Tuyên chiến với thực phẩm bẩn, TP.HCM ấp ủ thành lập Sở An toàn thực phẩm
Ngày 2/11, nguồn tin từ Ban Quản lý an toàn thực (ATTP) TP.HCM cho hay, sau 3 năm tuyên chiến với nạn thực phẩm bẩn, hàng chục ngàn vụ vi phạm đã bị xử phạt trên địa bàn TP. Từ đây, lãnh đạo TP.HCM mong muốn sẽ thành lập một sở chuyên ngành về ATTP…
Tháng 3/2017, UBND TP.HCM đã quyết định thành lập Ban Quản lý ATTP. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước.
Hiện Ban đã xây dựng được 10 đội quản lý ATTP gồm: 2 đội quản lý 2 chợ đầu mối là chợ Bình Điền và chợ Hóc Môn, được phân công kiểm soát toàn bộ thực phẩm về chợ mỗi đêm, cùng với đó là 8 đội quản lý ở 24 quận, huyện.
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởn Ban quản lý ATTP cho hay: “Đây được xem là những “cánh tay nối dài” của Ban đến tận các ngóc ngách của TP. Chúng tôi đã sử dụng 300/400 nhân sự hiện có của Ban để cơ cấu vào các đội này và lực lượng thanh tra. Và đây là lực lượng chủ chốt trong công tác thanh kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm tại các địa phương”.
Trưởng Ban Quản lý ATTP Phạm Khánh Phong Lan kiểm tra thịt sách tại chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Bạch Dương
TP.HCM hiện có 239 chợ đang hoạt động (bao gồm 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức và 236 chợ truyền thống), 47 Trung tâm thương mại, 209 siêu thị (10 đại siêu thị) và 2.360 cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân thành phố.
Trong 2 năm (từ 2017 đến tháng 6/2019), các đoàn thanh kiểm tra cả 3 cấp của TP đã thanh kiểm tra 111.707 cơ sở, phát hiện vi phạm 29.260 cơ sở, xử phạt 9.125 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 61,8 tỷ đồng (trung bình 6,7 triệu đồng/cơ sở).
Song song với ngăn chặn thực phẩm bẩn, Ban Quản lý ATTP đã tập trung xây thực phẩm sạch với các đề án như xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc thịt heo, xây dựng mô hình chợ thí điểm thực phẩm an toàn… Những đề án nói trên góp phần không nhỏ trong việc cải thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.
Nhân viên Ban Quản lý ATTP kiểm tra chất lượng thực phẩm ở chợ Bình Tân. Ảnh: Bạch Dương
Video đang HOT
Trước khi thành lập Ban Quản lý ATTP, thực phẩm nằm trong chuỗi an toàn chỉ đạt 35.000 tấn mỗi năm. Con số đó sau khi thành lập ban đạt tới 200.000 tấn mỗi năm. Đồng thời, kết nối đưa thực phẩm nằm trong những chuỗi an toàn vào bếp ăn tập thể của trường học, nhà hàng, khách sạn…
Bà Lan cho biết, TP.HCM hiện có 16 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm trong chợ Kim Biên (quận 5). Các hộ này luôn được cơ quan chức năng giám sát nên không xảy ra tình trạng bán lén lút phụ gia công nghiệp.
Tuy nhiên, có rất nhiều điểm bán phụ gia thực phẩm lẫn phụ gia công nghiệp, nằm xung quanh chợ Kim Biên. Hiện vẫn chưa có quy định cấm bán lẫn lộn, do vậy không thể phạt. “Không riêng phụ gia thực phẩm và công nghiệp, ngay cả axit, chất độc hại, chất tiền ma túy cũng bán đầy”, bà Lan nói.
Thịt heo sạch từ lò mổ mới chuyển về chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Bạch Dương
Do vậy, lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP.HCM mong mỏi TP.HCM cần tiến hành xây dựng sớm trung tâm kinh doanh hóa chất, để dễ quản lý hoạt động kinh doanh phụ gia thực phẩm và phụ gia công nghiệp.
Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM đã đề xuất trình Chính phủ thành lập Sở ATTP TP.HCM trong thời gian tới. Bởi trong 3 năm thực hiện thí điểm, Ban Quản lý ATTP nảy sinh nhiều khó khăn bất cập.
Là đơn vị được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp sở, nhưng cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp hiện nay không có hướng dẫn cụ thể.
Từ đó nảy sinh nhiều lúng túng trong công tác thanh kiểm tra, xử lý. Hệ thống đội quản lý ATTP thuộc phòng thanh tra đang thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ, vượt quá chức năng nhiệm vụ của mình…
UBND TP cho rằng việc đề xuất Ban quản lý ATTP thành Sở An toàn thực phẩm như một Sở chuyên ngành trực thuộc UBND TP là để tạo điều kiện cho Ban có đầy đủ cơ sở pháp lý, phát huy hiệu quả công tác, phù hợp với thực tế hoạt động. Khi ra đời Sở ATTP sẽ chịu sự quản lý chuyên môn của 3 bộ gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT.
Theo danviet
Bà Phạm Khánh Phong Lan: Có cán bộ ra tòa nói không còn gì gọi là liêm sỉ
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói về thái độ, câu trả lời của một số cán bộ trước tòa trong vụ gian lận điểm thi.
Chiều ngày 22/10, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tại tổ Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội đã đề cập và bày tỏ bức xúc về xử lý gian lận thi cử trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ. Ảnh: Ngọc Thắng
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh, bà rất bức xúc khi đạo đức của một số công chức đáng báo động.
"Có trường hợp ra tòa xử mà nói như ở hành tinh nào xuống, không còn gì gọi là liêm sỉ", bà nói về thái độ của một số cán bộ liên quan.
Theo đại biểu Phong Lan, với sai phạm như gian lận điểm thi, lẽ ra, cán bộ phải thấy có lỗi, nhận tội, thấy được vi phạm của mình đánh mất lòng tin của rất nhiều người, tương lai của nhiều con em.
Đại biểu nhấn mạnh: "Ngày trước, kém 0,25-0,5 điểm, thí sinh đã không có cửa vào đại học. Thế nhưng, với việc nâng điểm hàng loạt cho các thí sinh ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, một số cán bộ lại chối bỏ một cách hết sức ấu trĩ.
Không thể chấp nhận việc cán bộ không có thái độ ăn năn, hối cải khi vụ việc bị phát hiện mà chỉ "điên cuồng" phản ứng bằng mọi cách để thoát tội.
Vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức con người cần phải xem lại, không chấp nhận việc cán bộ quản lý nói một đằng làm một nẻo.
Chúng ta cố gắng xây dựng để xã hội tốt đẹp hơn mà bây giờ, con cháu nhìn vào thấy thế không được", đại biểu nói.
Cũng liên quan đến vụ việc gian lận điểm thi tại 3 địa phương, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng lãnh đạo cần đánh giá, chỉ đạo nhằm tạo đồng thuận trước vấn đề xử lý gian lận thi cử.
Vấn đề người dân đặt ra là trước những sai sót, vi phạm, khuyết điểm lớn như vậy, tính trung thực của cán bộ và việc tôn trọng người dân như thế nào.
Không cán bộ, lãnh đạo nào có con được nâng điểm nhận khuyết điểm.Cử tri đánh giá việc công bố vi phạm, nguyên nhân, cách xử lý như vừa qua là thiếu tôn trọng, coi thường nhân dân.
Đây là sự né tránh, không tạo được sự đồng thuận khiến người dân cảm thấy bị coi thường.
Đại biểu Quyết Tâm cho hay: "Có người nói rằng thà không nhận khuyết điểm, không thi hành kỷ luật, không kiểm điểm và đừng công bố, họ còn cảm thấy đỡ hơn.
Công bố rồi, người ta thấy có gì đó chua chát như bà con dòng họ nâng điểm vì quan tâm, quan hệ cá nhân, chứ không có tiền bạc gì. Người ta cho rằng cách nói đó thiếu trung thực".
Theo đại biểu, việc đánh giá, nhận định, đưa ra các hình thức xử lý phải mang tính răn đe cao hơn, là bài học kinh nghiệm để cán bộ không tái phạm.
Diễn biến mới nhất về vụ gian lận điểm thi tại tỉnh Sơn La, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an phát đi thông báo, ngày 21/10/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội nhận hối lộ, đưa hối lộ theo quy định tại Điều 354, 364 Bộ luật Hình sự đối với vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Hội đồng thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La.
Đồng thời Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Lò Văn Huynh - Nguyên Trưởng Phòng khảo thí và quản lý giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lò Thị Trường, sinh năm 1976, trú tại bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La về tội đưa hối lộ.
Nhật Minh
Theo giaoduc.net
Cá đổ ngập đường phố Sài Gòn khi xe lật, nhiều người có hành động lạ Hơn 2 tấn cá rô đổ tràn trên đường phố khi xe tải bị lật đã nhanh chóng được người dân và các tài xế giúp đỡ thu gom. Video Người dân giúp tài xế thu gom cá Cá rô từ xe tải đổ tràn ra đường sau sự cố Tối 17/8, tài xế Bùi Văn Tùng (49 tuổi, quê Thanh Hóa) điều...