Tuyên bố bỏ Fnatic sang G2 để vô địch thế giới, Rekkles bị “nghiệp quật sấp mặt” khi gánh xiếc lần đầu mất vé dự CKTG
Lần thứ 2 dứt áo khỏi Fnatic, kết cục của Rekkles cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
Ngay cả khi đánh mất chức vô địch LEC Mùa Xuân 2021, nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một tai nạn đối với G2 Esports. Tuy vậy, việc để thua MAD Lions ở Playoffs LEC Mùa Hè 2021 rốt cuộc đã chứng minh một sự thật nghiệt ngã rằng “Gánh xiếc quốc tế” đã không còn là độc cô cầu bại ở châu Âu.
Việc những Rogue hay MAD Lions trở thành thế lực mới của LMHT EU là điều đáng mừng, nhưng người ta vẫn dễ dàng nhận ra rằng các đội tuyển này thực tế không gia tăng thực lực quá nhiều, mà chủ yếu là do G2 đã sa sút đi trông thấy. Tuy nhiên, sa sút đến độ đánh mất cả tấm vé dự CKTG thì đúng là chẳng ai ngờ tới.
Kể từ khi thành lập vào năm 2016, G2 Esports chưa bỏ lỡ bất kỳ một mùa giải CKTG nào. Nhưng chuỗi ngày trở thành khách quen của giải đấu LMHT lớn nhất hành tinh đã chính thức khép lại đối với G2, sau thất bại đầy bất ngờ với tỷ số 2-3 trước Fnatic vào rạng sáng nay, trong khuôn khổ vòng 3 nhánh thua Playoffs LEC Mùa Hè 2021.
G2 vs FNC Highlights ALL GAMES Round3 LEC Summer Playoffs 2021 G2 Esports vs Fnatic by Onivia
Dựa trên cơ cấu tính điểm của LEC, G2 Esports đã chính thức đánh mất tấm vé dự CKTG 2021 vào tay đối thủ không đội trời chung Fnatic, chấm dứt mạch 5 năm liên tiếp giành quyền tham dự giải đấu này.
Và có lẽ, cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong tấn bi kịch này, không ai khác ngoài Rekkles. Xạ thủ của G2 Esports có thể coi là huyền thoại của Fnatic, nhưng vào đầu năm nay, anh chàng này đã khiến người hâm mộ “tan nát con tim” khi chuyển sang khoác áo đại kình địch G2 Esports. Đi kèm với đó là tuyên bố: “Tôi đến G2 để hiện thực hóa giấc mơ vô địch CKTG.” Nhưng rồi, anh lại bị chính những đồng đội cũ như Bwipo, Hylissang đánh bại và tặng luôn một tấm vé ngồi nhà xem CKTG qua TV.
Việc chiêu mộ thành công Rekkles được cho nguyên nhân khiến G2 tỏ ra không mấy mặn mà trong việc giữ chân Perkz – Công thần số 1 của họ. Thậm chí, đội tuyển này còn tự tin rằng sự gia nhập của cựu đội trưởng Fnatic có thể coi là một cú “nâng cấp” đội hình, khi thay thế một xạ thủ “tạm thời” bằng một xạ thủ “xịn” với đẳng cấp hàng đầu châu Âu.
Thế nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại, màn trình diễn của Rekkles trong màu áo G2 chỉ để lại những ấn tượng nhạt nhòa. Ngay cả trong trận đấu với đội tuyển cũ Fnatic vừa qua, Rekkles cũng là một trong những cái tên chơi tệ nhất, bên cạnh Caps – Một cựu FNC khác.
Phong độ kém cỏi của “siêu xạ thủ” Rekkles, cùng sự sa sút của các trụ cột như Wunder, Jankos… là nguyên nhân khiến G2 Esports trải qua một mùa giải thảm hại nhất lịch sử đội tuyển. Việc để Perkz – Một người không chỉ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn dù phải chơi xạ thủ trái kèo, mà còn là đội trưởng, đầu tàu trong lối chơi của G2 ra đi, đã kéo theo hệ lụy khôn lường, khi đội tuyển này hoàn toàn đánh mất bản sắc vốn có của họ.
Không có những pha call team của “Phước”, G2 thi đấu rời rạc và thiếu máu lửa, trong khi các trụ cột đều đã luống tuổi và cho thấy sự sút kém rõ rệt khi phải đối đầu với dàn tuyển thủ trẻ tài năng của LEC, mà màn “ngậm hành” của Wunder trước tân binh Adam của FNC vừa rồi là một ví dụ.
Dù sao đi nữa, CKTG 2021 sẽ mất đi một phần hấp dẫn khi vắng bóng G2, và chúng ta sẽ đành phải chờ đợi vào một màn comeback mạnh mẽ của các chàng hề này vào năm sau.
Những nhà vô địch CKTG của quá khứ giờ ra sao: Faker vẫn miệt mài tìm chiếc cup thứ 4, IG kết thúc mùa giải thảm thương
Những đội tuyển từng giơ cao chiếc cúp vô địch CKTG đều có những số phận khác nhau nhưng đa phần là những gam màu buồn.
Fnatic (2011)
Ngoài ra, Fnatic còn được biết đến như là nơi quy tụ của rất nhiều tuyển thủ chất lượng cao ở khu vực châu Âu. Có thể kể đến những ngôi sao từng khoác áo Fnatic như Caps, Rekkles, sOAZ, xPeke... Ở thời điểm hiện tại, Fnatic vẫn chưa thể tìm lại hào quang xưa ở trường quốc tế nhưng riêng tại giải quốc nội, nhà cựu vô địch CKTG 2011 có thể tự tin là họ vẫn đang là 1 trong 3 cái tên hùng mạnh và ổn định bậc nhất hiện tại, bên cạnh G2 Esports và MAD Lions.
Rekkles là một trong những cái tên nổi bật nhất hiện nay từng khoác áo Fnatic
Taipei Assassins (2012)
Đội tuyển tiếp theo sau Fnatic dính lời nguyền vô địch CKTG chính là Taipei Assassins - đội tuyển đã đăng quang CKTG mùa 2 khi Fnatic vẫn còn đang trồi sụt sau những ngày tháng vinh quang. Trước khi bước vào giải, Taipei Assassins là đội ít nhận được sự kỳ vọng nhất dù họ được vào nhóm miễn thi đấu vòng bảng. Thế rồi những chiến thắng lần lượt trước NaJin Sword của siêu sao MakNooN hay màn lội ngược dòng ngoạn mục trước binh đoàn Nga M5 của những Alex Ich và Diamondprox, đỉnh điểm là trận thắng Azubu Frost của Hàn Quốc đã đưa Taipei Assassins lên đỉnh cao sáng chói.
Tuy nhiên, đó là tất cả những gì mà TPA có thể làm được. Sau chức vô địch theo kiểu "chuyện cổ tích", TPA cũng chỉ còn có thể gây dấu ấn cuối cùng ở IGN ProLeague 5 rồi sau đó là giai đoạn tụt dốc không phanh. Những huyền thoại lần lượt ra đi để cuối cùng chỉ còn mỗi Bebe gây dựng lại đội. Bây giờ, đội tuyển đã đổi tên thành J Team, thuộc sở hữu của nam tài tử Châu Kiệt Luân và đang thi đấu tại PCS. Tuy đã phần nào lấy lại được hào quang xưa nhưng những gì mà Taipei Assassins làm được chính là điều kỳ diệu mà người hâm mộ LMHT sẽ còn nhớ mãi.
Taipei Assassins - điều kỳ diệu của CKTG 2012
Samsung White (2014)
Ở thời điểm hiện tại, Samsung White chỉ còn là cái tên và phần nào là trên những trang phục vinh danh của Riot. Nhưng, Hành Lang Danh Vọng của LMHT sẽ vẫn ghi dấu 5 chàng trai trong màu áo trắng đã góp phần xây chắc ngôi vị của khu vực LCK trong làng LMHT thế giới.
Samsung Galaxy (2017)
Là đội tuyển được hình thành từ việc gộp 2 cái tên Samsung White và Samsung Blue, Samsung Galaxy cũng là một trong những đội tuyển có chức vô địch CKTG khó quên nhất trong lịch sử LMHT. Bởi lẽ, bên cạnh màn tỏa sáng của những cá nhân năm đó như Cuvee - Ambition - Haru - Crown - Ruler - CoreJJ thì chức vô địch của Samsung Galaxy còn mang ý nghĩa phá vỡ thế thống trị của SKT T1 lúc đó (giờ là T1). Hình ảnh Faker gục xuống ôm mặt khóc sau thất bại trước kình địch đồng hương có lẽ sẽ luôn là một trong những khoảnh khắc ám ảnh nhất đối với fan LMHT nói chung và fan của T1 cũng như của "Quỷ Vương" nói riêng.
Ngay sau khi trở về từ CKTG, đã có vô số thông tin về việc Samsung Galaxy sẽ biến mất khỏi bản đồ LMHT thế giới. Và quả thực, sau vô số đồn đoán, cuối cùng Samsung Galaxy đã thuộc về sở hữu của KSV Esports của ông chủ Kevin Chu. Nhưng cái tên KSV Esports cũng chỉ tồn tại ở Mùa Xuân 2018 trước khi chính thức được đổi thành Gen.G Esports và giữ nguyên cho đến hiện tại.
Samsung Galaxy và trước đó là Samsung White chính là những cái tên sẽ luôn để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ vì những gì đã đóng góp cho nền LMHT thế giới nói chung và LMHT khu vực LCK nói riêng.
Invictus Gaming (2018)
Nếu phải tìm một cái tên đã góp phần nâng tầm LPL trên trường quốc tế, mở ra kỷ nguyên cho LPL tại CKTG thì phải kể đến Invictus Gaming. Không chỉ kết thúc sự thống trị của các đội đến từ khu vực LCK, mà IG còn là nhà vô địch vô cùng đặc biệt: ở giải quốc nội tính cho đến thời điểm đó, họ vẫn chưa có bất kỳ một danh hiệu nào. Thậm chí, ở trận chung kết LPL Mùa Hè 2018, họ suýt đã đạt chức vô địch trước khi bại trận trước RNG.
Tuy nhiên, chức vô địch CKTG 2018 không chỉ chấm dứt thời kỳ đen tối của IG mà còn đưa những cái tên như JackeyLove, Ning ra ánh sáng và nâng tầm Rookie, TheShy lên đỉnh cao thế giới. Và đến tận thời điểm hiện tại, Rookie vẫn là kỷ lục gia của LPL khi anh đang sở hữu cho mình 2500 điểm hạ gục (chỉ thua cựu Xạ Thủ Uzi) còn phong cách mang tướng Xạ Thủ đi đường trên của TheShy sẽ rất khó để bất cứ ai có thể học tập theo.
Tuy nhiên, những gì tốt nhất của IG có lẽ đã đặt lại hết ở CKTG 2018 năm đó. Ở mùa giải 2019 tiếp theo, họ vẫn góp mặt tại Paris nhưng đã sớm dừng chân ở Bán kết khi thất bại trước thế lực mới FunPlus Phoenix - đội tuyển đã lên ngôi sau đó. Ở mùa giải 2020, IG liên tục thất bại tại playoffs Mùa Xuân và Mùa Hè khi những TheShy hay Rookie không còn là chính mình. Thậm chí, sau thất bại trước LGD Gaming, họ còn lập kỷ lục gần 500 ngày không thắng một trận playoffs nào.
Ở mùa giải 2021, IG vẫn không cho thấy chút tiến triển nào. Ở cả Mùa Xuân họ chỉ xếp thứ 9/10 đội dự playoffs còn Mùa Hè thì thậm chí TheShy và đồng đội còn không góp mặt được ở playoffs. Chưa kể, với những tin đồn về việc TheShy và Rookie sẽ giải nghệ sau năm 2021, có lẽ, nhiều người đã hiểu rằng: kỷ nguyên của IG đã kết thúc, bây giờ, họ phải xây dựng lại từ đầu nếu không muốn IG chỉ còn là cái tên trong lịch sử.
Nhưng có thể đây sẽ là mùa giải cuối cùng của Rookie (trái) và TheShy
FunPlus Phoenix (2019)
Bài hát chủ đề của CKTG năm đó mang tên Phoenix và theo nhiều người, đó chính là "điềm báo" cho chức vô địch của FunPlus Phoenix - một đại diện nữa đến từ khu vực LPL. Và năm 2019 có thể xem là năm thống trị của Doinb và các đồng đội khi họ là nhà vô địch của cả LPL Mùa Xuân và Mùa Hè trước khi đánh bại G2 Esports tại trận chung kết để lên ngôi vô địch ở Paris.
Sau chức vô địch năm 2019, FPX cũng vướng phải lời nguyền "vô địch CKTG" với việc vắng mặt ở CKTG 2020. Đó cũng có thể xem là thời kỳ đen tối của FPX, và chuỗi thành tích tệ hại này kéo dài đến tận Mùa Xuân 2021. Dù FPX vẫn góp mặt ở trận chung kết LPL Mùa Xuân 2021 (thua Royal Never Give Up 3-1) nhưng những rạn nứt nội bộ, những scandal của tuyển thủ đi rừng Bo khiến không nhiều người kỳ vọng FPX khi Mùa Hè khởi tranh.
Thế nhưng, đập tan mọi nghi ngờ, FPX như chính cái tên của họ - Phượng Hoàng, đã hồi sinh mạnh mẽ từ đống tro tàn. Với sự xuất sắc của từng cá nhân đặc biệt là Doinb, sự bổ sung hồi đầu năm là Nuguri đã bắt nhịp được với các đồng đội, FPX đang bay cao trên BXH LPL tính đến hiện tại. Và nếu tiếp tục giữ nguyên phong độ hủy diệt hiện tại, cùng quyết tâm "vô địch CKTG để lấy skin vinh danh khác" của Doinb, fan của đội tuyển này hoàn toàn có thể tin tưởng Phượng Hoàng sẽ lại bay cao ngay tại quê nhà Trung Quốc sắp tới.
DAMWON Gaming (2020)
Một tập thể vô địch mà từng vị trí đều là cái tên tốt nhất ở vị trí của mình, có thể kể đến DAMWON Gaming (bây giờ là DWG KIA - DK). Ở CKTG 2020, có thể nói, DK đã mang đến một tập thể hùng mạnh bậc nhất, đặc biệt là nửa trên của họ với sự góp mặt của bộ 3: ShowMaker - Canyon - Nuguri. Thậm chí, chỉ cần ngày hôm đó, cặp đôi Ghost - BeryL thi đấu tròn vai, DK sẽ dễ dàng hủy diệt bất kỳ đối thủ nào, dù có mạnh hay tinh quái đến đâu.
Chức vô địch của DK năm 2020 không chỉ kết thúc thời kỳ thống trị của LMHT xứ Trung mà còn khẳng định: ở khu vực LCK, không chỉ có mình T1 là biết cách vô địch. DK còn mở ra một kỷ nguyên mới, với những cái tên trẻ hơn nhưng tài năng không kém các đàn anh. Sau đó, DK còn tiếp tục phong độ tốt khi vô địch LCK Mùa Xuân 2021 và giành Á quân MSI 2021.
Tuy nhiên, trở về từ MSI, DK đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc lấy lại phong độ xưa. Dù ở hiện tại, họ cũng đã chắc suất vào playoffs, nhưng sự phập phù và phụ thuộc nhiều vào những pha tỏa sáng cá nhân khiến các fan lo lắng sẽ trở thành điểm yếu chí mạng của DK khi playoffs là nơi tập trung của những tên tuổi cực mạnh, và mỗi sai lầm đều phải trả giá vô cùng đắt đỏ.
SKT T1 (2013, 2015, 2016)
Một tượng đài, một trong những nhà vô địch vĩ đại nhất lịch sử LMHT và là đội tuyển đầu tiên (và duy nhất) tính cho đến hiện tại có thể bảo vệ được chức vô địch CKTG - T1. Không chỉ vậy, những tuyển thủ như Faker, Wolf, Bang... sẽ luôn là những cái tên làm rạng danh người Hàn, xây chắc ngôi vị của LMHT khu vực LCK trong làng LMHT thế giới.
Dù sau khi chia tay HLV Daeny và Zefa, thành tích của cả đội đã có sự tiến bộ thấy rõ, nhưng ở T1 người ta vẫn thấy đâu đó sự bất ổn và họ có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, fan T1 và của riêng Faker hoàn toàn có thể kỳ vọng, với sự đồng tâm của cả đội và sự dẫn dắt của "Quỷ Vương", T1 có thể gây nên nhiều bất ngờ. Và biết đâu, Faker lại có thể hoàn thành tâm nguyện vẫn luôn đau đáu trong anh, nhất là sau những thất bại cay đắng trước Samsung Galaxy hay G2 trước đây.
Faker cùng T1 vẫn miệt mài trên con đường tìm lại vinh quang của mình tại CKTG
Tập bài dị cho Playoffs, siêu xạ thủ G2 - Rekkles khóc thét vì lịch sử đấu "đau mắt đỏ" "Máu hề" không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ lây lan từ người này qua người khác, nếu bạn gia nhập G2. Khép lại vòng bảng vừa qua của LEC Mùa Hè 2021, G2 Esports đã dừng chân với vị trí top 2 thay vì top 1 như mọi khi. Và để chuẩn bị cho việc...