Tưởng tăng cân nên có 2 cằm, người đàn ông 30 tuổi đi khám mới biết mình mắc ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là 1 trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất, không phải vì không thể chữa trị mà do các triệu chứng thường khó nhận biết, khi phát hiện thì đã quá muộn.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với 1 người đàn ông tên Lu, 30 tuổi ở Đài Loan. Do cơ thể vốn cao lớn, thân hình mập mạp, nên khi phát hiện cổ mình có dấu hiệu phì đại, anh Lu chỉ cho rằng mình đang bị tăng cân, cần phải kiểm soát nếu không sẽ béo phì.
Một thời gian sau, anh bắt đầu lo lắng khi cổ bắt đầu sưng tấy, đôi lúc cảm thấy khó thở, giọng nói cũng bị trầm khàn một cách bất thường. Anh sắp xếp đến bệnh viện để thăm khám, sau khi chụp CT thì các bác sĩ phát hiện có túi tuyến giáp dài 5×4cm ở cổ trái của anh Lu, nghi ngờ là khối u ác tính.
Do có một số vị trí bị vôi hóa, khó để kết luận bằng hình ảnh CT nên anh được tiến hành chọc hút FNA để kiểm tra sinh thiết, kết quả cuối cùng là anh Lu bị ung thư tuyến giáp, buộc phải phẫu thuật gấp.
Phòng mổ được chuẩn bị ngay lập tức, anh Lu cũng đủ sức khỏe để tiến hành cắt bỏ khối u, may mắn là cuộc phẫu thuật thành công ngoài mong đợi, tình trạng hồi phục của anh sau đó cũng vô cùng tích cực. Anh Lu rất hối hận vì trước đó đã không quan tâm đến những thay đổi về sức khỏe của mình, cũng may là thời điểm phát hiện để điều trị không quá muộn.
Bác sĩ cảnh báo: Cẩn trọng với những dấu hiệu sớm của ung thư tuyến giáp!
Theo thông tin từ Trung tâm Thống kê Thông tin Ung thư Hồng Kông , tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao hơn hẳn nam giới. Bác sĩ tai mũi họng nổi tiếng Li Shangyi của Hồng Kông chỉ ra rằng, các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Những cục u thường xuất hiện ở một bên và di chuyển lên xuống khi nuốt. Nếu khối u quá lớn có thể chèn ép khí quản và thực quản, gây khó thở, khó nuốt, nếu khối u xâm lấn vào dây thần kinh thanh quản sẽ dẫn đến khàn tiếng.
Ông cũng cho biết thêm, trên lâm sàng không thể phân biệt được ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu với các khối u lành tính, do đó, khi phát hiện ra khối u tuyến giáp, chọc hút bằng kim được sử dụng để xác định xác suất lành tính hay ác tính qua xét nghiệm sinh thiết.
Hiện tại, vẫn chưa có báo cáo hay tài liệu khoa học chính thức nào chỉ ra nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp, nhưng về cơ bản, nhóm nguy cơ cao mắc bệnh này gồm:
Video đang HOT
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp.
- Người từng bị nhiễm phóng xạ hoặc sống và làm việc trong vùng có phóng xạ.
- Người có chế độ ăn thiếu hoặc thừa iốt.
- Người bị bệnh bướu nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, suy giáp.
- Người từng xạ trị vùng đầu, cổ.
- Người béo phì hoặc thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá…
Nguồn và ảnh: Skypost, Healthline
Phát hiện muộn thì tử thần ung thư đến sớm
Theo thống kê, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này.
Còn theo số liệu của báo cáo Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocal) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam tăng nhanh
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo số bệnh nhân ung thư mới phát hiện trong năm 2035 sẽ lên tới con số xấp xỉ 24 triệu, tức là gia tăng 70% so với năm 2012 là 14,1 triệu.
Ung thư đang là một căn bệnh nguy hiểm tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Có thể thấy, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh; tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ... Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm.
Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là một trong 10 nguyên nhân bệnh tật hàng đầu. Những con số này làm cho ung thư trở thành căn bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những nước đã phát triển và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Chưa bao giờ Việt Nam lại có nhiều bệnh nhân ung thư như hiện nay. Đó là nhận xét của giới chuyên môn thông qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát thực tiễn và cũng là lo lắng của hầu hết người dân hiện nay.
Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng.
Mọi bộ phận trên cơ thể đều có thể bị ung thư
Hiện nay ở Việt Nam, 10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang. 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung, dạ dày, tuyến giáp, gan, buồng trứng, hạch và ung thư máu.
Thứ trưởng Bộ Y tế - nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương Trần Văn Thuấn cho biết, tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư ở Việt Nam nằm trong nhóm nước dẫn đầu thế giới, với hơn 142 trường hợp tử vong trong số 100.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ở nữ giới Việt Nam đứng thứ 4 trong số 5 mức xếp hạng trên toàn cầu.
Theo TS Nguyễn Quang Dũng, Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Viện đào đạo Y học dự phòng và y tế công cộng), Trường Đại học Y Hà Nội trong các yếu tố góp phần gây ung thư thì chế độ ăn không hợp lý chiếm tỷ lệ 30-35% yếu tố gây nên ung thư.
TS Dũng cho hay, ung thư xảy ra ở mọi lứa tuổi, 80% trường hợp mắc ung thư từ 45 tuổi trở lên. Mọi bộ phận trên cơ thể đều có thể bị ung thư và ở người có khoảng 100 loại ung thư khác nhau. Các yếu tố môi trường là tác nhân lớn gây ra bệnh ung thư như hút thuốc lá, chế độ ăn, bệnh nhiễm trùng, hóa chất, phóng xạ...Với những người thừa cân béo phì tăng nguy cơ ung thư vú, đại tràng, nội mạc tử cung, thực quản, thận, túi mật.
Bệnh ung thư là mối hiểm họa với bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào, ở độ tuổi nào cũng có khả năng mắc phải. Căn bệnh này không chỉ là mối nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn là cơn ác mộng về tài chính với tất cả các gia đình.
Theo tính toán của Bộ Y tế, tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư (ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng) ước tính chiếm 0,22% tổng GDP của Việt Nam năm 2012... Đánh giá ảnh hưởng của bệnh ung thư lên tình hình kinh tế và tài chính trong 12 tháng của hộ gia đình bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cho thấy có 24% bệnh nhân tử vong, 31% bệnh nhân còn sống nhưng gặp khó khăn về kinh tế, tài chính; 45% bệnh nhân còn sống không có khó khăn về tài chính, kinh tế.
Phần lớn người bị bệnh khám và điều trị ở giai đoạn muộn
Về các nguy cơ mắc bệnh ung thư, GS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết có liên quan đến vấn đề ô nhiễm các chất độc hại trong quá trình nuôi, trồng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc để bảo quản hoa quả, rau quả được lâu, thuốc tạo nạc, các chất hóa học cho thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, từ rau quả, thực phẩm, thịt đến sữa, đồ dùng, đồ chơi...
Cùng với ô nhiễm môi trường, thuốc lá cũng là một trong những nguy cơ gây ung thư. Trong khói thuốc chứa hàng nghìn loại hóa chất, trong đó có gần 70 chất gây ung thư, đáng kể nhất là ung thư phổi và ung thư vòm họng...
Trong khi đó, một nửa số nam giới ở nước ta nghiện thuốc lá, thuốc lào, chưa kể 1,4% nữ giới cũng hút thuốc và gần 40.000 người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. Thuốc lá là nguyên nhân của 30% các loại ung thư ở người như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, tụy...Rượu, bia gây nhiều loại ung thư như ung thư miệng, họng, thanh quản, vú...
Ngoài ra, GS Đức cho biết, nguyên nhân từ thực phẩm bẩn đứng hàng đầu bởi những thực phẩm này có chứa các chất độc hại gây ra sự đột biến tế bào ở cơ thể con người.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, ung thư đang là vấn đề lớn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ tử vong cao là do đa phần người bệnh đi khám, phát hiện, điều trị muộn - ước tính có số này khoảng trên 70%. Thứ trưởng Thuấn cũng khẳng định, bệnh ung thư phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn điều trị kéo dài, hiệu quả không cao.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư là bệnh của tế bào. Bệnh xảy ra khi DNA bị tổn thương và không được khắc phục. Mọi người đều có DNA bị tổn thương, nguyên nhân bởi các yếu tố môi trường như thuốc lá, ô nhiễm, thực phẩm... Mặc dù có nhiều loại ung thư, nhưng chúng đều bắt đầu bằng nguyên nhân là do sự phát triển quá mức kiểm soát của những tế bào bất thường. Các tế bào ung thư có thể hình thành nên một khối u.Như vậy, rất nhiều người có thể bị bệnh ung thư.
Năm loại ung thư phổ biến nhất thế giới hiện nay là ung thư phổi; ung thư đại tràng; ung thư dạ dày; ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông.
Xu hướng ăn kiêng "giải độc đường" Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới nhiều rủi ro sức khỏe, gồm tăng cân, gây viêm, mắc bệnh tiểu đường và ung thư. Mới đây, một nghiên cứu tiến hành trên 116.000 người từ 37-73 tuổi của ại học Oxford (Anh) cho thấy thói quen ăn ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm...