Tuyển dụng tài chính – ngân hàng sẽ theo hướng khác…
Dịch Covid-19 làm thay đổi rất nhiều bộ mặt và cách thức hoạt động của nhiều ngành nghề. Với ngành tài chính – ngân hàng, các chuyên gia cho rằng có sự chuyển biến lớn trong ứng dụng công nghệ.
Robot thay nhân viên ngân hàng trong nhiều hoạt động – ĐĂNG NGUYÊN
Sử dụng robot, tăng cường giao dịch trực tuyến
Cuối năm 2019, Ngân hàng Nam Á chính thức đưa robot OPBA vào giao dịch. Robot này sẽ tư vấn mọi thắc mắc theo nhu cầu của khách hàng thay vì phải đợi chờ xếp hàng tại quầy. Với những cử động đã được lập trình tự động hóa, robot OPBA có khả năng nhận diện khuôn mặt khách hàng bằng tính năng Face ID, chủ động chào hỏi hỗ trợ khách hàng.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi cần trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân hàng, robot sẽ đưa ra lựa chọn và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch. Đây là một trong những sản phẩm của không gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái thiết bị hiện đại, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của ngân hàng này. Cụ thể, với hệ sinh thái mới, khách hàng có thể rút tiền, in, xem sổ phụ tài khoản… thậm chí là phát hành thẻ và có nhân viên hỗ trợ 24/7 thông qua hệ thống tương tác video trên máy VTM OPBA mà không cần đến ngân hàng.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, với khuyến cáo về khoảng cách tiếp xúc, việc sử dụng robot cũng như tương tác bằng công nghệ trong giao dịch giữa nhân viên và khách hàng ở ngân hàng lại trở nên cần thiết.
Trong thời gian qua, ngân hàng số (digital banking) cũng là xu hướng mà các ngân hàng tại Việt Nam đang chạy đua để triển khai.
Những chuyển biến này tác động thế nào đến việc tuyển dụng nguồn lực ngành tài chính – ngân hàng?
Cần nhân sự “chuyển đổi số”
Theo ông Nguyễn Tường Quang, Giám đốc Phòng Tuyển dụng và thu hút nhân tài, Ngân hàng ACB, Fintech (ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính), cho thấy các ngân hàng đang cần đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật công nghệ thông tin khá lớn. Tuy nhiên, trong 3 – 5 năm tới, việc tuyển dụng nhân sự chuyên môn về ngân hàng vẫn sẽ không giảm vì nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, dân số Việt Nam lại lớn. Có điều, việc tuyển dụng sẽ đi theo một hướng khác.
Cụ thể, theo ông Quang đầu tiên ứng viên cần phải làm quen với các phần mềm thông dụng hiện nay. Ngày trước tuyển dụng người làm ngân hàng chỉ cần quen thuộc với Word, Excel, thì hiện nay nhân sự phải quen thuộc cả những phần mềm ứng dụng trong công việc khác hiện đại hơn. Việc tuyển dụng trực tuyến cũng đang phổ biến hơn nên ứng viên cũng cần quan tâm đến việc thể hiện, trình bày, giao tiếp trước camera. Ứng viên cũng cần xây dựng hình ảnh bản thân, hoạt động tích cực trên mạng xã hội để gây ấn tượng.
Đào tạo cần mô phỏng kỹ năng và thực tế
Ông Nguyễn Tường Quang cũng cho rằng việc đào tạo ngành tài chính – ngân hàng tại các trường ĐH hiện nay cần cập nhật hơn nữa. Cần mô phỏng kỹ năng và tình huống thực tế nhiều hơn.
“Tôi là người phỏng vấn rất nhiều ứng viên xin vào làm việc tại các ngân hàng. Ứng viên sau khi ra trường hay lúng túng trước những tình huống gặp phải. Chỉ một số sinh viên “may mắn” có 3 – 4 tháng thực tập tại các doanh nghiệp có chương trình trải nghiệm thực tế để va chạm, va vấp thì quen thuộc hơn. Còn phần lớn sinh viên mới ra trường không tiếp cận được thực tế. Vì vậy, tỷ lệ phỏng vấn không đạt rất nhiều. Cập nhật những gì đang diễn ra tại các ngân hàng là điều mà các trường cần trang bị nhiều cho sinh viên trước thực tế ngành nghề đang chuyển biến cực kỳ nhanh chóng”, ông Quang cho biết.
Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, nhân sự ngành ngân hàng khi đã có sẵn kiến thức và hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng, nếu tự trang bị thêm được những kiến thức về công nghệ thông tin sẽ trở nên “đắt giá” trên thị trường lao động. Ngoài ra, nhân lực ngành ngân hàng cần có tư duy toàn cầu và năng lực ngoại ngữ để chủ động bắt kịp với những thay đổi về công nghệ và thị trường, đồng thời sẵn sàng nắm bắt những cơ hội mà toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Trong chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Báo Thanh Niên, có học sinh đặt câu hỏi “Nghe nói nhân lực ngành ngân hàng bão hòa, thậm chí robot được sử dụng trong ngân hàng. Vậy học sao để không lo thất nghiệp?”. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, chia sẻ để thích ứng xu thế mới, chương trình đào tạo cần tiếp cận nhanh nhất với công nghệ. Tuy nhiên, mỗi sinh viên có tự tạo cơ hội cho mình có việc làm hay không? Đó là tính năng động, ứng biến, khả năng thích nghi môi trường làm việc của ứng viên.
Tiến sĩ kinh tế Trần Vinh Dự, Phó tổng giám đốc Khối Dịch vụ tư vấn giao dịch tài chính, Công ty Ernst & Young Việt Nam, cho rằng với những học sinh chuẩn bị vào học ĐH thì vài năm tới, thời điểm những học sinh này tốt nghiệp, có thể diễn ra sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Sự chuyển biến về công nghệ trong thời gian qua của các ngân hàng là xu thế tất yếu và sẽ tiếp tục diễn ra.
Danh sách các trường Đại học xét tuyển học bạ năm 2020 tại khu vực phía Nam
Căn cứ trên quy chế tuyển sinh chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã chốt phương án chính thức năm 2020. Bên cạnh những phương thức khác, nhiều trường Đại học, Học viện tại khu vực phía Bắc có phương án xét tuyển học bạ.
Đây cũng là phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn năm nay.
Học sinh hạn chế chọn những ngành nghề nào sẽ mất đi trong tương lai? Ở trong những thập niên đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẽ có rất nhiều công việc truyền thống biến mất hoặc bị thay thế bởi máy móc. Đáng chú ý, nhiều nghề nghiệp như lập trình máy tính, nhân viên tín dụng... cũng có tỉ lệ biến mất cao. Có biến mất, có xuất hiện mới Trong...