Tướng Trung Quốc lộ mưu chiếm dần Biển Đông
Một vị tướng của Trung Quốc mới đây đã tiết lộ chiến lược mà nước này sử dụng để chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Ông này còn ngang ngược tuyên bố, chiến lược đó có thể được áp dụng để chiếm dần các khu vực khác ở Biển Đông.
Thiếu tướng Trương Triệu Trung
Tờ China Daily Mail đưa tin, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, Thiếu tướng Trương Triệu Trung cho biết, Hải quân Trung Quốc đã bao bọc dần bãi cạn tranh chấp Scarborough bằng nhiều lớp tàu giống như một “chiếc bắp cải”.
Trung Quốc gọi bãi cạn Scarborough nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines là đảo Hoàng Nham. Bắc Kinh đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, Tướng Trương Triệu Trung đã giải thích cặn kẽ và chi tiết về chiến lược chiếm bãi cạn Scarborough của Trung Quốc.
“Chúng tôi bắt đầu áp dụng các biện pháp bao vây, phong tỏa và kiểm soát những khu vực xung quanh đảo Hoàng Nham, bao vây và kiểm soát liên tục cho đến thời điểm hiện tại”, mạng tin Trung Quốc dẫn lời ông Trường Triệu Trung cho hay.
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc cũng cho biết thêm, họ đã dùng chiến lược “cải bắp” để chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Cụ thể, theo chiến lược này, Trung Quốc liên tục triển khai tàu đánh cá được hỗ trợ bởi tàu hải giám và tàu chiến ở khu vực này.
“ Nếu Philippines muốn vào khu vực tranh chấp, họ phải xin phép xem hải quân của chúng ta có đồng ý hay không. Sau đó, họ phải hỏi xem liệu các tàu ngư nghiệp và hải giám của chúng ta có cho phép họ đi vào hay không”, Tướng Trương Triệu Trung cho biết. Cũng theo ông này, chiến lược “thích hợp và vừa phải” trên là để đảm bảo các ngư dân của họ có thể thực hiện công việc đánh bắt hải sản “một cách an toàn”.
“Chúng ta đã có được kết quả hài lòng thông qua cách thức giành lại các đảo, bãi đá và bảo vệ chúng”, Tướng Trung Quốc cho biết. Ông này còn ngang nhiên và trắng trợn tuyên bố, chiến lược “cải bắp” có thể được sử dụng để chiếm dần các đảo nhỏ khác ở vùng tranh chấp thuộc Biển Đông.
“Đối với những hòn đảo nhỏ đó, chỉ một vài binh lính có thể đóng ở đó nhưng không có thực phẩm hoặc thậm chí là nước uống ở đó. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược “cải bắp”, họ sẽ không thể đưa lương thực và nước uống lên đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh lính sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”, ông Trương Triệu Trung nói.
Theo vietbao
Ba kịch bản cho vụ tranh chấp Đài Loan-Philippines
Đài Loan và Philippines cần phải kiềm chế khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa đang sôi sục trong khi tìm cách đàm phán về 1 thỏa thuận đánh bắt cá.
Nhật báo Straits Times của Singapore số ra ngày 23/5 đã đăng bài bình luận của ông Charles Chen I-hsin, nhà nghiên cứu thuộc Đại học London và là cựu Phát ngôn viên Quốc dân Đảng cầm quyền tại Đài Loan, nhận định ba kịch bản có khả năng xảy ra để giải đáp cho câu hỏi tranh chấp giữa Đài Loan và Philippines sẽ đi đến đâu sau vụ lực lượng tuần duyên Philippines bị cáo buộc bắn chết một ngư dân Đài Loan tại vùng biển mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền hôm 9/5 vừa qua.
Theo ông Chen I-hsin, trong kịch bản đầu tiên, Manila sẽ chấp nhận hoàn toàn bốn đòi hỏi của Đài Bắc, đó là đưa ra lời xin lỗi chính thức, trừng phạt các đối tượng liên quan đến cái chết của ngư dân Đài Loan, đền bù thiệt hại và tham gia đàm phán hiệp định về đánh bắt cá, mà không có điều kiện nào. Đổi lại, Đài Bắc sẽ giảm dần các hoạt động phô diễn quân sự và chấm dứt trừng phạt Manila.
Song, đây là kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất. Bởi bên cạnh việc gần như chưa cảm thấy tác động từ các biện pháp trừng phạt của Đài Loan, Philippines cũng không có lý do phải đẩy tình hình lên mức căng thẳng giống như những gì đã xảy ra tại bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc và Đài Loan gọi là đảo Hoàng Nham) cách đây một năm.
Tuy nhiên, việc Manila không phản ứng tích cực trước đòi hỏi của Đài Bắc khiến hòn đảo này cũng sẽ không tìm cách để giảm nhiệt tình hình hiện nay.
Trong động thái cứng rắn mới nhất, Tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố từ nay lực lượng tuần duyên Đài Loan sẽ tháp tùng các tàu cá ra khơi để tránh xảy ra những vụ việc như hôm 9/5. Ông một lần nữa nhấn mạnh rằng Chính phủ Philippines phải xin lỗi gia đình ngư dân thiệt mạng, nếu không sẽ bị coi là "có thái độ không tốt."
Trong khi đó, tờ Strait Times cho biết hiện giới truyền thông tại Philippines lại nhận định thực chất những hành động cứng rắn của Đài Loan sau vụ việc hôm 9/5 chỉ là cái cớ để chính quyền Mã Anh Cửu lấy lại sự ủng hộ của người dân hòn đảo này bằng cách kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa mà thôi.
Do vậy, nhiều khả năng xảy ra nhất chính là kịch bản thứ hai. Theo đó, Đài Loan sẽ sử dụng toàn bộ các biện pháp chính trị và kinh tế để gây áp lực, trong khi người Philippines cũng không lùi bước, hoặc thậm chí đưa ra lập trường cứng rắn hơn.
Khi ấy, hai bên có thể rơi vào một vòng xoáy căng thẳng mà hậu quả chắc chắn sẽ là ảnh hưởng tới danh tiếng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết tranh chấp.
Chính vì thế, ông Chen I-hsien cho rằng giải pháp tốt nhất cho tình hình hiện nay là kịch bản thứ ba. Cả Đài Loan và Philippines cần phải kiềm chế khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa đang sôi sục trong dân chúng trong khi tìm cách tiến hành đàm phán về một thỏa thuận đánh bắt cá.
Thỏa thuận này sẽ vạch ra một đường lãnh hải rõ ràng tại vùng biển chồng lấn giữa hai bên. Văn kiện này cũng có thể coi là một hình mẫu cho những tranh chấp lãnh hải tương tự.
Tuy nhiên, kịch bản này cần phải có sự nhất trí cao giữa các nước có tranh chấp vốn đang muốn áp dụng một bộ quy tắc ứng xử (COC) chung tại Biển Đông.
Dù căng thẳng giữa Đài Loan và Philippines vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, song cũng không thể loại trừ khả năng sẽ có cơ hội biến cuộc khủng hoảng hiện nay trở thành một bước ngoặt dẫn đến kết cục có hậu trong khu vực. Song, điều này cần phải có quyết tâm của tất cả các bên liên quan./.
Theo Dantri
Philippines: Ngư dân khốn đốn vì Trung Quốc chiếm bãi cạn Dọc bờ biển Tây Bắc Philippines, ngày càng nhiều tàu cá nằm phơi khô, trở thành chỗ chơi cho trẻ em sau khi ngư trường bãi cạn Scarborough bị tàu Trung Quốc chiếm. Theo hãng tin AP, những cảnh tượng trên đang trở nên quen thuộc với người dân tại nhiều làng chài của Philippines, nơi ngư dân phải từ bỏ nghề đánh...