Tường tận vũ khí nguy hiểm hơn cả bom hạt nhân của Hàn Quốc (kỳ 2)
Không chỉ sở hữu biến thể tối tân nhất của dòng chiến đấu cơ F-15, Hàn Quốc còn vũ trang cho F-15K dàn tên lửa hành trình mạnh nhất có thể xuyên thủng mọi hệ thống hầm ngầm của Triều Tiên chỉ trong một đợt không kích.
Tất cả các chiến đấu cơ F-15K của Hàn Quốc đều được biên chế vào phi đoàn chiến đấu số 11 đóng quân tại Daegu, cách 200 km về phía Nam của khu phi quân sự chi cách Hàn Quốc – Triều Tiên. Các chuyên gia quân sự của phương Tây cho rằng khoảng cách này là vừa đủ an toàn vì nằm ngoài tầm bắn của các loại pháo cực khủng được Triều Tiên triển khai ở vĩ tuyến 38 và cũng vừa đủ gần để các máy bay F-15K có thể xuất kích, tấn công bằng tên lửa tầm xa vào khu phi quân sự khi xảy ra giao tranh với Triều Tiên.
F-15K của Hàn Quốc. Ảnh: National.
Hàn Quốc đã đặt hàng tổng cộng 170 đơn vị vũ khí cho những chiếc máy bay F-15K này từ Đức và Thụy Điển, toàn bộ số vũ khí này đã được chuyển tới Hàn Quốc từ năm 2017 vừa rồi. Nổi bật nhất trong đó là các tên lửa không đối đất loại KEPD-350K. Đây là loại tên lửa có tôc độ cận âm với tầm bắn lên tới 600 km, có khẩ năng tấn công bất cứ mục tiêu mặt đất nào ở Triều Tiên khi được triển khai từ lãnh thổ Hàn Quốc.
Để đảm bảo bí mật trên đường bay và tránh bị đánh chặn, các tên lửa KEPD-350K sẽ bay ở độ cao chỉ 40 mét so với mặt đất khi nó được triển khai. ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống áp chế điện tử, đảm bảo sẽ không bị đánh hạ bởi hệ thống áp chế được cho là “lỗi thời” do Bình Nhưỡng sử dụng. Đây cũng là loại tên lửa cực kỳ hiện đại khi sử dụng tới 4 kiểu dẫn đường khác nhau bao gồm GPS, quán tính, hồng ngoại và tham chiếu địa hình. Kể cả khi một trong bốn kiểu dẫn đường kể trên ngừng hoạt động vì lý do nào đó, tên lửa KEPD-350K vẫn hoạt động tốt với các kiểu dẫn đường còn lại.
Video đang HOT
Dàn vũ khí “choáng ngợp” mà F-15K có thể mang theo. Ảnh: Airliner.
Khi tới gần mục tiêu, các tên lửa KEPD-350K sẽ tăng dần độ cao sau đó tấn công xuống mục tiêu với góc va chạm phù hợp nhất với từng loại mục tiêu được lập trình từ trước, đảm bảo đầu đạn Mephisto của nó có thể gây ra hậu quả thảm khốc nhất với mục tiêu của mình. Theo thử nghiệm, KEPD-350K có khả năng xuyên thủng tường bê tông cốt thép dày tới tối đa 6 mét. Đây rõ ràng là thứ vũ khí nguy hiểm bậc nhất của Không quân Hàn Quốc khi được kết hợp với các chiến đấu cơ F-15K.
Vào tháng 12/2016, Seoul đã bất ngờ đặt hàng thêm tới 90 tên lửa KEPD-350. Theo lý giải của Hàn Quốc, do các động thái tăng cường thử nghiệm tên lửa của phía Bình Nhưỡng đã khiến căng thẳng của bán đảo Triều Tiên tăng cao hơn bao giờ hết. Hiểu được tình thế của mình, Hàn Quốc buộc phải trang bị thêm các loại tên lửa KEPD-350 – loại vũ khí mà theo như phương Tây đánh giá là một trong hai thứ vũ khí duy nhất giúp Hàn Quốc chống lại được Triều Tiên khi xảy ra chiến tranh tổng lực (bên cạnh những chiến đấu cơ F-15K).
Thậm chí, Hàn Quốc còn tự phát triển một biến thể mới của tên lửa KEPD-350 với trọng lượng nhẹ hơn, tầm bắn rút xuống còn khoảng 350 km nhưng lại có thể gắn được lên trên các chiến đấu cơ hạng nhẹ loại FA-50 Golden Eagle. Tất nhiên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực với Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ ngay lập tức nhận được những loại vũ khí mới và hiện đại do “Anh Cả” Washington gửi tới từ bên kia đại dương và nhận được sự hỗ trợ hỏa lực mang tính hủy diệt từ Hải quân Mỹ và các tên lửa Tomahawk của nước này.
Vậy nên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng việc Hàn Quốc tự phát triển các loại vũ khí cho riêng mình cũng chỉ để giảm thiểu thiệt hại trong những ngày đầu tiên giao tranh với Triều Tiên hoặc để tránh trường hợp bị Mỹ “phản bội”, mang ra làm con tốt thí trên ván bài chính trị thế giới.
Đây được coi là loại vũ khí nguy hiểm nhất trong tay Hàn Quốc tính tới thời điểm hiện tại. Ảnh: Airliners.
Rõ ràng, F-15K và những loại vũ khí của nó như tên lửa KEPD-350 là một trong những niềm hy vọng duy nhất của Hàn Quốc trong trường hợp diễn ra chiến tranh tổng lực với Triều Tiên. Tuy vậy, loại vũ khí này cũng không thể đủ khả năng để giúp Hàn Quốc chiến thắng được trong cuộc chiến mang tính hủy diệt với Triều Tiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thậm chí, ngay cả khi có cơ hội được sở hữu các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện đại nhất từ Mỹ loại F-35 để thay thế cho các chiến đấu cơ F-4 Phantom vốn dĩ đã rất lỗi thời của Seoul, việc chiến thắng và dành được ưu thế trên không của Hàn Quốc trong một cuộc xung đột liên Triều vẫn là rất mong manh vì nên nhớ, khả năng phòng không của Triều Tiên là cực kỳ đáng nể.
Trong tương lai, Hàn Quốc thậm chí còn đặt ra mục tiêu sẽ phát triển một loại phản lực cơ thế hệ năm mang tên KAI KF-X với hy vọng có thể sử dụng sức mạnh của loại chiến đấu cơ này để san bằng cách biệt về sức mạnh quân sự với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, cho dù chương trình phát triển KAI KF-X của Hàn Quốc tiến triển thuận lợi như dự kiến thì cũng phải tới năm 2025, những chiến đấu cơ đầu tiên loại này mới có khả năng chiến đấu. Vậy nên, từ giờ cho tới thời điểm đó, F-15K cùng với các tên lửa KEPD-350 vẫn là hai bảo bối duy nhất “cứu rỗi linh hồn” của Hàn Quốc khi nổ ra chiến tranh tổng lực với Triều Tiên.
Tuấn Anh
Theo kienthuc
Hàn Quốc giảm hiện diện quân sự ở biên giới với Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm ngày 24/7 cho biết, quân đội nước này có kế hoạch giảm số chốt gác và thiết bị quân sự dọc khu phi quân sự (DMZ) giáp biên giới Triều Tiên.
Binh sĩ Hàn Quốc gác tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm bên trong Khu phi quân sự liên Triều. (Ảnh: Reuters)
Theo Yonhap, trong báo cáo trình Ủy ban Quốc phòng Quốc hội, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Để tiến hành quá trình chuyến đổi DMZ sang một khu vực hòa bình như nêu trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm, chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng chương trình giảm dần hiện diện quân sự (ở biên giới liên Triều) sau khi rút binh sĩ và trang thiết bị quân sự tại các chốt gác bên trong DMZ".
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho biết sẽ phối hợp với phía Mỹ và Triều Tiên triển khai một chương trình nhằm khai quật hài cốt ở khu vực DMZ nhằm thực thi Tuyên bố Bàn Môn Điếm và thỏa thuận ngày 12/6 trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Trên cơ sở thử nghiệm, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng sẽ phi quân sự hóa Khu An ninh chung ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm. "Trên tinh thần Hiệp ước đình chiến, Bộ Quốc phòng sẽ giảm số lượng lính biên phòng và phân bổ lại thiết bị quân sự", báo cáo cho hay.
Trong báo cáo, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết thêm sẽ theo đuổi kế hoạch từng bước biến khu vực Đường Giới hạn phía bắc (NLL), ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, trở thành "vùng biển hòa bình" và thiết lập khu vực đánh bắt hải sản chung.
Đây có thể coi là một phần trong những nỗ lực của Hàn Quốc nhằm thực thi thỏa thuận đã đạt được giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4. Hiện Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Minh Phương
Theo Dantri
Hàn Quốc giảm trạm gác dọc biên giới với Triều Tiên Việc cắt giảm nhân lực, khí tài cảnh giới ở biên giới là nỗ lực của Hàn Quốc nhằm thực thi thỏa thuận liên Triều sau hội nghị thượng đỉnh. Binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại Panmunjom thuộc Khu Phi quân sự ngăn cách với Triều Tiên. Ảnh: Reuters. Trong báo cáo trình lên ủy ban quốc phòng của quốc hội hôm...