Tuyến cáp quang biển gặp sự cố là thời điểm nền tảng học online Make in Vietnam thể hiện ưu thế
Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam, giai đoạn 2 tuyến cáp quang biển cùng gặp sự cố là dịp để các doanh nghiệp trong nước với các nền tảng Make in Vietnam, tái khởi động nỗ lực gia nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường học trực tuyến.
Các nhà mạng chịu áp lực bù dung lượng kết nối quốc tế
Đầu tháng 9, trong khi sự cố trên nhánh S1B kết nối từ Hong Kong đi Singapore của tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) chưa được khắc phục, lần lượt vào ngày 4/9 và 7/9, một tuyến cáp quang biển khác là Asia Africa Europe 1 (AAE-1) bị 2 lỗi cùng trên nhánh cáp S1H – đoạn trục giữa Campuchia và Thái Lan. Các sự cố này đã gây gián đoạn kết nối Internet từ Việt Nam đi Singapore và châu Âu trên tuyến cáp AAE-1.
Tại thời điểm đó, theo phân tích của chuyên gia, việc 2 tuyến cáp biển cùng gặp sự cố giữa lúc bắt đầu năm học mới 2021 – 2022, khi nhiều địa phương giãn cách, tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến khiến nhu cầu tăng đột biến đã gây không ít áp lực cho nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để bù đắp dung lượng bị mất.
AAG sau đó đã hoàn thành khắc phục sự cố cũ, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến vào ngày 10/10. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 ngày sau, tuyến cáp biển này lại bị lỗi trên nhánh cáp S1I kết nối từ Việt Nam đi HongKong (Trung Quốc). Và từ cuối tháng 10, cả hướng cáp kết nối đi Singapore của AAG cũng gặp sự cố, dẫn đến gián đoạn hoàn toàn dịch vụ trên tuyến cáp biển này.
Trong khi đó, lịch sửa cáp AAE-1 bị lùi đến giữa tháng 11, thay vì được sửa xong trong tuần đầu tháng 11 như kế hoạch dự kiến đã thông báo tới các ISP trước đó.
Với việc AAG lần thứ ba trong năm 2021 gặp sự cố và lịch sửa AAE-1 bị lùi, các ISP tại Việt Nam tiếp tục phải tổ chức phương án bù đắp dung lượng cho tình huống đồng thời có 2 tuyến cáp biển bị gián đoạn dịch vụ.
Mỗi khi cáp biển gặp sự cố, các nhà mạng đều chuyển lưu lượng qua các hướng cáp biển khác và cáp đất liền.
Video đang HOT
Chia sẻ với ICTnews về tình huống 2 tuyến cáp biển cùng gặp sự cố, đại diện một ISP nhận định, các nhà mạng đã nhiều lần phải ứng phó với tình huống này nên chắc chắn không hề lúng túng với các quy trình ứng cứu, bổ sung.
“Vấn đề quan tâm lớn nhất có lẽ là chi phí phát sinh tại các nhà mạng, khi nhu cầu tăng đột biến và khi phải mở dung lượng ứng cứu. Mặt khác, đây cũng là dịp để các nhà mạng quan tâm đến việc tối ưu chất lượng dịch vụ, hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động học tập, kinh tế, xã hội trong giai đoạn căng thẳng của dịch Covid-19″, vị đại diện ISP cho hay.
Các doanh nghiệp cung cấp giải pháp “nội” thử sức
Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù các nhà mạng đã sử dụng phương án kết nối dự phòng sau khi 2 tuyến cáp quang biển AAG, AAE-1 gặp sự cố, song lưu lượng kết nối quốc tế chưa hoàn toàn khôi phục.
Trong khi đó, các sự cố cáp biển không ảnh hưởng tới chất lượng của những ứng dụng trong nước như học tập từ xa, hội họp trực tuyến sử dụng các nền tảng phần mềm do doanh nghiệp Việt Nam phát triển và máy chủ đặt tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì các ứng dụng này chạy trên mạng cáp quang trong nước, không phụ thuộc vào các đường cáp quang biển quốc tế.
Theo phân tích của ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), từ năm ngoái, nhu cầu học trực tuyến đã có, và các nền tảng toàn cầu đã đi trước, đưa ra các gói dịch vụ hỗ trợ để phục vụ nhu cầu học trực tuyến. Dịch vụ của các nền tảng toàn cầu đưa ra khá thuận lợi, giá thấp – thậm chí miễn phí, dễ sử dụng. Điều này dẫn đến họ có vị trí độc tôn trong việc cung cấp ứng dụng học trực tuyến qua video.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi đó có lẽ do chưa nhìn thấy cơ hội rõ rệt, hoặc có vướng mắc về công nghệ lõi nên đã không cạnh tranh được với các nền tảng quen thuộc như Zoom, MS Teams, Webex, hay Google Meet…
Từ tháng 9 trở lại đây, do giãn cách diện rộng, nhu cầu tăng đột biến, đồng thời sự cố cáp biển, chúng ta nhận thấy sự phụ thuộc vào các nền tảng nước ngoài và kết nối quốc tế.
“Chúng tôi cho rằng đây có thể là dịp tốt để các doanh nghiệp trong nước tái khởi động nỗ lực gia nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường học trực tuyến. Đây cũng là cơ hội để ngành giáo dục tạo điều kiện cho giới công nghệ trong nước phát triển các giải pháp, dịch vụ học trực tuyến. Nhu cầu là rất lớn và cũng đa dạng, do đó có thể là cơ hội để nhiều doanh nghiệp cùng thử sức”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ.
Giãn cách diện rộng, nhu cầu học trực tuyến tăng đột biến, đồng thời sự cố cáp biển đã phần nào cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nền tảng nước ngoài và kết nối quốc tế.
Giải thích rõ hơn về cơ hội của các doanh nghiệp trong nước, ông Vũ Thế Bình cho rằng: Cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng toàn cầu có lẽ không phải là lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta có thuận lợi là hiểu rõ nhu cầu và vấn đề của người Việt Nam hơn, do đó thời gian tới chắc rằng sẽ có thêm các giải pháp hoặc dịch vụ phù hợp, giải quyết vấn đề có tính “địa phương”, từng bước chiếm lĩnh thị trường học trực tuyến nội địa.
Dẫu vậy, đại diện VIA cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, qua hơn 1 năm, phần lớn thị phần học, họp trực tuyến vẫn nằm trong tay các hãng nước ngoài. Có nhiều doanh nghiệp trong nước nỗ lực, nhưng chưa có các “chiến thắng” lớn. Có lẽ, các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của Việt Nam sẽ cần thời gian để đi từ “ngách” ra thị trường rộng.
Một điều đáng mừng là, người tiêu dùng trong nước đang dần tin tưởng và sử dụng các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ Make in Vietnam nhiều hơn. Đây là sự cổ vũ lớn và dấu hiệu tốt cho các nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước.
Cũng theo đại diện VIA, rõ ràng các nền tảng toàn cầu họ có lợi hơn vì đầu tư sớm, người dùng đông đảo và đặc biệt họ sở hữu các công nghệ độc quyền, giúp tạo lợi thế về quy mô và trải nghiệm người dùng. Công nghệ lõi và trải nghiệm người dùng vẫn đang là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.
“Sẽ không có phép màu! Do đó, chúng tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ từng bước chiếm lĩnh các khu vực thị trường “ngách”, từng bước tiến đến thị trường doanh nghiệp, tổ chức, rồi mới nghĩ đến thị trường đại chúng như học trực tuyến và sử dụng cá nhân”, đại diện VIA nêu quan điểm.
Cáp quang biển gặp sự cố ngày đầu năm học mới
Đường truyền Internet chập chờn khiến nhiều học sinh không thể hoặc khó đăng nhập vào các ứng dụng học trực tuyến.
Theo đại diện từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố với nhánh S1H, khiến 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng.
Một nhà mạng cho biết, băng thông quốc tế bị giảm cùng tình trạng quá tải khi học sinh cả nước đồng loạt có buổi học trực tuyến đầu năm đã gây ra hiện tượng nghẽn mạng đầu giờ sáng.
Nhiều phụ huynh phản ánh con không thể vào lớp học trực tuyến trên Zoom.
"Hai cháu học lớp 5 và lớp 9 nhà tôi sáng nay mất nửa buổi mới đăng nhập được vào lớp học. Ngay cả khi đã vào, tín hiệu cũng chập chờn, lúc được lúc không, rất khó nghe lời cô giáo nói", chị Thương Huyền (Trung Văn, Hà Nội) phàn nàn. "Ban đầu tôi tưởng Internet tại nhà có vấn đề, nhưng khi mượn thử Wi-Fi hàng xóm, tình hình vẫn không được cải thiện".
Chị Phương Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trong buổi học trực tuyến đầu năm sáng nay, cả hai con đều gặp tình trạng khó đăng nhập Zoom. Trong nhóm chat của lớp, nhiều phụ huynh cũng phản ánh tình trạng tương tự. Một số học sinh không thể đăng nhập, phần mềm báo lỗi kết nối trong khi một số khác liên tục bị thoát khỏi lớp học.
Không chỉ học trực tuyến, các công ty cũng bị ảnh hưởng khi họp trực tuyến đầu tuần với Google Meet hay Microsoft Team. Chị Thanh Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết phải chuyển từ mạng Wi-Fi sang 4G mới có thể tham dự cuộc họp dù tín hiệu cũng không thực sự tốt.
"Chúng tôi đã gấp rút chuyển bù băng thông từ các hướng cáp khác sang để khắc phục tình hình. Đến đầu giờ chiều, tình trạng nghẽn mạng cơ bản đã được khắc phục", đại diện một nhà mạng nói.
Tuyến cáp AAE-1 kết nối Việt Nam với quốc tế.
Đây là lần thứ hai tuyến cáp biển AAE-1 gặp trục trặc trong năm nay. Lần đầu là vào 25/5 do đứt một cáp quang trên phân đoạn S1H.1 và phải mất gần 2 tháng mới hoàn tất việc sửa chữa. Với sự cố mới nhất với nhánh S1H, các nhà quản trị chưa xác định được nguyên nhân cũng như kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
Tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe 1) bắt đầu được khai thác từ 7/2017, có nhiệm vụ nâng cao chất lượng hướng kết nối đi châu Âu, Trung Đông và bổ sung dung lượng dự phòng cho các kết nối đi Singapore, Hong Kong.
Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố trong một tháng AAG là tuyến cáp quang biển thứ 3 gặp sự cố sau AAE-1 và APG, khiến việc truy cập Internet của người dùng Việt Nam gặp khó khăn. Sự cố với AAG xảy ra vào sáng ngày 22/6 vừa qua, theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam. Nguyên nhân của sự cố đang được điều...