Tường trình của cô giáo bị tố ‘giáo dục không có tình người’
Giáo viên chủ nhiệm bị tố “chỉ có kỷ luật và nước mắt” cho biết sau 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cô rất sốc trước tâm thư tố cáo của phụ huynh.
Ngày 25/9, Facebook Giáng Hương chia sẻ bài viết “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh – chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt” nhận được ý kiến trái chiều từ dư luận.
Phụ huynh này tố cô giáo chủ nhiệm trường THPT dân lập Lương Thế Vinh giáo dục “không có tình người”
Yêu cầu giải quyết sự việc để thanh thản
Theo bản tường trình, giáo viên chủ nhiệm là cô Nguyễn Thị Thu, dạy môn Ngữ văn, đồng thời chủ nhiệm lớp 11A1.1 và 12A1 trường THPT Lương Thế Vinh. Cô Thu dạy ở trường Lương Thế Vinh từ năm 2010, đảm nhiệm công việc từ lớp 10 đến lớp 12.
Đơn trình bày sự việc của cô giáo chủ nhiệm. Ảnh: Quyên Quyên.
Trong đơn trình bày sự việc ngày 3/7, cô Thu cho biết nữ giáo viên được hiệu phó mời vào phòng làm việc để trả lời một số câu hỏi: Trong thời gian chủ nhiệm lớp 10A1.1 có những khó khăn gì không? Đối với học sinh vi phạm nội quy học tập và kỷ luật của nhà trường, cô đã có biện pháp xử lý như thế nào? Sau đó, học sinh có tiến bộ không? Có được tiếp nhận thường xuyên thông tin phản ánh từ giáo viên bộ môn về tình hình học tập và kỷ luật của học sinh không? Họp phụ huynh có lấy ý kiến đóng góp từ tập thể phụ huynh không?
Sau khi hoàn thiện các câu hỏi trên, cô Thu được hiệu phó Văn Thùy Dương thông tin trường nhận được một bức thư của phụ huynh có con học lớp 10A1.1 phàn nàn về việc giáo viên chủ nhiệm duy trì một lối giáo dục “hà khắc, không có tình người, chỉ có kỷ luật và nước mắt”. Phụ huynh đề xuất xin đổi giáo viên.
“Tôi không trực tiếp đọc bức thư nên không biết phụ huynh là ai. Sau khi tiếp xúc thông tin, tôi thực sự sốc. Gần 20 năm ra trường đứng trên bục giảng, tôi trải qua nhiều môi trường giáo dục khác nhau, công lập và ngoài công lập, nhưng chưa nhận được sự quy kết như thế này bao giờ”, cô Thu cho biết.
Nữ giáo viên này đề nghị hiệu phó giải quyết sự việc để có sự thanh thản, tâm thế chuẩn bị năm học mới.
Đơn đề nghị của phụ huynh về việc không đổi giáo viên chủ nhiệm. Ảnh: Quyên Quyên.
Cô giáo thừa nhận nghiêm khắc vì học sinh
Theo lời kể của cô Thu, lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu cô mời ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 10A1.1 cùng một số phụ huynh có con nhiều lần bị vi phạm đến trường để trao đổi về học tập và kỷ luật của học sinh.
Cũng trong bản tường trình, nữ giáo viên khẳng định chưa bao giờ coi Lương Thế Vinh là công việc tay ngang, chưa bao giờ coi học sinh ở đây chỉ là “con nuôi” vì đã dạy ở trường từ lâu và làm việc vì tình yêu thương, trách nhiệm.
“Tôi tự hỏi khi phụ huynh viết điều này đã bao giờ tìm hiểu kỹ về môi trường giáo dục của Lương Thế Vinh? Đã bao giờ đặt câu hỏi làm là vì ai ? Đã bao giờ tự trăn trở vì sao 10A1.1 đã hơn 2 lần bị giáo viên bộ môn trả lớp và từ chối không dạy?”, nữ giáo viên chủ nhiệm chia sẻ.
Bà Văn Thùy Dương cho hay toàn bộ sự việc đã được làm đúng quy trình. Ảnh: Quyên Quyên.
Video đang HOT
Theo cô Thu, tất cả biện pháp giáo dục như (viết bản kiểm điểm, tường trình, cam kết, mời phụ huynh lên trao đổi để tìm cách phối hợp giúp các con nhận lỗi, và tiến bộ dần lên, phạt học sinh lao động công ích) nhằm mục đích cho các con trưởng thành, ngoan hơn và nâng cao kết quả học tập.
Tất cả biện pháp này đã được đưa ra từ đầu năm trong cuộc họp phụ huynh và được 100% phụ huynh đồng ý. Đây là cách làm phù hợp môi trường Lương Thế Vinh, có trách nhiệm và sát sao của đội ngũ giáo viên.
“Tôi thật buồn khi phụ huynh nói đó là giáo dục không có tình người. Đó là những câu nói đầy ác cảm, có tính chất vu khống. Nếu thiếu trách nhiệm, tôi đã hoàn toàn buông lỏng học sinh, không để các con muốn học thì học, muốn chơi thì chơi, không cần trao đổi với phụ huynh để cuối năm các vị có thể bất ngờ với kết quả học tập và đạo đức của các con”, cô Thu bày tỏ.
Nữ giáo viên cho rằng trong các cuộc họp phụ huynh, cô đều ra nêu ra những hiện tượng còn tồn tại và phân tích nguyên nhân, cùng trao đổi cách khắc phục, không chê bai học sinh. Khi nêu hiện tượng, cô luôn đề nghị phụ huynh nghiên cứu kỹ lời nhận xét của giáo viên trong phiếu điểm và hoàn toàn không nêu tên học sinh để giữ sĩ diện.
Phụ huynh lên mạng tố giáo viên hà khắc
Trong bức tâm thư gửi hiệu phó Văn Thùy Dương, nữ phụ huynh khẳng định: “Cô chủ nhiệm đang duy trì lối giáo dục hà khắc, không có tình người, chỉ có kỷ luật và nước mắt.
Bản thân tôi đã dự 3 cuộc họp phụ huynh của lớp và chưa bao giờ chứng kiến một nụ cười trên môi cô giáo chủ nhiệm, huống chi các con phải học cô hết tiết này đến tiết khác, hết ngày này sang ngày khác. Rồi cô gọi bố mẹ đến trường, các con cúi gằm mặt để xin lỗi, để hứa”.
Thậm chí, phụ huynh này còn so sánh: “Tôi từng đi đến nhà tù, đến trường giáo dưỡng dành cho những đứa con hư. Trong cách giáo dục của họ để đưa những đứa trẻ trở về với cộng đồng, họ cũng phát huy cao độ cách giáo dục tình người, động vào lòng trắc ẩn của từng đứa trẻ chứ không chỉ có sự trừng trị nghiêm khắc”.
Phu huynh nêu: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A1.1, đã khi nào nói chuyện với các con như một người mẹ chưa? Đã bao giờ tâm sự để nghe chúng trải lòng chưa hay chỉ phạt, phạt, kiểm điểm và yêu cầu gia đình chuẩn bị tinh thần rút hồ sơ để chuyển trường cho con.
Theo Zing
Trường Lương Thế Vinh lên tiếng khi bị phụ huynh tố giáo dục hà khắc
Một phụ huynh tố cáo trên Facebook giáo viên chủ nhiệm và phương pháp giáo dục của trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội, quá hà khắc, gây xôn xao dư luận.
Hôm nay, Facebook Giáng Hương chia sẻ bài viết "Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt". Nội dung là tâm thư của phụ huynh kèm những nhận xét không tốt đẹp về ngôi trường nổi tiếng Hà Nội.
Bài viết nhanh chóng nhận được 4.000 lượt thích (like) trên mạng xã hội với ý kiến trái chiều.
Tố cáo cách hành xử của cô hiệu phó
Trong bài viết của mình, Giáng Hương - cựu phụ huynh trường THPT dân lập Lương Thế Vinh - cho biết, ngày 26/6, chị đã viết tâm thư gửi cô hiệu phó Văn Thùy Dương với mong muốn "cô thử thay đổi giáo viên chủ nhiệm xem có tốt hơn không?".
Bà Văn Thùy Dương - Hiệu phó nhà trường. Ảnh: Quyên Quyên.
Lý do phụ huynh nêu ra là cô Nguyễn Minh Thu (lớp 10A1.1) có cách giáo dục hà khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh.
Theo lời phụ huynh, "sau hai học kỳ trải nghiệm ở trường mới, từ tâm trạng háo hức, con thường về nhà với sự buồn bã, lo âu. Cô chủ nhiệm tự 'khoe' là người nghiêm khắc nên được trường 'ưu ái' để trị những lớp có học sinh chưa ngoan.
Học sinh trong lớp lần lượt trở thành tội đồ khi bố mẹ liên tục bị mời lên, còn các con liên tục phải viết kiểm điểm và chịu mọi hình thức phạt của nhà trường".
Phụ huynh này cho hay bản thân chị đã dự 3 cuộc họp phụ huynh của lớp và chưa bao giờ chứng kiến một nụ cười trên môi cô giáo chủ nhiệm.
Thêm nữa, cô Thu là giáo viên của trường công lập (trường Nguyễn Trãi, quận Ba Đình). Phụ huynh đặt câu hỏi: "Vậy giáo viên trường Lương Thế Vinh chỉ là tay ngang? Rất nhiều phụ huynh đã ngỡ ngàng vì ngôi trường dân lập đầu tiên của Hà Nội sau gần 30 năm vẫn chưa tự chủ được nguồn giáo viên".
Tâm thư với nguyện vọng mong muốn được hiệu phó Văn Thùy Dương đổi giáo viên chủ nhiệm.
"Chúng tôi cứ đề đạt nguyện vọng như vậy, nếu cô không giải quyết được thì coi như chúng tôi chưa gửi bức thư này và chỗ người lớn, chúng ta không nên để ảnh hưởng con trẻ. Cha mẹ cũng vì yêu chúng mà làm vậy", phụ huynh viết trong thư.
Khoảng một tuần sau khi gửi lá thư trên qua bưu điện, phụ huynh có cuộc hẹn với hiệu phó. Với suy nghĩ sẽ có một cuộc gặp riêng để trải lòng, người này bất ngờ trong phòng có 3 phụ huynh khác ngồi chờ sẵn.
Theo lời kể của phụ huynh, bà Văn Thùy Dương nói: "Nếu tiếp tục học ở môi trường này, phụ huynh coi như ngậm đắng nuốt cay, chúng tôi không bắt buộc con chị phải học ở đây. Chị hoàn toàn có thể chuyển cho con sang môi trường khác".
Ngay sau đó, ba phụ huynh lên tiếng: "Tôi không muốn thay giáo viên chủ nhiệm. Cứ phải nghiêm khắc như vậy thì con chúng tôi mới ngoan. Ai đề nghị thay cô chủ nhiệm, đó là ý kiến cá nhân".
Ngày hôm sau, một cô giáo khác lên lớp lấy ý kiến học sinh nhận xét và ở cuối ghi rõ: "Phụ huynh của em T.N.V đề nghị thay giáo viên chủ nhiệm, các con có đồng ý không?".
"Lúc đó, con tôi - đứa trẻ mới lớn - thực sự sốc, không nghĩ rằng những người lớn tuổi mang danh nhà giáo lại có thể dồn nó vào chân tường như vậy, chỉ vì bố mẹ dám lên tiếng cho những bất công của con và các bạn trong lớp", phụ huynh nói.
Kết quả kiểm tra phiếu nhận xét 13/37 học sinh đồng ý đổi giáo viên chủ nhiệm, hoặc để phiếu trắng. Ngay sau đó, gia đình làm hồ sơ chuyển trường cho con.
Đơn trình bày của cô giáo chủ nhiệm bị phụ huynh tố cáo. Ảnh: Quyên Quyên.
Tố cáo nhà trường bắt học, phạt nhiều
Ngoài việc tố cáo cách hành xử của hiệu phó, nữ phụ huynh chia sẻ hàng loạt thông tin về trường Lương Thế Vinh.
Thứ nhất, năm học mới bắt đầu từ ngày 3/7 (cả năm 2016 và 2017) nên đến ngày khai giảng mùng 5/9, các con không còn háo hức.
Thứ hai, theo lời học sinh, giáo viên thường quát nạt con cứ lơ mơ là đuổi học, bản kiểm điểm nhiều, cha mẹ liên tục được mời lên trường.
Ngoài ra, phụ huynh này cho biết con liên tục viết bản kiểm điểm hoặc mời bố mẹ đến gặp cô giáo vì các lỗi: Nói chuyện trong lớp, thiếu bài tập về nhà, đi muộn, đổi chỗ, ngủ gật trong giờ, không ghi chép bài đầy đủ, quần áo đầu tóc không ngay ngắn...
Thứ ba, trường dạy thêm công khai dưới hình thức học tăng cường.
Thứ tư, lượng bài tập về nhà cứ phải tính ở 2 con số. Thầy dạy Vật lý giao 28 bài tập về nhà. Học sinh hoàn thành 18 bài và hình thức phạt là chép lại 5 lần các bài tập còn thiếu. Thầy dạy Toán giao 50 bài tập về nhà. Như vậy, ngoài giờ lên lớp, học sinh cứ lăn ra mà làm bài tập, chẳng cần ăn, ngủ.
Ngoài ra, theo phụ huynh này, trong môi trường Lương Thế Vinh, mọi người cần nâng cao tinh thần cảnh giác, học phí thu không như thông báo của nhà trường.
Không thể ép phụ huynh nếu không đồng quan điểm giáo dục
Trả lời Zing.vn chiều 25/9, bà Văn Thùy Dương - Hiệu phó trường THPT dân lập Lương Thế Vinh - xác nhận đầu năm học vừa qua, nhà trường nhận được tâm thư của một phụ huynh có nội dung như chia sẻ trên mạng xã hội. Bà Dương nhận thấy mong muốn lớn nhất của phụ huynh là "thử thay đổi giáo viên chủ nhiệm".
Với tư cách là hiệu phó nhà trường, bà mời ban phụ huynh lớp, cùng một số phụ huynh có con hay bị kỷ luật để kiểm chứng thông tin. Sau khi đối thoại với phụ huynh sẽ là trưng cầu ý kiến học sinh, kết quả 24 em không đồng ý đổi giáo viên chủ nhiệm, 5 học sinh không có ý kiến gì vì các cháu mới vào, 2 học sinh lưỡng lự, 6 học sinh đề nghị đổi.
Ngoài ra, cô hiệu phó cũng trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm được nhắc tên trong tâm thư. "Một người phạm tội khi bị kết tội còn có luật sư, tại sao một giáo viên không được lên tiếng, giải thích?", bà Dương nói.
Nữ hiệu phó cho hay đây là việc làm đúng quy trình. Về nguyên tắc, khi phụ huynh có tâm thư, nguyện vọng, ban giám hiệu sẽ xác minh sự việc để đưa ra quyết định.
Trong cuộc trò chuyện, bà Dương đã nói với phụ huynh: "Nếu cháu gặp áp lực, gia đình có thể chuyển lớp cho con. Nhưng phụ huynh nói sẽ chuyển trường, đồng thời sẽ đưa sự việc ra báo chí, công luận".
Hiệu phó nhà trường cho biết bà không thể bắt ép phụ huynh nếu không đồng quan điểm giáo dục với nhà trường, vì thế đồng ý cho học sinh chuyển trường.
Nhận xét về cô Nguyễn Minh Thu, bà Văn Thùy Dương cho biết đây là cô giáo chủ nhiệm tốt, một năm lớp 10 đã đưa học sinh vào guồng. Nữ hiệu phó hỏi học sinh có muốn đổi cô giáo chủ nhiệm không, các con nói không đổi.
Cô Thu công tác tại trường đã 7 năm, có năng lực tốt, thường tham gia ra đề thi. Ngay sau khi biết có tâm thư, cô Thu đã rất sốc và muốn xin nghỉ việc.
Trước hàng loạt tố cáo của phụ huynh, hiệu phó Văn Thùy Dương đã giải thích. Về việc đi học thêm, bà đặt câu hỏi: Tại sao lại không để cho giáo viên phụ đạo học sinh còn kém?
Trước thông tin bài tập về nhà lên tới 28-50 bài mỗi môn, nữ giáo viên thông tin chưa kiểm chứng thông tin này, nhưng mỗi bài tập giúp rèn luyện thói quen, kỹ năng khác nhau. Có những bài tập chỉ để rèn phản xạ, làm rất nhanh trong thời gian ngắn.
Việc tăng học phí từ 1,6 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng ở năm học sau chỉ là khoản tăng 10% để nhà trường tăng lương cho giáo viên. Còn các khoản dịch vụ khác như xe đưa đón, ăn trưa..., học sinh có sử dụng thì đóng.
Trước thông tin trường Lương Thế Vinh bây giờ như lò luyện thi khối A, bà Văn Thùy Dương nói trường không và chưa bao giờ là lò luyện thi. Học sinh có rất nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị để làm từ thiện, rèn luyện kỹ năng sinh tồn, các câu lạc bộ nghệ thuật.
Về việc học sinh đi học từ tháng 7, nữ hiệu phó thông tin nhà trường cho các em học sớm để những sự cố trong năm như bão lũ, thời tiết lạnh giá, học sinh nghỉ sẽ không phải "vắt cổ lên chạy".
Ngoài ra, ở cấp hai, từ tháng 7, học sinh đến trường tham gia các CLB như Toán, Ngữ văn, Võ thuật, Piano. Còn ở cấp ba, nhà trường cho phép thầy cô mượn lớp học, cô chủ nhiệm đến quản lý. Tất cả trên tinh thần tự nguyện.
Theo Zing
'Khoảng 1.000 hồ sơ nộp vào trường Lương Thế Vinh toàn điểm 10' PGS Văn Như Cương cho hay thực tế, nhiều gia đình mua điểm và giải thưởng để cho con vào trường tốt. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thúy cho rằng điểm số không phải tất cả. Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT cấm tổ chức thi vào lớp 6 dưới mọi hình thức. Tất cả trường ở Hà Nội áp dụng xét tuyển theo...