Tựu trường sớm, khai giảng muộn nhiều trường học được hưởng lợi
Cần chấm dứt kiểu học chán chê rồi mới khai giảng. Ngay cả việc dễ như trở bàn tay mà vẫn không thể làm được thì những việc lớn hơn có đáng tin cậy hay không?
Câu chuyện tựu trường trước rồi mới khai giảng được không ít người ví như ăn tiệc no say rồi mới dùng món khai vị.
Hãy trả lại ý nghĩa ngày khai trường cho các em (Ảnh: Báo An ninh thủ đô)
Có người còn ví một cách trần trụi như việc trai gái ăn ở với nhau có con rồi mới làm đám cưới.
Chuyện nực cười như thế ai cũng biết, cũng khó chịu nhưng sao vẫn cứ phải làm? Sao năm nào vẫn cứ xảy ra dù dư luận kịch liệt phản đối?
Bên cạnh những người không tán thành kiểu làm này thì vẫn có không ít vị lãnh đạo ngành giáo dục địa phương, không ít thầy cô giáo lại hưởng lợi từ việc làm “sai quy luật tự nhiên” như thế.
Phải chăng, đây chính là nguyên do mà bao năm tình trạng học rồi mới khai giảng tiếp tục diễn ra và tồn tại?
Không ít trường học hưởng lợi
Bậc tiểu học một năm có 35 tuần thực học, bậc trung học có 37 tuần thực học.
Video đang HOT
Với thời gian thực học như thế (cùng 2 tuần dự bị được phân đều cho 2 học kỳ) thì học sinh khai giảng vào ngày 5/9 và vào học ngày 6/9, năm học sẽ kết thúc vào cuối tháng 5 theo quy định.
Có trường lại học giữa tháng 8 hoặc cuối tháng tám, chương trình sẽ hết sớm hơn dự định khoảng 1-3 tuần. Nay, có trường tổ chức học từ 1/8, chương trình sẽ kết thúc vào gần cuối tháng 4.
Học sớm, chương trình hết sớm nhưng không trường học nào dám cho học sinh nghỉ học để chờ ngày tổng kết vì như thế sẽ vi phạm quy định.
Thế là, thời gian còn dư, nhiều trường đã tổ chức ôn tập theo hình thức dạy thêm có thu tiền.
Tuy nhiên việc dạy thêm cũng chỉ tập trung vào một số môn học để phục vụ cho việc thi cử.
Thế là, giáo viên vừa ăn lương theo quy định vừa được hưởng tiền dạy thêm trong các giờ chính khóa.
Ban giám hiệu nhà trường cũng được chia một khoản tiền hoa hồng từ việc dạy thêm ấy dù chính họ không phải dạy một tiết nào.
Bên cạnh đó, có những trường không tổ chức dạy thêm vì thời gian dư chỉ hơn 1 tuần.
Thế là, học sinh lại phải lên trường để chơi hết ngày này sang ngày khác để đợi ngày tổng kết.
Chơi mãi cũng chán nên hết chơi chuyển sang nghịch ngợm, phá phách. Không chỉ thầy cô khổ, trò cũng khổ vì mệt mỏi.
Hãy trả lại ý nghĩa đích thực của ngày khai trường
Vì thế, khi nghe Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hỏi: Có lẽ vì điều này mà chính những đứa trẻ cũng có thể cảm nhận được điều không nên khi học trước rồi mới khai giảng.
“Các con muốn khai giảng xong rồi mới đi học hay đi học rồi mới khai giảng như thế này?”.
Cậu bé lớp 1 ở tỉnh Thanh Hóa đã không giấu nỗi niềm mong ước:
“Con muốn khai giảng rồi mới đi học” đã đủ cho những người lớn thấy được, ngành giáo dục hiện đang đi ngược với niềm vui, niềm mong ước thật nhỏ nhoi của những đứa trẻ.
Nếu vì học sinh, nếu tất cả vì các em như chúng ta thường hay nói, hay kêu gọi thì việc làm cần thiết nhất hiện nay phải chấm dứt cái kiểu học chán chê rồi mới khai giảng.
Ngay cả việc dễ như trở bàn tay thế này mà ngành giáo dục vẫn không thể làm được thì những việc lớn hơn có đáng để tin cậy hay không?
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Sớm trả lại ý nghĩa ngày khai giảng
Khai giảng là ngày đầu tiên học sinh chính thức bước vào năm học mới, là ngày tựu trường.
Ảnh minh họa
Với bao nhiêu thế hệ học sinh, mốc thời gian này đã trở nên gắn bó, thân quen tạo nên những dấu ấn khó phai trong quãng đời đi học của mỗi người.
Thế nhưng, nhiều năm nay ngày khai giảng đã mất đi ý nghĩa của sự khởi đầu, không còn tạo nên những cảm xúc mới mẻ cho học sinh trước năm học mới.
Đó là khi ngành giáo dục quy định thời điểm tựu trường trước khai giảng có khi gần cả tháng. Nghĩa là sau một thời gian nghỉ hè, học sinh trở lại trường học rồi một thời gian sau mới có ngày khai giảng. Rất nhiều ý kiến phản đối điều này, vì nó không chỉ bất hợp lý mà còn mất đi ý nghĩa cũng như cảm xúc của ngày đầu đến trường, nhất là với học sinh lớp 1. Và cuộc tranh luận tại sao lại tựu trường trước khai giảng cứ diễn ra vào mỗi năm khi năm học mới bắt đầu.
Năm nay, dư luận lại tiếp tục sôi sục khi vừa mới đây học sinh một huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Con muốn khai giảng rồi đi học". Đáp lời, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ trả lại ý nghĩa của ngày khai giảng khi khẳng định sẽ tính toán để hợp nhất ngày tựu trường với ngày khai giảng.
Chuyện hợp nhất tựu trường và khai giảng thật ra không lớn nhưng ông Nhạ cũng chỉ hứa sẽ tính toán để thực hiện được mong muốn này, với lý do là đang trong giai đoạn "quá độ" giữa việc thực hiện chương trình cũ và chương trình mới.
Để tựu trường và ngày khai giảng là một có khó quá không, có làm ảnh hưởng đến quá trình đào tạo cũng như chất lượng dạy và học không? Nếu không sao còn chần chừ mà không quyết định ngay trong năm học tới khi học sinh đã muốn khai giảng rồi đi học! Nếu thấy vẫn còn cần thêm ý kiến hoặc những chứng cứ khoa học thì tổ chức hội thảo hoặc khảo sát học sinh, giáo viên, phụ huynh... để sớm trả lại cho học sinh ý nghĩa của ngày học đầu tiên trong năm học.
Mà không cần ở đâu xa, có thể tham khảo trường hợp của TP.Đà Nẵng để xem ngày học đầu tiên trong năm học mới cũng là ngày khai giảng có ảnh hưởng gì đến việc dạy và học. Từ năm học 2016 - 2017, học sinh Đà Nẵng có 3 tháng hè trọn vẹn khi chính thức đi học vào ngày 5.9 cũng là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ngày khai giảng.
Dù năm học kết thúc vào khoảng cuối tháng 5, nhưng thực tế hiện nay ở nhiều trường, nhiều địa phương, trong tháng này học sinh chỉ có vài ngày đến trường tham gia ngoại khóa, phần còn lại chủ yếu để chơi... Vậy nên, thay vì để học sinh tựu trường từ giữa tháng 8 và tháng 9 mới khai giảng vì sợ không kịp chương trình thì hãy để học sinh học đầy đủ trong tháng 5 và chính thức vào năm học mới đầu tháng 9.
Cả nước thống nhất ngày khai giảng. Riêng với các địa phương bị thiên tai hoặc những điều kiện đặc biệt, có thể khai giảng sớm hoặc trễ. Tuy nhiên ngày đầu tiên bắt đầu học tập nên sau khai giảng, như thế mới có nhiều ý nghĩa, cảm xúc, ấn tượng khó phai trong lòng mỗi học sinh. Ở một khía cạnh nào đó, chính những điều này cũng góp phần nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
Theo Thanh niên
Đây là điển hình của khai giảng...diễn Khai giảng muốn tiến hành suôn sẻ, các tiết mục phải ăn khớp, không muốn trục trặc kỹ thuật thì phải tập đi tập lại, chừng nào "nhuyễn như cháo" mới thôi. LTS: Thẳng thắn cho rằng, có thể coi "diễn" vào ngày này khai giảng là "diễn" báo cáo buổi "chung kết" một cuộc thi, thầy Thạch Lam Giang đã có bài...