Tưởng vay được 300 triệu, ai ngờ bị “cán bộ ngân hàng” lừa 30 triệu đồng
Nghe mời chào hỗ trợ cho vay 300 triệu đồng với lãi suất thấp, ông S. thực hiện các thao tác theo yêu cầu của đối tượng và bị lừa mất 30 triệu đồng.
Ngày 11/9, Công an TP Phan Rang – Tháp Chàm ( tỉnh Ninh Thuận) vừa phát đi khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại.
Thời gian qua, trên địa bàn TP Phan Rang – Tháp Chàm tái xuất hiện tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là lừa đảo thông qua mạng internet, mạng viễn thông.
Thủ đoạn lừa đảo là giả danh, mạo danh Công an, Viện kiểm sát, Thanh tra, Tòa án, Bưu điện… để chiếm đoạt tài sản (Ảnh minh họa).
Cụ thể, vụ việc gần đây nhất xảy ra vào 8h ngày 1/9, ông S. (sinh năm 1969, ngụ tại phường Phước Mỹ) trình báo bị lừa 30 triệu đồng. Theo ông S., ông nhận được điện thoại của một người đàn ông tự xưng là làm tại ngân hàng, nói sẽ hỗ trợ cho ông S. vay 300 triệu đồng với lãi suất 0,5%/tháng.
Sau đó, người này yêu cầu ông S. chứng minh tiềm lực tài chính bằng cách chuyển số tiền 30 triệu đồng để giải ngân. Cả tin, ông S. sử dụng app banking chuyển 30 triệu đồng cho đối tượng.
Cũng trong ngày 1/9, chị T. (sinh năm 1980, ngụ tại phường Tấn Tài) nhận được tin nhắn messenger từ tài khoản của em trai, nhờ chị chuyển vào tài khoản của một người 2 lần với tổng số tiền là 35 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau khi chuyển xong, chị T. gọi cho em trai thì mới biết là tài khoản messenger của em trai đã bị chiếm đoạt.
Do đó, Công an thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đề nghị người dân cảnh giác với những hình thức lừa đảo tinh vi qua mạng xã hội và điện thoại.
Thứ nhất, cảnh giác với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, nhất là các số máy có đầu số nước ngoài; tuyệt đối không cung cấp số điện thoại cá nhân, thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.
Thứ hai, tuyệt đối không mua, bán, cho mượn giấy chứng minh thư nhân dân, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát. Không chuyển, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai.
Thứ ba, tuyệt đối không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber… kể cả là của người thân, bạn bè.
Nếu có những trường hợp như vậy, cần gọi điện xác nhận. Nếu người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết không chuyển khoản để tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản.
Thứ tư, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền; chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác; hạn chế việc công khai ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng. Các tài khoản công khai dùng để giao dịch online cần hạn chế số tiền dư quá lớn.
Hải Phòng: Đại gia Phát "Dầu" lãnh 24 tháng tù giam
Với hành vi thành lập 22 công ty ma, mua bán khống trên 25.000 hóa đơn giá trị gia tăng, thu lợi hơn 160 tỷ đồng, đại gia Phát "Dầu" vừa bị TAND TP Hải Phòng tuyên mức án 24 tháng tù giam.
Đại gia Phát "Dầu" nổi tiếng giàu có, đặc biệt là biệt thự "khủng" tọa lạc trên tuyến phố đắt đỏ nhất Hải Phòng.
Đường dây lập 22 công ty ma để bán hóa đơn hầu tòa
TAND TP Hải Phòng vừa đưa ra xét xử sơ thẩm 11 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn do đại gia Ngô Văn Phát (giới làm ăn thường gọi là Phát "Dầu", SN 1964), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thương mại Xăng dầu Phát (Công ty Xăng dầu Phát) cầm đầu.
Cụ thể, ngoài Ngô Văn Phát còn có 7 bị cáo làm việc tại Công ty Xăng dầu Phát hầu tòa gồm: Vũ Xuân Bảy (SN 1950), Giám đốc công ty; Nguyễn Thị Loan (SN 1989), kế toán trưởng; cùng các nhân viên là Ngô Thị Hải Quyên (SN 1991), Lương Văn Giao (SN 1991), Nguyễn Thị Thúy (SN 1978), Trần Thị Hằng (SN 1992) và Mai Thị Nhài (SN 1994).
Ba bị cáo còn lại gồm: Trần Thị Phúc (SN 1975), là Giám đốc Công ty TNHH Thép Bảo An; Nguyễn Thị Hoàng Anh (SN 1982), Kế toán Xí nghiệp thương mại Việt Đức và Phạm Việt Tiệp (SN 1987), nhân viên Xí nghiệp thương mại Việt Đức.
Theo bản án, từ năm 2012, Ngô Văn Phát thành lập Công ty Xăng dầu Phát và giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Từ năm 2014 đến tháng 8/2020, có 22 công ty do bị cáo Phát chỉ đạo Bảy, Loan và Giao thành lập. Cơ quan điều tra làm rõ tất cả những công ty này đều không hoạt động sản xuất, kinh doanh mà được thành lập nhằm bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Hành vi phạm tội của đường dây do Phát "Dầu" cầm đầu rất tinh vi. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, Phát chỉ đạo cấp dưới tuyển người, thuê làm giám đốc, đứng tên công ty và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người liên quan việc bán hóa đơn. Đồng thời, những văn phòng được thuê để các công ty ma hoạt động cũng được bị cáo Phát yêu cầu liên tục thay đổi địa điểm.
Tổng doanh số hàng hóa bán khống trên 17.600 tỷ đồng
Cơ quan điều tra cũng làm rõ, các bị cáo đã thỏa thuận với khách hàng về việc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhằm hợp thức hóa việc mua bán trái phép hóa đơn GTGT không có hàng hóa kèm theo. Tại tòa, các bị cáo khai nhận, bán hóa đơn với giá trung bình 1% doanh số hàng hóa (chưa tính thuế GTGT 10%).
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã làm rõ 22 công ty ma có địa chỉ đăng ký kinh doanh nhưng tại các địa chỉ này đều không ai cho thuê nhà, thuê văn phòng. Đồng thời cũng không có văn phòng, không đặt biển hiệu, kho bãi hàng hóa hay có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ có Công ty Xăng dầu Phát (địa chỉ xã Nam Sơn, huyện An Dương) là có văn phòng làm việc, có cây xăng bán lẻ.
Cơ quan điều tra xác định, dưới sự chỉ đạo của bị cáo Phát, 22 công ty ma đã bán trái phép 25.125 hóa đơn GTGT với tổng doanh số hàng hóa dịch vụ bán khống là 17.611 tỷ đồng. Sau khi trả lương cho cấp dưới và trừ các chi phí khác, Ngô Văn Phát thu lợi bất chính hơn 161,8 tỷ đồng.
Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng. HĐXX tuyên phạt Ngô Văn Phát 24 tháng tù. Bị cáo Bảy, bị cáo Loan 20 tháng tù. Các bị cáo Giao, Thúy, Hằng nhận mức án từ 12-18 tháng tù cùng về tội "Mua bán trái phép hóa đơn".
Cùng tội danh trên, các bị cáo Quyên, Nhài, Tiệp, Hoàng Anh bị tuyên phạt hành chính từ 70-200 triệu đồng.
Về thu lợi bất chính, Cục Thi hành án dân sự TP Hải Phòng đã tịch thu, sung vào ngân sách Nhà nước tổng số tiền và ngoại tệ đã quy đổi của bị cáo Ngô Văn Phát là 26,6 tỷ đồng. HĐXX buộc bị cáo Phát phải nộp 135,2 tỷ đồng thu lợi bất chính còn lại từ việc bán hóa đơn GTGT trái phép.
Đồng thời, buộc các bị cáo còn lại nộp tổng số tiền trên 3,6 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính từ việc mua bán trái phép hóa đơn.
Băng nhóm "bài binh bố trận" cướp tiệm vàng giữa ban ngày Lực nhắn tin tâm sự với Dũng là đang thiếu nợ, cần nhiều tiền và rủ Dũng đi cướp ngân hàng hoặc tiệm vàng. Sau đó, cả hai cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch đi cướp tiệm vàng. Nổ súng cướp tiệm vàng Theo hồ sơ vụ án, thông qua mạng xã hội, Đàm Văn Lực (sinh năm 1988, tại Vĩnh Phúc)...