăm tìm hiểu giáo dục tại Vương quốc Anh dành cho 1 người, thời gian 14 ngày, trị giá 130 triệu đồng, không quy đổi thành tiền mặt./.
Theo vov.vn
Trao 700 triệu đồng cho 520 sinh viên, học sinh tại Bến Tre Ngày 16-11, tại trường PTTH Quản Trọng Hoàn, xã Thạnh An, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre), Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) và nhóm từ thiện của bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao học bổng có tên "TTC- Nâng bước thành công" cho 520 sinh viên, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận...