Tướng Nga: Mỹ phải chịu trách nhiệm 2/3 số cuộc xung đột quân sự trên thế giới
Sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ các nước trên khắp thế giới không mang lại hòa bình cũng như dân chủ. Tiêu chuẩn kép của Mỹ trong việc ủng hộ khủng bố đang tiếp tục gây bất ổn – Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov phát biểu tại một hội nghị các quốc gia Nam và Đông Nam Á ở Colombo, Sri Lanka.
15 quốc gia tham gia tập trận vành đai Thái Bình Dương mới đây của Mỹ
Khủng bố “tốt” và khủng bố “xấu”
“Trong những thập kỷ qua, Mỹ đã khởi đầu 2/3 số cuộc xung đột quân sự trên toàn cầu. Hãy thử nhớ lại xung đột đã xảy ra thế nào ở Nam Tư, Iraq, Afghanistan và Syria”, ông Antonov nói.
“Lợi dụng những khó khăn xã hội và kinh tế, các xung đột sắc tộc và tôn giáo, dưới con bài mở rộng dân chủ, các quan thầy chính trị phương Tây đã đưa những khẩu hiệu dân túy vào đống lửa bất bình của dân chúng, khơi gợi sự bất ổn diện rộng,” ông phát biểu. “Kết quả là một chính phủ hợp pháp bị lật đổ, bạo động, lạm quyền và vô pháp luật lan ra, nhiều người chết, một số trường hợp một chế độ được phương Tây ưa thích dựng lên nắm quyền. Tất nhiên bọn khủng bố thấy thuận lợi trong những điều kiện đó”.
Thứ trưởng Antonov kêu gọi chính quyền Mỹ từ bỏ tiêu chuẩn kép trong việc thực hiện các biện pháp chống khủng bố, và ngừng ngay việc phân chia bọn khủng bố thành tốt và xấu.
“Cho dù bọn khủng bố sử dụng khẩu hiệu gì đi nữa, chúng cũng phải bị đặt ra ngoài vòng pháp luật,” ông nhấn mạnh, và cho rằng tình hình thảm họa hiện nay ở Iraq và Syria là những ví dụ rất rõ của “những thí nghiệm không hiệu quả” đó.
Tướng Antonov bày tỏ sự lo ngại về việc tạo ra các tổ chức khủng bố để phục vụ những nhu cầu cụ thể của một số quốc gia nhất định. Ví dụ như phong trào Taliban ở Afghanistan, được tạo ra để chống lại Liên Xô, nhưng cuối cùng lại trở thành mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và lực lượng này đã tấn công nhằm vào Mỹ.
Video đang HOT
Nga luôn sẵn sàng hợp tác trong việc chống khủng bố và điều phối các hoạt động để đánh bại những thách thức do Nhà nước Hồi giáo đặt ra, Thứ trưởng Antonov nói, và chỉ ra rằng Nga chưa bao giờ ngừng cung cấp cho các chính phủ hợp pháp vũ khí và khí tài để hỗ trợ cuộc chiến chống lực lượng cực đoan tôn giáo. Nhà nước Hồi giáo ban đầu được thành lập để xóa bỏ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria và cuối cùng cũng trở thành mối đe dọa khủng bố với toàn Trung Đông – ông Antonov lấy thêm ví dụ nữa.
Nguy cơ cách mạng màu
Ông cũng nhắc tới các cuộc cách mạng màu như mối đe dọa toàn cầu với an ninh và ổn định. Ông so sánh phong trào phản đối ở Hồng Kông hiện nay với phong trào Maidan ở Ukraina, mà giờ Ukraina đang chìm trong bất ổn, giết người hàng loạt, suy thoái kinh tế, chia rẽ đất nước và cuối cùng là nội chiến.
Ông chỉ trích Mỹ “đẩy Ukraina vào cuộc xung đột trong nước”, làm hàng nghìn người chết thông qua việc ủng hộ một cuộc tiếm quyền bất hợp pháp.
Với những người nghĩ rằng cách mạng màu không tiêu biểu cho các quốc gia Đông Nam Á, ông Antonov lưu ý rằng 10% các quân nhân Nhà nước Hồi giáo đang tham chiến ở Syria và Iraq đến từ các quốc gia Đông Nam Á.
“Điều gì sẽ xảy ra với các nước trong khu vực khi những quân nhân được huấn luyện kỹ càng có kinh nghiệm chiến đấu đó quay trở lại về nước?” Tướng Antonov đặt câu hỏi.
Ông kêu gọi các lực lượng vũ trang Nam Á và Đông Nam Á duy trì an ninh khu vực, vô hiệu hóa mối đe dọa tiềm tàng của các cuộc cách mạng màu ngay từ trong nội bộ, phát triển quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn giữa các nước.
Ông cũng cáo buộc Mỹ đang gây bất ổn ở Châu Á – Thái Bình Dương, phát triển lưới phòng thủ tên lửa toàn cầu với cái cớ đề phòng mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.
“Trên thực tế, lưới phòng thủ tên lủa toàn cầu của Mỹ nhằm gây bất ổn an ninh khu vực và quốc tế, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương”.
Theo M.Y/RT
Lao Động
Trung Quốc gia nhập tổ chức chống tham nhũng toàn cầu
Sau các chiến dịch truy bắt quan tham từ trung ương đến địa phương, Trung Quốc chính thức tham gia học viện chống tham nhũng toàn cầu nhằm thể hiện quyết tâm của chính phủ nước này đối với nạn tham nhũng, theo thời báo Hoàn Cầu.
Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức chống tham nhũng toàn cầu cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Tập Cận Bình - Ảnh: AFP
Trung Quốc gia nhập học viện chống tham nhũng quốc tế nhằm tăng cường khả năng hợp tác chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu. Đây là hành động cụ thể hóa cho tuyên bố của nước này tại Hội nghị APEC và G20 vừa diễn ra, theo tờ Nam Hoa Nhật Báo.
Ngày 19.11, đài France Internationale Radio của Pháp đã thông tin chính phủ Trung Quốc đã phổ biến sự kiện này đến tất cả các Đại sứ quán nước này trên toàn thế giới. Trong đó, cơ quan sứ quán tại Mỹ và Liên Hiệp quốc được thông báo đầu tiên.
"Trung Quốc đang thực hiện chính sách "đi ra ngoài" nhằm tăng cường và tìm kiếm hỗ trợ chống tham nhũng từ cộng đồng quốc tế" Phó tổng thư ký trung tâm nghiên cứu chính trị - Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc Cao Ba trả lời phóng viên thời báo Hoàn Cầu.
"Việc Bắc Kinh nhanh chóng gia nhập tổ chức chống tham nhũng toàn cầu có ý nghĩa to lớn trong chiến dịch chứng minh cho dư luận trong nước và quốc tế thấy rằng, Trung Quốc không hề che giấu các bê bối tham nhũng và đang tích cực chiến đấu với nó", Chương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị nói.
Tờ Nam Hoa Nhật Báo cho rằng đây là một tín hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, Hồng Kông và Macau cũng không nằm ngoài tuyên bố này của Trung Quốc.
Nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị bắt, kỷ luật trong cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình - Ảnh: AFP
Ông Cao Ba nói thêm: "Chống tham nhũng ở Trung Quốc như một chiến lược quốc gia nên cần mở rộng hợp tác với các tổ chức chống tham nhũng quốc tế, nó thể hiện trách nhiệm của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế và thể hiện quyết tâm chống vấn nạn tham nhũng của chúng tôi đến cùng", theo thời báo Hoàn Cầu.
Trong khi đó, ông Chương Lập Phàm cho rằng, các quan chức cấp cao Trung Quốc biết được sự phẫn nộ của công chúng về tham nhũng. Nên họ đã tích cực kí kết các bản thỏa thuận cùng APEC và tham gia vào học viện. Đó là một chiến lược tuyên truyền truyền thống, biến tin xấu thành tin tốt, chứng minh chính phủ đang rất cố gắng giải quyết vấn đề này.
Học viện chống tham nhũng quốc tế do Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm quốc tế của Liên Hiệp quốc và Văn phòng chống gian lận châu Âu cùng đề nghị thành lập vào tháng 3.2011 và được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Interpol. Trụ sở học viện đóng tại Laxenburg (Áo).
Hiện nay có 71 thành viên Liên Hiệp quốc và 3 tổ chức quốc tế gia nhập học viện. Học viện thường xuyên tổ chức các khóa ngắn hạn nghiên cứu, giáo dục việc phòng chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu. Từ tháng 2.2013, học viện chính thức mở khóa học Thạc sĩ chuyên ngành phòng chống tham nhũng quốc tế.
Minh Mẫn - Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Hungary trước nguy cơ "cách mạng Maidan" kiểu Ukraine Việc chính phủ đánh thuế Internet có lẽ chỉ là cái cớ để phe đối lập tại Hungary phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn, lên đến 100.000 người trong những ngày cuối tháng 10 vừa qua. Yêu sách của phe biểu tình cũng đã có sự thay đổi nhanh chóng: Từ việc đòi bãi bỏ sắc thuế này chuyển sang...