Tướng Mỹ lo ngại về khả năng cơ động của quân đội Nga
Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, tướng Ben Hodges đã bày tỏ lo ngại về các năng lực triển khai quân đội của Nga ở những khu vực xa xôi, thậm chí vượt mặt NATO.
Quân đội Nga. (Ảnh: RT)
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình BBC, tướng Ben Hodges ngày 21/6 đã kêu gọi thành lập một “khu vực Schengen quân sự”, trong đó cho phép các đơn vị di chuyển nhanh chóng tới những khu vực trong châu Âu. Tướng Ben Hodges nói: “Điều khiến tôi lo ngại nhất là khả năng tự do di chuyển. Người Nga có thể di chuyển các đơn vị quy mô và nhiều khí tài trong một đoạn đường xa rất nhanh”.
Ngoài ra, viên tướng Mỹ cũng cho biết ông lo ngại rằng quân đội Nga đủ khả năng “triển khai khoảng 20.000 binh sĩ và nhiều khí tài tới biên giới của một quốc gia thành viên NATO, hoặc tới những nơi như Georgia hay Ukraine, nhờ cái mà chúng ta gọi là tự do di chuyển trên những đường giới tuyến bên trong”.
Trước thực tế trên, tướng Hodges cho rằng NATO có thể tụt lại so với Nga trong vấn đề này. Do vậy, giới lãnh đạo NATO cần có thêm nhiều phương án “thay vì chỉ tập trung vào một chiến dịch tự do”, có thể cân nhắc “khu vực Schengen riêng cho quân sự”, vốn cho phép quân đội các nước di chuyển nhanh chóng tới những điểm nóng.
Tướng Hodges khẳng định: “Một đoàn xe của Anh, hay của Mỹ hoặc của Đức có thể đi tới bất cứ nơi nào trong lãnh thổ các quốc gia thành viên NATO. Những cuộc tập trận chớp nhoáng mà Nga tiến hành đã khiến tôi ngạc nhiên về thời gian chuẩn bị và thực hiện. Đó là lý do tại sao tôi thấy quan ngại về vấn đề này”.
Bình luận trên của ông Hodges được đưa ra có nhiều điểm tương đồng với một bản báo cáo hồi tháng 2 của tổ chức tư vấn chính sách RAND Corporation, trong đó khẳng định NATO “không thể bảo vệ thành công lãnh thổ của các thành viên ở gần với Nga”. Báo cáo này cho rằng các thành phố thuộc vùng Baltic như Tallinn hay Riga sẽ bị áp đảo bởi các lực lượng Nga trong khoảng thời gian chưa tới 60 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, trong khi tướng Hodges bày tỏ lo ngại về năng lực của quân đội Nga, Moscow cũng đưa ra quan điểm riêng về các hoạt động của NATO thời gian qua. Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nước này đang bị đẩy vào một cuộc đối đầu với phương Tây.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi NATO cáo buộc Nga đang có các hành động không minh bạch trong quân sự ở châu Âu khi tổ chức một cuộc tập trận “bất ngờ”. Dĩ nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc này của NATO, đồng thời cho biết nước này đã thông báo với Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) với thông tin đầy đủ.
Ngọc Anh
Theo Dantri/RT
"Mỏi mồm" đọc tên chiến đấu cơ Nhật Bản trong CTTG 2 (2)
Trong số các chiến đấu cơ Nhật Bản thì loại tiêm kích Zero được xem là nguy hiểm nhất với tầm bay rất xa, cơ động rất cao.
Video đang HOT
Máy bay ném bom của Hải quân Aichi D3A Type 99
Tiêm kích Nakajima Ki-84.
Tiêm kích Nakajima Ki-43-II.
Ảnh màu hiếm phi đội chiến đấu cơ Nhật Bản hoạt động trên không.
Máy bay phóng thủy lôi Aichi B7A bị phá hủy sau khi trúng bom của Hải quân Mỹ ném vào nhà kho.
Tiêm kích "zero" nổi danh của Nhật Bản - Mitsubishi A6M5a. Đây là một trong những loại chiến đấu cơ Nhật Bản đáng sợ nhất trong CTTG 2, từng khiến người Mỹ đau đầu đối phó.
Thủy phi cơ phóng trên tàu Kawanishi E7K2 Type 94.
Máy bay tiêm kích đánh chặn động cơ rocket Mitsubishi J8M Shusui của Nhật Bản. Với động cơ rocket cung cấp lực đẩy 1.500kg, nó có thể đạt tốc độ mơ ước trong CTTG 2 - 900km/h ở độ cao 10.000m, nhưng thời gian bay chỉ được 3 phút 6 giây.
Thủy phi cơ Nakajima A6M2-N Type 2.
Tiêm kích hạm A7M2.
Nguyên mẫu tiêm kích đánh chặn động cơ đẩy sau Kyushu J7W Shinden, tốc độ đạt được tới 750km/h, trang bị 4 pháo 30mm Type 5.
Đến năm 1943, những hạn chế về thiết kế vốn có cộng với sự thiếu sót một loại động cơ mạnh hơn khiến cho Zero dần dần kém hiệu quả hơn những máy bay tiêm kích đối phương mới hơn, vốn có hỏa lực mạnh hơn, vỏ giáp, tốc độ, và đạt đến khả năng cơ động xấp xỉ Zero. Ảnh Zero A6M2.
Đến năm 1945, số máy bay Zero còn lại được sử dụng cho những phi vụ Kamikaze.
Thủy phi cơ trinh sát ban đêm Kawanishi E11K.
Thủy phi cơ Yokosuka E1Y3 Type 14 hạ cánh bên tuần dương hạm Hyuga
Tiêm kích đánh chặn Nakajima Ki-87.
Tiêm kích Kawasaki Ki-100.
Thủy phi cơ trên tuần dương hạm hạng nặng Mogami.
Thủy phi cơ trinh sát E8N Type 95 hạ cánh bên tuần dương hạm hạng nặng Harugo.
Xác máy bay chiến đấu Nhật Bản bị phá hủy trong chiến tranh.
Theo_Kiến Thức
Ethiopia nâng cấp tên lửa SA-2 rất đơn giản, Việt Nam có thể làm? Phương án nâng cấp tên lửa SA-2 của Ethiopia chủ yếu là tăng cơ động cho tổ hợp bằng việc đưa bệ phóng lên khung gầm xe bọc thép. Jane"s Defence Weekly cho biết, một bức ảnh chụp bệ phóng tên lửa SA-2 lắp trên khung gầm tăng T-54/55 xuất hiện trên trang mạng Garowe Oline của Somali hôm 19/4 đi cùng câu...