Tường San từ chối hoán đổi mấn 2 bộ National Costume: ‘Mỗi trang phục dân tộc đều là kết tinh đặc biệt’
Á hậu Tường San tiếp thu ý kiến của các fan nhưng phải từ chối phương án đổi mấn – đổi váy vì 2 thiết kế trang phục dân tộc đều là tâm huyết của nhà thiết kế.
Cuộc thi Miss International – Hoa hậu Quốc tế 2019 đã bắt đầu. Đại diện Việt Nam – á hậu Tường San cùng dàn thí sinh tham gia những hoạt động trong khuôn khổ cuộc thi. Hình ảnh của Tường San tại đất nước Nhật Bản nhận được nhiều lời khen ngợi của các fan. Nhiều người không ngừng hi vọng với nhan sắc nổi bật cùng vốn kiến thức tốt, Tường San sẽ đạt thành tích ấn tượng tại Miss International 2019.
Mới đây, Tường San đã chia sẻ trên trang cá nhân nhờ fan chọn trang phục dân tộc giữa 2 thiết kế National Costume độc đáo. Được biết hai bộ quốc phục đều có những ý nghĩa đặc biệt với thiết kế đầy ấn tượng, nổi bật với tông vàng chủ đạo. Màu vàng không chỉ hợp mệnh với Tường San mà còn đem đến cho cô sự quyền uy.
Không ít fan khuyên Tường San đổi mấn của 2 thiết kế National Costume để cân bằng và có được bộ trang phục dân tộc ấn tượng nhất.
Sau khi Tường San đăng tải hình ảnh hai bộ quốc phục trên trang cá nhân, đông đảo người hâm mộ rôm rả bình luận và dành cho Tường San những lời khuyên hữu ích. Thậm chí họ còn đưa ra ý kiến nên kết hợp mấn của bộ thêu rồng này sang bộ đính phụng. Tuy nhiên, Tường San nhanh chóng phản hồi cho rằng đó là điều không nên vì mỗi thiết kế đều là sự kết tinh của mỗi nhà thiết kế.
Trang phục dân tộc “Rồng chầu mặt trời”.
Trang phục dân tộc mang tên “Rồng chầu mặt trời” được lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng chầu về hướng mặt trời thường thấy trong kiến trúc của người Việt. Đây cũng là đặc trưng của rồng Việt Nam so với hình ảnh rồng của các nước khác. Hình ảnh rồng thể hiện cho sự quyền uy, ý chí và tính bao trùm âm dương. Là sự sang trọng, quyền lực và mạnh mẽ với hình ảnh rồng hướng về mặt trời mang ý niệm hướng về ánh sáng, về những điều cao quý trong văn hoá người Việt.
Video đang HOT
Bộ trang phục dân tộc còn lại được cách tân từ chiếc áo dài truyền thống với màu vàng nổi bật. Bộ trang phục được thiết kế với tà trước ngắn và tà sau dài thể hiện sự quyền lực. Đặc biệt với chi tiết hình phượng hoàng được phối màu đầy tinh tế thêu ngay phía trước tạo cảm giác sang trọng và thu hút ngay ánh nhìn đầu tiên.
Hình ảnh chim Phượng hoàng tượng trưng cho sự hòa bình và thịnh vượng, đặc biệt là ý nghĩa hình tượng vươn xa lên bầu trời nhằm tôn vinh sự mạnh mẽ, ý chí nghị lực của dân tộc Việt Nam.
Việc phải chọn một trong hai bộ trang phục đều đẹp mắt, ấn tượng là điều khá khó khăn cho Tường San. Hãy cùng chờ xem nàng hậu sinh năm 2000 sẽ chọn National Costume nào để khoa sắc tại Miss International năm nay.
Diện chiếc váy đỏ tươi, Tường San ghi điểm vì lấn át đối thủ Miss International lại chẳng hề kém cạnh Đỗ Mỹ LinhTường San nhờ fan chọn National Costume: Rồng bay quyền lực hay phượng hoàng rực rỡ?Vừa đến Nhật Bản, Tường San đã thay liền món đồ này sung sức toả sáng cùng dàn đối thủ Miss International
Linh Đan
Theo saostar.vn
Ngoài Kiều Loan còn có bộ trang phục dân tộc thứ 2 'made in Vietnam', song bị chê thảm họa nhất Miss Grand International 2019
Từ bản vẽ ra tới thiết kế dường như không liên quan gì với nhau khiến bộ trang phục dân tộc của đại diện Ireland bị cho là thảm họa nhất Miss grand International 2019.
Ít ai biết rằng trên sân khấu phần thi - National Costume - Miss Grand International 2019 vừa qua ngoài bộ trang phục dân tộc của Kiều Loan thì còn có một thiết kế khác cũng mang nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ 'Made in Vietnam'. Đó là thiết kế của Hoa hậu Hòa bình Ireland - Mint Sudawan Kumdee, cô từng dự thi Miss Grand Thái Lan. Tuy nhiên trái ngược với lời khen ngợi dành cho trang phục dân tộc của Kiều Loan thì bộ trang phục của Hoa hậu Ireland bị chê như hàng chợ.
Cận cảnh trang phục dân tộc bị chê của Hoa hậu Hòa bình Ireland.
Về kiểu dáng thiết kế không tạo được nét gì ấn tượng nếu không nói là quá nhạt nhòa. Bên cạnh đó, khi đối chiếu thiết kế với bản vẽ khán giả càng thất vọng và không ngớt lời chê bai. Được biết 'cha đẻ' của mẫu thiết kế này là Nguyễn Việt - người từng dự thi National Costume - Miss Universe Vietnam 2019 với tác phẩm nổi tiếng là 'Xích Lô'.
Bản vẽ dường như khá hoành tráng.
Giữa bản vẽ và thiết kế hoàn toàn không liên quan, cộng thêm kiểu dáng bị đánh giá nghèo ý tưởng nên thiết kế bị liệt vào danh sách những trang phục dân tộc thảm họa nhất Miss Grand International 2019.
Nói về phần thi National Costume của đại diện Philippines - Samatha Lo, lẽ ra cô không phải diện thiết kế này trên sân khấu.
Mà là thiết kế lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống Retro của Philippines.
Đây là bộ National Costume bị giữ lại tại Pháp và lạc mất.
Có đến 3 đại diện bị sự cố hư hỏng trang phục dân tộc trước đêm thi đó là Việt Nam - Myanamar và Paraguay.
Thiết kế của đại diện Việt đã không thể 'tỏa sáng' theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng như kỳ vọng vì sự cố đứt dây điện.
Myanmar cũng bị hư đèn led nên không sáng phần hiệu ứng lửa như dự kiến ban đầu.
Cũng giống Vietnam và Myanamar, Paraguay cũng sử dụng đèn trên. Tuy nhiên lên sân khấu cũng không đạt được hiệu ứng như idea ban đầu. Tuy nhiên đèn của Paraguay là đèn bản to nên vẫn thấy sáng.
Thiết kế của Hoa hậu Hòa bình Nhật Bản có nguy cơ chiến thắng năm nay.
Bộ trang phục lấy cảm hứng từ Kimono với điểm nhấn 2 trong 1. Tuy nhiên trong phần trình diễn, Hoa hậu Nhật bản đã gặp một sự cố nhỏ, cô không rút được thanh kiếm vì quá chặt. Bù lại màn biến hóa 2 trong 1 khiến khán giả mãn nhãn.
Theo tiin.vn
Soi điểm tương đồng thú vị trên trang phục dân tộc của Kiều Loan với H'Hen Niê: Sự lựa chọn 2 trong 1 quá thông minh! "Huyền đăng hội" của Á hậu Kiều Loan ở Miss Grand international 2019 được fan nhận xét là bộ trang phục 2 trong 1 của H'Hen Niê. Sau bao ngày trông ngóng, chờ đợi, mới đây fan đã được tận mắt chiêm ngưỡng trang phục dân tộc của Á hậu Kiều Loan ở Hoa hậu Hòa bình Quốc tế - Miss Grand International...