Tuyển dụng giáo viên ở Hà Nội: Ứng viên phải có bằng chính quy
Tuyển viên chức cho các trường công lập năm 2012 ở Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển của những người tốt nghiệp hệ chính quy của trường ĐH Sư phạm hoặc khoa Sư phạm của các trường ĐH công lập đúng chuyên ngành đăng ký và có chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm.
Ngoài ra, thí sinh đăng ký dự tuyển giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh phải đúng chuyên ngành Giáo dục quốc phòng Trường hợp các chuyên ngành khác như: Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Thể dục thể thao thì phải có chứng chỉ giáo viên Giáo dục quốc phòng.
Đó là quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội trong thông báo tuyển dụng viên chức các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở năm 2012. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng khẳng định, đối với những thí sinh không học chuyên ngành Sư phạm trong trường ĐH Sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm. Các đơn vị Không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tốt nghiệp đại học theo hình thức liên thông.
Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường chuyên và trường có lớp chuyên gồm Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Trường THPT Chu Văn An Trường THPT Sơn Tây ngoài điều kiện chung, thí sinh đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên môn từ hạng khá trở lên hoặc có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành cần tuyển.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, tuyển dụng bổ sung viên chức làm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đúng cơ cấu góp phần xây dựng đội ngũ viên chức ngành giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Thành phố. Việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đảm bảo công khai, khách quan, dân chủ, công bằng và đúng quy định của pháp luật.
Theo thông báo tuyển dụng năm 2012, Sở GD-ĐT tuyển dụng bổ sung 817 chỉ tiêu, trong đó phần lớn là chỉ tiêu tuyển giáo viên THPT, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật thực hành và giáo viên TCCN.
Sở GD-ĐT cũng cho hay, xét tuyển đặc cách đối với các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp hệ chính quy các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được UBND Thành phố cấp bằng khen đúng chuyên ngành cần tuyển dụng. Nếu số người đủ điều kiện tiêu chuẩn xét tuyển đặc cách nêu trên nhiều hơn số chỉ tiêu cần tuyển tại đơn vị đăng ký dự tuyển thì người trúng tuyển là người có điểm học tập trung bình toàn khoá cao hơn. Ngoài đối tượng được xét tuyển đặc cách, các trường hợp khác sẽ phải tham gia kỳ xét tuyển, bao gồm cả phần sát hạch thực hành.
Video đang HOT
S.H
Theo dân trí
Xét tuyển NV: Cửa mở nhưng khó vào
Năm nay, thời hạn xét tuyển nguyện vọng bổ sung được Bộ GD- ĐT cho phép kéo dài tới ngày 30/11, sự "rộng rãi" này khiến thí sinh có tâm lý khá thoải mái để nộp đơn xét tuyển vào các trường ĐH công lập hay các trường vốn có điểm đầu vào khá cao.
Hiện nay, nhiều trường đã có thể sơ bộ kết thúc công tác tuyển sinh trong khi một số trường khác bắt đầu vào guồng.
N ơi khó, nơi dễ
Nhiều trường cho biết đã nhận được lượng hồ sơ cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu xét tuyển. Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận được hơn 1.000 hồ sơ xét tuyển trong khi chỉ có 150 chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. Trường ĐH Mỏ - Địa chất nhận được hơn 4.000 hồ sơ.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cũng nhận được hơn 800 đơn xét tuyển, trong khi chỉ tiêu còn lại của trường là hơn 100. Điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung vào trường này rất cao.
Tương tự, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) cũng có thừa hồ sơ và điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung cao hơn đáng kể so với điểm sàn xét tuyển vào trường, cá biệt như ngành sư phạm lịch sử và ngôn ngữ học (khối C) đều có điểm chuẩn cao hơn 3,5 điểm so với điểm sàn nhận hồ sơ.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH dân lập Phương Đông. Ảnh: Khánh Nguyên
Những khối ngành, khối trường khó tuyển vẫn cần thời gian xét tuyển dài hơn. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn còn 40 chỉ tiêu ĐH cho ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp (điểm từ 15) và 60 chỉ tiêu CĐ cho ngành công nghệ thiết bị trường học (khối A từ 10 và khối B từ 11 điểm).
Trường ĐH Lâm nghiệp tiếp tục xét tuyển 565 chỉ tiêu bổ sung đối với bậc ĐH với mức điểm gần như bằng điểm sàn. Trường ĐH Nguyễn Trãi xét tuyển bổ sung nguyện vọng đợt 2 với 500 chỉ tiêu hệ ĐH và 300 chỉ tiêu hệ CĐ các ngành như kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.
Trường ĐH Thăng Long vốn có đầu vào khá cao trong số các trường ngoài công lập. Năm nay điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung đợt 1 khối A của trường khá cao, 18 điểm. Tuy nhiên trường vẫn phải tuyển thêm đợt tiếp theo cho tất cả các ngành.
Các ĐH vùng như ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Lạt... còn rất nhiều chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung cho đợt tiếp theo. ĐH Thái Nguyên có 7.000 chỉ tiêu cho xét tuyển bổ sung song đợt đầu mới nhận được khoảng 4.500 đơn xét tuyển. ĐH Đà Lạt đã công bố xét tuyển hàng trăm chỉ tiêu cho nguyện vọng tiếp theo với điểm xét tuyển nhiều ngành chỉ bằng điểm sàn ĐH.
Cẩn trọng với "cao đẳng thực hành"
Khi chỉ tiêu xét tuyển của các trường nhóm trên đã được thực hiện "hòm hòm" thì các trường khó tuyển bắt đầu vào giai đoạn gấp gáp. Trước nỗi lo thiếu thí sinh, có trường vẫn dùng "chiêu" gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho cả những thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường dù Bộ GD-ĐT đã có quy định cấm. Bên cạnh đó, nhiều trường "lách" bằng cách gửi thư mời hay tự giới thiệu về các ngành học đang khát thí sinh.
Việc này không vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT song việc rò rỉ thông tin của thí sinh giữa các trường rõ ràng là điều cần phải đặt ra. Về phía thí sinh, do tâm lý muốn có thêm cơ hội trúng tuyển nên nhiều người đã nộp cả bản photocopy giấy chứng nhận kết quả cho các trường yêu cầu nộp bản chính. Trường ĐH Thương mại cho biết đã phải trả lại tới 180 hồ sơ không hợp lệ, trong đó nhiều hồ sơ có giấy chứng nhận kết quả như vậy.
Một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT khi đổi mới công tác tuyển sinh từ hai năm nay là các trường phải cập nhật hằng ngày tình hình nộp hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Tuy nhiên, việc này không được nhiều trường thực hiện nghiêm ngặt. Phần lớn các trường chỉ cập nhật một lần vào cuối đợt xét tuyển, mỗi trường làm một kiểu và không thuận tiện cho việc theo dõi của thí sinh.
Để thu hút thí sinh, một số trường đã nhập nhằng về tên gọi của hệ đào tạo, khiến thí sinh tưởng rằng mình nộp hồ sơ vào hình thức đào tạo chính quy. Hàng trăm thí sinh đã nhầm lẫn như vậy, hy vọng được liên thông lên ĐH sau khi hoàn thành một chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Điện lực với Tập đoàn Vietcare để trở thành "Cử nhân thực hành".
Trên thực tế, chương trình này chỉ thuộc hệ CĐ nghề, khi sinh viên tốt nghiệp sẽ lấy bằng CĐ nghề do Bộ LĐ-TB&XH cấp chứ không được đào tạo CĐ chính quy và liên thông lên ĐH.
Ngoài ra, hàng loạt trường khác như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh, CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, ĐH Lạc Hồng, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật miền Nam, Trường ĐH Nguyễn Trãi, Trường ĐH FPT... cũng đã tự đặt ra hệ "CĐ thực hành" để xét tuyển, thậm chí có trường còn cấp luôn giấy báo mời nhập học cho thí sinh.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Hệ CĐ thực hành là tên gọi không có trong danh mục giáo dục quốc gia. Do đó, các trường ĐH, CĐ tự ra thông báo xét tuyển hệ CĐ thực hành là sai. Bộ sẽ rà soát, kiểm tra và có công văn yêu cầu các trường chấn chỉnh.
Theo Hà Nội mới
"Cửa" vào trường ĐH công lập quá "hẹp" Các trường đại học (ĐH) vừa chốt đợt đầu tiên xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Căn cứ lượng hồ sơ nộp vào cho thấy thí sinh (TS) đang đổ dồn vào các trường ĐH công lập, điều này đồng nghĩa với việc "cửa" trường công sẽ hẹp hơn, nhiều TS phải tìm kiếm cơ hội ở các trường ngoài công lập. Các...