Tuyển công chức: Nam Định “nói không” với dân lập, tại chức
Trong thông báo tuyển dụng công chức năm 2012 vừa gửi các Sở, ban ngành, UBND các huyện và TP Nam Định, UBND tỉnh Nam Định “nói không” với người dự tuyển hệ dân lập, tại chức. Việc làm này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Nội dung văn bản nêu rõ: Người dự tuyển thi công chức phải được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nam Định trước ngày 1/8/2012.
Đối với những người không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, nhưng có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (trước đó phải tốt nghiệp đại học cùng chuyên ngành, hệ chính quy tập trung dài hạn) và người có trình độ đại học hệ chính quy tập trung dài hạn tốt nghiệp loại giỏi, đúng chuyên ngành cần tuyển, cam kết nếu trúng tuyển sẽ làm việc tại tỉnh Nam Định từ năm năm trở lên thì vẫn được đăng ký dự tuyển.
Chung quanh thông báo của tỉnh Nam Định, đại diện phòng đào tạo, trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh, phường Lộc Vượng, TP Nam Định cho biết: Hiện nay, trường đào tạo đa lĩnh vực, phần lớn cho khối doanh nghiệp nên tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường thi tuyển vào các cơ quan Nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nên nhà trường không quan tâm lắm đến thông báo của tỉnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhà trường cũng có đôi chút băn khoăn vì Đại học dân lập Lương Thế Vinh được thành lập từ chủ trương của tỉnh Nam Định. Bây giờ, chính quyền tỉnh lại ra thông báo “nói không” với dân lập thì khác nào “phủ nhận” việc dạy và học của cán bộ, giáo viên cũng như đông đảo học sinh, sinh viên nhà trường.
Được biết, chỉ tiêu tuyển dụng công chức của tỉnh Nam Định đợt này là 184 người, ngày thi dự kiến vào tháng 11 năm nay.
Theo Mai Tú
Nhân Dân điện tử
Quảng Nam từ chối bằng tại chức
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức hành chính thuộc tỉnh năm 2012. Theo đó, tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 588 người, trong đó công chức khối sở, ban ngành là 258 người, công chức khối UBND huyện, TP là 330 người.
Đáng chú ý là điều kiện, tiêu chuẩn để dự tuyển phải là người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy. Đối với những đối tượng có trình độ đại học hệ tại chức đúng chuyên ngành cần tuyển, đã hợp đồng làm việc tại cơ quan, đơn vị, có đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 31/12/2009 trở về trước thì được đăng ký dự tuyển. Điều này đồng nghĩa với việc tỉnh Quảng Nam từ chối tuyển dụng công chức học tại chức.
Theo ông Bùi Công Hai - phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, việc không tuyển công chức hành chính là người học tại chức xuất phát từ chủ trương của nghị quyết tỉnh ủy ban hành. Chủ trương này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ của Quảng Nam ngày càng chất lượng hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Hai lý giải thêm: "Không phủ nhận một số người học tại chức cũng giỏi nhưng nhiều trường hợp khác thì phải xem lại chất lượng. Bản thân tôi cũng chứng kiến nhiều người học tại chức là do thi rớt nhiều trường ĐH, sau đó không còn đường nào thì đi học hệ này, chất lượng như vậy không ổn".
Ông Hai cũng chỉ ra thực tế hiện nay việc học tại chức ở Quảng Nam khá phổ biến khi các trung tâm dạy nghề liên kết với các trường tổ chức chiêu sinh đào tạo. Trả lời câu hỏi liệu việc tuyển công chức như vậy có phân biệt bằng cấp và năng lực thực tế không, ông Hai khẳng định: "Việc không tuyển người học tại chức chỉ áp dụng cho công chức hành chính, còn viên chức sự nghiệp thì vẫn tuyển. Những người có năng lực thật sự vẫn tham gia được. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nguồn cán bộ về lâu dài thì chủ trương của Tỉnh ủy là rất đúng".
Ông Trần Kim Hùng - ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - thẳng thắn nhìn nhận: "Có người học tại chức cũng giỏi nhưng đa số học yếu, thi không đậu ĐH mới đi học tại chức".
Theo ông Hùng, việc Quảng Nam không tuyển công chức hệ tại chức nhằm triệt tiêu tình trạng "con ông cháu cha" chỉ cần học có bằng là xin vào cơ quan nhà nước làm việc. "Không thể vì con ông này ông nọ rồi đưa đi học tại chức là bố trí làm việc. Tình trạng này trước đây ở địa phương cũng có nhưng vài năm trở lại đây đã hạn chế. Với chủ trương này sẽ tiến tới xử lý dứt điểm vấn đề này".
Theo ông Hùng, đây là một chủ trương đột phá của Quảng Nam nhằm đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao mà tỉnh đang hướng tới.
Theo tuổi trẻ
Báo động chất lượng liên thông Nếu cứ để như tình trạng hiện nay, sau hệ tại chức và bằng tốt nghiệp ĐH của các trường ngoài công lập, sẽ đến lúc xã hội từ chối bằng của chương trình liên thông. Liên thông có nhiều mặt tích cực, giúp người học có điều kiện học tập suốt đời. Thế nhưng vừa qua nhiều trường đã vận hành chương...