Tường thuật phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa
8 giờ 5 phút: Bị cáo Nghĩa được áp giải đến. 8 giờ 35 phút: Phiên tòa chính thức khai mạc.
Từ sáng sớm 14-7, hàng trăm người dân đã đổ về Tòa án nhân dân TP Hà Nội để theo dõi phiên xét xử Nguyễn Đức Nghĩa nhưng buộc phải đứng ngoài nếu không được tòa triệu tập.
Người dân đổ xô về Tòa án nhân dân TP Hà Nội để theo dõi phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa
Nguyễn Đức Nghĩa được áp giải tới tòa án
8 giờ 5 phút: Nguyễn Đức Nghĩa được áp giải đến. Bị cáo nhanh chóng được dẫn vào phòng kín để chờ Hội đồng xét xử làm việc. Trên mặt lấm tấm mồ hôi nhưng Nghĩa vẫn tỏ ra rất bình tĩnh và tỉnh táo.
Nguyễn Đức Nghĩa trước giờ phút xét xử.
8 giờ 15 phút: Cha của bị cáo Nghĩa đến, ông bày tỏ lời xin lỗi với cha của nạn nhân.
Cha của bị cáo Nghĩa (bìa phải) xin lỗi cha của nạn nhân Linh (bìa trái)
8 giờ 30 phút: Phiên tòa mới chuẩn bị bắt đầu vì lúc này bị cáo Hoàng Thị Yến – người yêu mới của Nghĩa – được tại ngoại mới tới.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội.
8 giờ 35 phút: Phiên tòa chính thức khai mạc.
Bị cáo Nghĩa và bị cáo Yến trước vành móng ngựa khi khai mạc phiên tòa.
Video đang HOT
8 giờ 50 phút: Kết thúc phần thủ tục, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội công bố bản cáo trạng truy tố Nguyễn Đức Nghĩa về tội giết người, cướp tài sản, truy tố Phạm Thị Yến về tội không tố giác tội phạm.
Như đã thông tin, do Yến về quê nghỉ lễ nên nhờ Nghĩa đến coi nhà giúp tại khu chung cư 13 tầng G4 phố Trung Yên 1, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ngày 4-5, Nghĩa rủ người yêu cũ là chị Nguyễn Phương Linh đến chơi tại căn hộ trên. Do nghiện game online và không có tiền chuộc xe của Yến mà Nghĩa đã đem đi cầm trước đó, Nghĩa đã giết chị Linh để cướp tài sản.
Sau khi thực hiện hành vi man rợ, Nghĩa lấy điện thoại, máy tính xách tay và xe máy của nạn nhân (tổng giá trị tài sản gần 30 triệu đồng) đi cầm cố để chuộc xe của Yến, số còn lại đem tiêu xài.
Về phần bị cáo Yến, biết được hành vi tội ác của Nghĩa nhưng đã không trình báo ngay với cơ quan điều tra. Chỉ đến khi được cơ quan điều tra triệu tập, Yến mới khai rõ nội dung sự việc.
Nguyễn Đức Nghĩa với khuôn mặt lạnh lùng trước tòa
9 giờ 15 phút: Tòa bắt đầu phần xét hỏi. Bị cáo Nghĩa trả lời rất rõ ràng các câu hỏi của tòa. Nghĩa cho biết trong thời gian học đại học ở Hà Nội, gia đình Nghĩa vẫn cung cấp đủ tiền ăn học. Nghĩa thỉnh thoảng có vào một trang web để chơi cờ online.
9 giờ 30 phút: Bị cáo Nghĩa nói động cơ giết Linh vì ghen. Cụ thể trước đó Linh nói không có người yêu, nhưng Linh liên tục không nghe điện thoại hắn gọi. Nghĩa vặn hỏi, Linh mới nói là có người yêu rồi và người yêu Linh đang ở xa. Linh tìm đến Nghĩa chỉ vì nhu cầu thể xác. Điều này đã làm tổn thương bị cáo.
Nghĩa cũng “cải chính” cáo trạng về chuyện giấu sẵn dao từ trước khi giết Linh. Theo Nghĩa thì bị cáo đã lấy dao từ dưới bếp và đâm Linh từ phía sau.
9 giờ 45 phút: Nghĩa khai sau khi Linh chết, Nghĩa ngồi bên xác Linh rất lâu. Hai tiếng sau, Nghĩa bắt đầu có suy nghĩ che giấu tạm thời tội ác của mình. Hơn 23 giờ đêm, Nghĩa lấy điện thoại của Linh để nhắn tin cho em trai Linh và quản lý của Linh với nội dung tương tự là “Linh đi xa hai ngày, điện thoại hết pin không liên lạc được”. Sau đó, Nghĩa bê xác chị Linh vào nhà tắm, chặt đầu và 10 ngón tay chị Linh trong vòng 20 phút.
9 giờ 50 phút: Nghĩa nói sau khi hoàn thành mọi việc là 5 giờ sáng, Nghĩa mới đem xác chị Linh lên sân thượng tòa nhà để giấu. Sau đó, Nghĩa lấy tài sản của Linh với mục đích che giấu tội phạm.
Chủ tọa hỏi che giấu tội phạm sao không vứt tài sản đi, Nghĩa trả lời : “Vì những tài sản đó có giá trị lớn (?!). Chủ tọa vặn: “Thế chiếc điện thoại bị cáo đi bán chỉ được 150 ngàn đồng cũng là lớn à? Sao không vứt đi?”. Nghĩa im lặng.
10 giờ 15 phút: Bị cáo Nghĩa nói khi quyết định nghe điện thoại của Yến, bị cáo biết trước cơ quan điều tra sẽ bắt được mình ở Thái Nguyên. Nghĩa nghĩ lúc đó cơ quan điều tra hoàn toàn có thể lần ra, khoanh vùng mình từ cuộc điện thoại này nhưng vẫn quyết định nghe.
Nghĩa bảo lưu ý kiến, thừa nhận toàn bộ hành vi giết người. Rất bình tĩnh, Nghĩa nói: “Tôi đã sẵn sàng chấp nhận mức án tử hình”.
10 giờ 30 phút: Nghĩa vẫn một mực cho rằng mình hành động như thế chỉ vì ghen. Tuy nhiên, theo chủ tọa, với diễn biến tâm lý như thế, bị cáo không đủ kích động để thực hiện hành vi man rợ như vậy. Liên kết với việc trước đó bị cáo Nghĩa có nợ Yến và cầm xe của Yến, Nghĩa có mục đích cướp tài sản thì có vẻ hợp lý hơn.
10 giờ 40 phút: Bị cáo Yến trả lời Hội đồng xét xử. Yến nói rất tin tưởng Nghĩa khi giao xe, gửi chìa khóa nhà mà chẳng dặn dò gì. Yến nói khi lên nhà, có phát hiện ra vết sơn khác màu, nhưng trước khi về có thay hai cái điều hòa nên nhà rất bẩn, khi lên nhà Yến tưởng Nghĩa sơn giùm.
Bị cáo Yến đang trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử.
10 giờ 45 phút: Yến thừa nhận cáo trạng truy tố mình là đúng người, đúng tội. Yến giải thích là sau khi phát hiện xác chết trên tầng thượng và xâu chuỗi các sự kiện nên đoán ra Nghĩa là thủ phạm. Khi chat, Yến vặn hỏi thì Nghĩa thừa nhận, nhưng do quá hoảng loạn nên không báo với cơ quan điều tra.
11 giờ: Cha của nạn nhân Nguyễn Phương Linh trả lời Hội đồng xét xử. Ông nói khi biết thông tin trên báo chí và thấy con mình mất tích, ông đã ngờ ngợ. Khi biết được nạn nhân chính là con mình thì ông ngất đi.
11 giờ 15 phút: Cha của nạn nhân Linh nói: “Nghĩa rõ ràng đã lừa đảo con tôi với mục đích cướp tài sản”. Tổn thất của gia đình không gì bù đắp được nên ông yêu cầu tòa xử Nghĩa ở mức hình phạt cao nhất, đồng thời bồi thường cho gia đình ông hơn 113 triệu đồng.
Em của nạn nhân Linh (đến tòa với tư cách nhân chứng) thì khai lúc nghe chị mình nói chuyện với Nghĩa, rõ ràng có nghe câu “Vâng, em sẽ mang máy tính đi”.
11 giờ 20 phút: Tòa tạm nghỉ.
14 giờ ngày 14-7: Phiên tòa xử Nguyễn Đức Nghĩa tiếp tục trở lại. Khi luật sư xét hỏi, bị cáo Yến nói khi Nghĩa thừa nhận hành vi giết người, bị cáo đã hai lần khuyên Nghĩa ra đầu thú nhưng Nghĩa không đồng ý.
Nghĩa được dẫn giải đến phiên tòa buổi chiều.
14 giờ 15 phút: Hội đồng xét xử kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận. Đại diện viện kiểm sát bắt đầu phát biểu quan điểm luận tội.
Người dân tập trung trước tòa nghe ngóng tin tức của phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa.
Theo đại diện viện kiểm sát, hành vi của bị cáo Nghĩa hoàn toàn có chuẩn bị trước với mục đích cướp tài sản. Còn bị cáo Yến là sinh viên đại học, hoàn toàn có thể nhận thức được vấn đề. Theo đó, đại diện viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt Nghĩa mức án tử hình về tội giết người, 4 đến 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Cạnh đó, đại diện viện kiểm sát đề nghị tòa phạt bị cáo Yến từ 9 đến 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Cả phòng xử án rất bình thản khi nghe viện kiểm sát đề nghị mức án với Nghĩa nhưng lại ồ lên với mức án đề nghị đối với Yến khiến tòa phải nhắc nhở cử tọa giữ trật tự.
14 giờ 45 phút: Luật sư bào chữa cho bị cáo Nghĩa nói Nghĩa không phạm tội giết người một cách man rợ như viện kiểm sát cáo buộc mà chỉ là “che dấu hành vi phạm tội mọi cách man rợ”. Theo luật sư, nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân chỉ là hai nhát dao thì không thể gọi là giết người một cách man rợ được. Thêm nữa sau khi giết nạn nhân, Nghĩa đã có thời gian ngồi hàng giờ liền bên thân thể đó.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa.
Cũng theo luật sư này, bị cáo đã rất ăn năn, hối hận, sẵn sàng chấp nhận mức án cao nhất nên liệu có cần thiết phải loại bỏ vĩnh viễn bị cáo khỏi đời sống xã hội hay không.
Về tội cướp tài sản, luật sư trên băn khoăn động cơ chiếm đoạt tài sản của Nghĩa bắt đầu xuất hiện từ lúc nào. Vì không có ai đối chất nên liệu có việc Nghĩa “tiện tay dắt dê” khi nạn nhân đã chết hay không.
15 giờ: Luật sư thứ hai bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Nghĩa là luật sư Trần Anh Thơm cũng cho rằng phải làm rõ mục đích cướp tài sản có từ khi nào. Nói chiếm đoạt tài sản nhỏ nhất như cái điện thoại cũng không hợp lý vì nạn nhân còn một đôi bông tai nhưng Nghĩa đã không lấy. Luật sư này nói gia đình Nghĩa có công với cách mạng, mong tòa cho Nghĩa ánh sáng nhỏ nhất để có thể làm lại dù rất khó.
15 giờ 15 phút: Luật sư Hoàng Huy Được (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Hoàng Thị Yến nói Yến đã khuyên nhủ Nghĩa ra đầu thú. Ngoài ra, Yến đã điện thoại cho Nghĩa để giúp cơ quan điều tra bắt được Nghĩa. Luật sư mong tòa xem xét những hành vi này của Yến. Bố của Yến đã từng bắt cướp và được khen thưởng, được tặng huân chương… Luật sư đề nghị tòa cho Yến hưởng mức án thấp nhất dưới khung hình phạt.
15 giờ 30 phút: Luật sư Phạm Xuân Dương bảo vệ quyền lợi cho người bị hại phát biểu hoàn toàn đồng ý với quan điểm buộc tội của đại diện viện kiểm sát. Theo luật sư Dương, khi bị cáo Nghĩa đâm nhát dao đầu tiên, chắc chắn Linh sẽ phản kháng theo bản năng, vì thế Nghĩa mới đâm thêm nhát nữa.
15 giờ 45 phút: Tranh luận lại, đại diện viện kiểm sát nói giết người có tính chất man rợ cũng có thể là hành vi giết người gây ra sự ghê sợ. Nghĩa là người có đầu óc, có tính toán và quá trình phạm tội thể hiện sự lạnh lùng, có tính toán. Theo đại diện viện kiểm sát, Nghĩa không hề thể hiện sự ăn năn, hối cải.
16 giờ: Tòa kết thúc phần tranh luận. Trong phần nói lời nói sau cùng, bị cáo Nghĩa đã gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người. Nghĩa nói dù hình phạt tại phiên tòa này thế nào cũng không hề kháng cáo. Nghĩa mong khi vụ án này khép lại, mọi người hãy coi Nghĩa là một người bình thường đã vấp ngã trên đường đời chứ không phải là một kẻ giết người “máu lạnh”.
Bị cáo Yến cũng xin lỗi mọi người và gia đình khi đã không hoàn thành nghĩa vụ công dân và làm ảnh hưởng đến gia đình. Yến mong tòa khoan hồng.
Cả hai bị cáo đã bật khóc.
Hình ảnh Nguyễn Đức Nghĩa khóc trước vành móng ngựa.
16 giờ 5 phút: Tòa đã vào phòng nghị án.
17 giờ: Hội đồng xét xử đã tuyên án, bác bỏ quan điểm của luật sư và phạt Nguyễn Đức Nghĩa 6 năm tù về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người, tổng hợp hình phạt là tử hình. Riêng bị cáo Hoàng Thị Yến bị tuyên 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo Pháp Luật TP. HCM
Tường thuật vui một trận bóng đá
Không phải bây giờ người ta mới cuồng nhiệt bóng đá. Bóng đá ở Việt Nam từ xưa đã được hâm mộ cuồng nhiệt. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết của anh Vũ Công Chiến, một tín đồ của Túc cầu giáo.
Nhiều người chưa một lần được đến sân xem bóng đá. Vì thế chỉ cần nghe thường thuật qua đài hoặc nghe kể lại đã đủ náo nức rồi. Hơn nữa ý tưởng về một nhà tài trợ chẳng liên quan đến địa danh hành chính (như kiểu đội Sông Đà - Nam Định, hay Apatit - Hải Phòng... ) đã có từ xưa chứ không phải chỉ đến bây giờ. Cho nên giới trẻ tếu táo thời 1970-1971 đã có bài "Tường thuật bóng đá" truyền miệng nhau mà cho đến nay nhiều người còn thuộc (Tất nhiên chi tiết trong đó là bốc phét cùng độc giả Cười 24H nhân dịp World Cup cho vui, chứ không có thật):
"Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày truyền thống của nền bóng đá Việt Nam, Tại sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội đã có trận đấu bóng tranh tài giưua hai đội "Quan tài gỗ Hà Nội" và đội "Công ty bốc mả Ninh Bình". Ngay từ lúc sáng sớm, mọi người đã ùn ùn đổ về sân vận động. Hôm nay, bầu trời Thủ đô vô cùng là đẹp. Bầu trời đang từ màu dưa khú đã chuyển sang màu cháo lòng. Những làn gió nhè nhẹ thổi từ đường Cát Linh qua đường Nguyễn Thái Học làm lung lay bốn cột điện cao thế ở bốn góc bãi. Dòng sông Tô Lịch trong xanh lững lờ chảy ven sân cỏ.
Trong sân huyên náo vô cùng. Hơn hai vạn khán giả vừa già vừa trẻ đang chen lấn nhau, xô đẩy nhau, hầm hè đấm đá nhau để giành chỗ ngồi tốt nhất. Bỗng nhiên tiếng kèn đồng đã vang lên, cửa khán đài B xịch mở.
Trọng tài "Chuyên loe toe", một con người đặc biệt: Tai châu Á, má châu Phi, răng Thổ Nhĩ Kỳ, da Ma-rốc, tay đeo đồng hồ Cô-nhắc to bằng cổ tay, lồng ngay vào dải rút, tay cầm chổi lúa lùa thẳng hai đội ra sân, Lập tức từ trên khán đài B, 22 cô thiếu nữ hai cái má phèn phẹt như hai cái mẹt bánh đúc xồng xộc chạy xuống tặng hoa cho các cầu thủ, làm các cầu thủ chết ngất đi 15 phút trên sân bóng còn nhiều sành sỏi và mảnh bát vỡ còn lại từ trận bóng trước. Những hạt nước mắt lã chã rơi xuống chẳng mấy chốc đã ngập đầy sân bãi, làm cho những anh mặt bủng da chì, những anh sa-đì bụng điếu, những tay trèo me trèo sấu bấu xấu bên ngoài suýt chết đuối.
Chúng tôi tưởng trận đấu phải hoãn lại đến chiều. May sao mặt trời đã lên cao tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp sân bãi nên nên những đám nước mắt mau chóng khô đi, sân cỏ mượt mà và trận đấu lại được tiếp tục. Hai đội "Quan tài gỗ Hà Nội" và "Công ty Bốc mả Ninh Bình" vốn là hai đơn vị kết nghĩa và ngành nghề của họ gắn bó mật thiết với nhau. Nhưng trên sân bóng họ là những kỳ phùng địch thủ. Đội "Quan tài gỗ" nổi danh với cặp trung phong Trần Thù và Trần Thịt. Họ là hai anh em cùng cha khác mẹ, sinh cùng ngày và giống nhau như hai giọt nước sinh đôi. Họ là nỗi khiếp sợ cho thủ môn đối phương. Nhưng đội "Công ty Bốc mả" lại có thủ môn "Xì măng xông" tài năng lừng lẫy. Hầu như anh chưa phải vào luới nhặt bóng lần nào.
Đấy, trong lúc tôi đang tường thuật vòng ngoài thì tiếng còi của trọng tài đã cất lên và cầu thủ hai đội đã lao vào nhau không khác gì chơi bóng bầu dục. Sân bóng bụi mù mịt khiến chẳng ai thấy gì. Bỗng nhiên từ giữa sân, Trần Thù thoát ra với quả bóng dưới chân. Anh nhồi ngay bóng sang biên cho người anh em Trần Thịt. Trần Thịt vượt qua một lúc bốn năm cầu thủ đội bạn, đưa bóng đến gần sát vòng 16m50 và sút mạnh về cầu môn đội "Công ty bốc mả". Trái bóng bay căng như kẻ chỉ lao thẳng vào khung thành. Cả sân bóng nín thở theo dõi đường bóng rồi "òa" lên như sấm dậy. "Vào...Vào rồi...."
Nhưng không,
Thật tuyệt vời. Trong khung thành, thủ môn Xì-măng-xông vô cùng bình tĩnh. Anh chọn đúng chỗ và đã đứng lù lù như một bãi phân nát, nghiêng chân đá tạt bóng ra ngoài.
Thật là đứng tim. "Nước đâu cho tôi mau. Tôi bị nghẹn mất rồi...".
Chaien (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Hà Hồ đi kiện và những thông tin chưa từng công bố Và cuối cùng thì chính người viết bài báo về "Sự thật đám cưới Hồ Ngọc Hà năm 16 tuổi" cũng đã lên tiếng. Theo đó, sự việc này sẽ còn là một câu chuyện dài khi có rất nhiều điều mà công chúng chưa biết. Hồ Ngọc Hà cho rằng như thế là xâm phạm bí mật đời tư, đã có nhiều...