‘Tưởng nhớ’ BlackBerry, hãng smartphone tôi đã từng yêu
Một trong những người tiên phong trong quá khứ đã ra đi chỉ vì không theo kịp được với thời thế.
Bài viết là chia sẻ của anh Jerry Hildenbrand tại Android Central
Tôi bước vào cuộc chơi smartphone bằng một chiếc BlackBerry Curve và thời đó nhiều người cũng giống tôi. Và vào ngày 3 tháng 2, 2020 vừa qua thì TCL (công ty mẹ của BlackBerry) đã thông báo rằng họ sẽ không bán thêm bất cứ sản phẩm vào sau tháng 8 năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không nên mua BlackBerry hôm nay, ngày mai hoặc bất cứ thời điểm nào trong tương lai!
Trên thực tế, BlackBerry thực sự đã đi xuống từ lâu khi họ bỏ lỡ quá nhiều cơ hội. Họ bán mảng sản xuất phần cứng của mình và phụ thuộc vào hãng khác. Họ đã quá muộn trong cuộc chiến hệ điều hành, tung ra BlackBerry 10 để cạnh tranh với iOS và Android đã quá nổi tiếng. Họ ra mắt những dòng sản phẩm lỗi như BlackBerry Storm. Dù bạn nhìn theo hướng nào đi chăng nữa, thì BlackBerry cũng đã chết từ rất lâu, thông báo của TCL chỉ là cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài mà thôi.
Có thể không bất cứ ai quan tâm, nhưng tôi sẽ rất nhớ hãng này.
Tôi đã sử dụng tất cả những smartphone Android từ BlackBerry do TCL sản xuất, và mặc dù vẫn có những lỗi nhỏ nhưng tôi cho rằng đây là những sản phẩm tốt. Chúng không chỉ là smartphone Android tốt, hay chỉ là sản phẩm BlackBerry tốt, chúng là những sản phẩm tốt khi nhìn tổng thể. Thị trường smartphone hiện nay cũng sẽ rất khác nếu không có sự tham gia của BlackBerry.
Những người thích phần cứng sẽ chê chúng yếu ớt, những người mê bàn phím cơ học sẽ không thích các mẫu chỉ có màn hình cảm ứng, nhưng những dòng máy KEY thì lại quá dài do thêm thành phần này. Nhưng mỗi sản phẩm lại có ‘1 chút gì đó’ để trở nên khác biệt, phần mềm của BlackBerry cũng có những tính năng bảo mật mà Android thông thường không hề có.
Video đang HOT
Tôi rất yêu chiếc KEY2, nếu như TCL cập nhật nó lên Android 10 thì tôi vẫn sẽ sử dụng nó đến nay. Tôi thuộc thiểu số những người rất thích có bàn phím QWERTY vật lý trên smartphone, và có thể sử dụng một cách thành thạo. Đúng, nó làm KEY2 thật là dài và ‘dị’, cầm nắm trong một thời gian dài cũng khá mỏi tay, nhưng bàn phím đã bù trừ cho tất cả.
Song, bàn phím vật lý cũng không thể cứu được BlackBerry. Nó rất tuyệt với một số người, nhưng không phải ai thực sự thích chúng. Trong thời đại nhiều hãng làm smartphone ‘tràn viền’, loại bỏ các thành phần vật lý thừa thãi thì một chiếc máy có bàn phím chắc chắn sẽ không thu hút được khách hàng, nên họ cũng chả quan tâm độ bảo mật của BlackBerry có tuyệt đến mấy.
Tôi cá rằng BlackBerry sẽ không bao giờ tạo ra một sản phẩm với cấu hình cao cấp nhất, màn hình OLED đẹp, camera tốt hay bất cứ thứ gì người dùng muốn trong 2020. BlackBerry là một hãng rất bảo thủ, quá khứ và hiện tại vẫn vậy.
Tôi không cảm thấy bực tức, chỉ là thấy hơi buồn cho sự ra đi của BlackBerry. Tôi không muốn một hãng làm ra những dòng máy mà không bán được, hay người dùng mua BlackBerry nhưng không thích chúng. Chỉ là tôi – một người đã trung thành với BlackBerry – cảm thấy tiếc nuối cho một công ty đã từng lớn mạnh nay phải sụp đổ.
Tôi vẫn còn nhớ rõ chiếc BlackBerry đầu tiên tôi có là BlackBerry 850 được công ty phát vào năm 1999. Nó có màn hình đen trắng, tính năng trình duyệt web gần như vô dụng và khả năng gửi Email ở cái thời mà không ai dùng Email cả. Từ đó đến nay tôi sử dụng thêm rất nhiều đời máy, với sản phẩm cảm thấy thích nhất là chiếc BlackBerry Curve 8800, sau đó là BlackBerry Priv sử dụng Android. Tôi vẫn cho đây là một chiếc smartphone tuyệt vời, dù cho mọi người có chê bai nó đến mức nào đi chăng nữa.
Nó tuyệt vời đấy, nhưng không đủ tuyệt vời để cứu sống được BlackBerry. Tạm biệt Blackberry, vẫn sẽ có những người như tôi sẽ nhớ tới bạn!
Theo GameK
Nokia: Quan tâm tới khách hàng, họ sẽ quay trở lại
Chỉ vài năm trước thôi, Nokia cũng giống như Blackberry, là cái tên nổi bật khi nhắc về chuyện một gã khổng lồ không bắt kịp được xu thế smartphone hơn chục năm về trước, dẫn đến sự suy tàn của thương hiệu.
Ngay cả việc được Microsoft mua lại với giá 7,8 tỷ USD hồi năm 2014 cũng không cứu được thương hiệu từng chiếm 41% thị phần điện thoại di động toàn cầu. Đến năm 2016, Microsoft chịu thua, bán đi thương hiệu Nokia, khiến nhiều người nghĩ rằng Nokia từ đó sẽ không còn tồn tại nữa.
Nhưng giờ đây, có phần bất ngờ khi dưới sự quản lý của HMD Global, Nokia đang trở lại vô cùng mạnh mẽ. Doanh số năm sau cao hơn năm trước. Quý II vừa rồi, HMD Global bán ra thị trường 4,8 triệu máy Nokia trên toàn thế giới, tăng 20% so với quý II năm 2018. Dĩ nhiên thị phần của họ bị Apple hay Samsung bỏ rất xa, nhưng chỉ mất vài năm, họ đã đi từ con số 0 tròn trĩnh lên 1,3% thị phần smartphone.
Chiến lược của HMD Global cũng chính là chiến lược rất nhiều hãng đang thực hiện. Họ nhận ra khách hàng cần gì, và đưa ra những sản phẩm trám vào các phân khúc còn trống, đặc biệt là thị trường tầm trung với hơn 1/3 người tiêu dùng trên thế giới nằm trong phân khúc này. Hiện tại Nokia đang tập trung mạnh vào những chiếc smartphone tầm trung, khi những sản phẩm ở tầm cao không phải thứ mà ai cũng có thể với đến. Và dưới đây là 4 điểm mấu chốt, 4 bước tạo ra sự trở lại của Nokia:
Tăng hiệu năng, tập trung vào phần mềm tốt
HMD Global nhận ra hiệu năng smartphone giảm dần theo thời gian là thứ khiến rất nhiều người bực bội. Nó là hệ quả của việc các phần mềm cập nhật không tối ưu. Để khắc phục điều này, họ làm việc cùng Google để tạo ra những bản cập nhật phần mềm cũng như HĐH mượt mà nhất có thể. Maurizio Angelone, phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành HMD Global Mỹ cho rằng , "dùng smartphone lâu khiến hiệu năng giảm đã trở thành chuyện thường nhật, thời lượng pin giảm, phần cứng không đáp ứng được phần mềm mới, đến một lúc nào đó chiếc điện thoại sẽ không phục vụ tốt người dùng nữa, và phải mua chiếc khác. HMD đang cố gắng đối mặt với tư duy phát triển sản phẩm theo kiểu vòng đời." Việc cập nhật phần mềm và HĐH tùy chỉnh theo phần cứng máy giúp những chiếc smartphone hoạt động tốt hơn nhưng có mức giá hợp túi tiền anh em hơn.
Ưu tiên bán hàng ngon giá hợp lý
Như đã nói, Nokia nhận ra khoảng trống ở những thiết bị tầm trung, và tung ra những chiếc điện thoại với phần cứng tốt nhưng mức giá dễ chịu. Theo ông Angelone, sản xuất flagship đắt tiền là bài cạnh tranh cơ bản, ai tiến công vào thị trường Mỹ cũng làm được: "Nước Mỹ có nền văn hóa công nghệ đâm rễ rất sâu, có lẽ nền văn hóa ấy mạnh mẽ hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Vì thế, lẽ đương nhiên là ai cũng để ý tới thị trường sản phẩm high-end. Nhưng, khi người tiêu dùng Mỹ luôn tìm kiếm những công nghệ mới nhất trong chiếc smartphone, thì không phải ai trong số họ cũng có thể bỏ tiền mua những sản phẩm như vậy."
Và thế là Nokia tập trung vào những chiếc điện thoại với thiết kế bền bỉ, đẹp theo kiểu cổ điển hệt như những chiếc Nokia hơn thập kỷ trước. Thêm nữa, họ tập trung những tính năng quan trọng với người dùng như camera chất lượng cao. Cả hai chiếc 7.1 và 7.2 ra mắt năm 2018 và năm nay đều được đánh giá cao vì p/p.
Nhanh tay chiếm thị trường
Bình thường khoảng thời gian ra mắt sản phẩm smartphone ở Mỹ không hề ngắn một chút nào. Nhưng Nokia lại rút ngắn được thời gian tung sản phẩm đến các cửa hàng, giới thiệu smartphone mới nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Lấy ví dụ, 8 tháng đầu năm 2019, Nokia tung ra 5 chiếc smartphone mới. Kể từ khi quay lại thị trường điện thoại, Nokia đã có 15 chiếc smartphone. Tốc độ đổi mới để tung sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng luôn là điểm mấu chốt cần lưu tâm.
Giữ quan hệ đối tác chiến lược
Ngành công nghiệp smartphone là nơi đối thủ có thể cùng lúc là đối tác (Apple và Samsung chẳng hạn), chưa kể chuỗi cung ứng, nhà mạng, nhà bán lẻ đều là những yếu tố quyết định thời điểm đưa sản phẩm mới ra thị trường. HMD Global hợp tác với các nhà bán lẻ như Amazon hay Best Buy để đưa điện thoại của họ đến các cửa hàng, hợp tác với Cricket Wireless, AT&T hay Verizon để có những gói cước ngon cho người mua smartphone Nokia.
Họ hợp tác với Google để người dùng smartphone Nokia có những bản cập nhật Android chất lượng, hợp tác với Zeiss để ứng dụng hiệu quả phần mềm xử lý hình ảnh đáp ứng tối đa khả năng của hệ thống camera tích hợp. Nokia 9 PureView là một ví dụ điển hình.
Theo tinh tế
Chuyện BlackBerry: Sự sụp đổ của một đế chế công nghệ (Phần 1) Công nghệ đột phá làm thay đổi cục diện thị trường một cách nhanh chóng và quyết liệt, được ví như "con dao hai lưỡi". Nếu nắm bắt được thị trường thì doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ, bằng không sẽ thảm bại. Cái tên BlackBerry cũng chịu chung số phận, khi thời hoàng kim đang chiếm 20% thị phần di động toàn...