Tương lai rộng mở với nghề bếp
Với tốc độ phát triển chóng mặt của hệ thống nhà hàng, khách sạn tại các thành phố như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nghề bếp luôn luôn tăng mạnh, vì thế nghề “Bếp” đã trở lên đắt giá.
Tìm hiểu của phóng viên chúng tôi tại trường Trung cấp nghề Việt Giao cho thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Bếp chỉ trong thời gian 3 tháng đã có việc làm ngay hoặc đã tự tổ chức kinh doanh ẩm thực, quán ăn vừa và nhỏ cho bản thân.
Nghề Bếp – nghề học ngắn hạn vẫn tạo ra thu nhập cao
Liên hệ với Hiệu Trưởng Trung cấp nghề Việt Giao TS Đặng Thanh Vũ chia sẻ ngoài những môn học chuyên môn nâng cao tay nghề thì chương trình đào tạo còn trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch và cơ sở lưu trú, tâm lý khách hàng ẩm thực, kỹ năng giao tiếp, marketing ẩm thực, thương phẩm hàng thực phẩm, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hoá ẩm thực… đã tạo nên nét đặc sắc cho các khóa học tại Trường.
Sinh viên Ngọc Long cho biết sau khi tốt nghiệp khóa học 3 tháng Bếp Việt Nam tại Việt Giao đã được nhận làm Bếp tại hệ thống café Highland với mức lương 5 triệu/tháng, ngoài ra học viên Lâm Văn Hưởng sau khi tốt nghiệp ngành Bếp sau 3 năm đã trở thành Bếp Trưởng của một quán lẩu dê trên đường Trương Định, Q.3 (TP.HCM) với thu nhập trên 10 triệu/tháng.
Tìm hiểu từ thầy Nguyễn Thành Đông, Phó ban Tiếp thị – Tư vấn – Tuyển sinh được biết ngoài các khóa học ngắn hạn về Bếp luôn hút học viên như khóa học Bếp Trưởng, Bếp Bánh, Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á thì các khóa học được sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học khác quan tâm không kém là Bartender, Nghiệp vụ phòng, Nghiệp vụ bàn nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Quản lý Khách sạn và Resort, Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện… đã góp phần hình thành đa dạng phong cách đào tạo tại Trường.
Tiềm năng nghề Bếp theo ý kiến của các “Vua” Bếp
Như vua bếp Trần Văn Nghĩa đã tâm sự: “Nếu trở lại từ đầu, để chọn nghề, tôi vẫn chọn nghề đầu bếp. Tuy nó có nhọc nhằn nhưng ở đây tôi có nhiều niềm vui trong sự sáng tạo và nhờ nó, tôi đã mang lại cho biết bao nhiêu người niềm hân hoan thưởng thức hương vị cuộc sống, đó là điều quý nhất mà nghề bếp đã cống hiến”.
Còn theo ông Lý Sanh, Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP.HCM: gần 20 năm nay, nguồn nhân lực đầu bếp trong nước được đào tạo và trưởng thành từ hai nguồn là truyền nghề và trường dạy làm bếp. Đa số món ăn Việt Nam lâu nay được lưu truyền qua truyền nghề, ít có tài liệu ghi chép công thức, cách làm cụ thể. Chính vì thế, nhiều món ăn truyền thống được truyền thụ cảm tính pha với sáng tạo của địa phương hơn là mang tính kinh điển truyền thống (so với món Âu), chưa thống nhất được tên gọi. Từ đó cho thấy, việc đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp là đòi hỏi mang tính cấp bách để kịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, cũng như cần phải chuẩn hóa tay nghề chuyên môn cho đầu bếp thông qua tuyển sinh và giảng dạy xác định nguồn gốc món ăn, chuẩn hóa món ăn. Do đó, cần tăng cường bộ môn bếp chuyên nghiệp ở bậc CĐ, trung cấp nghề với thời lượng lý thuyết và thực hành phù hợp để phát triển nghề bếp, các trường trung cấp, CĐ có các khoa về công nghệ thực phẩm, quản lý nhà hàng, khách sạn có thể giảm tải một số tiết mà thay vào đó là kiến thức ẩm thực, kỹ năng chế biến món ăn. ThS Sơn Hồng Đức, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng đề xuất chương trình đào tạo cử nhân quản lý ngành bếp và chế biến thực phẩm với 71 tín chỉ với các hoạt đọng thực tập, ngắn hạn thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động ngành bếp.
Nghề Bánh một nghề đang “cực hot”
Đây là chương trình đào tạo tiên phong được tìm thấy tại Trung cấp Việt Giao, chương trình đào tạo bởi các “Vua” Bếp Bánh tại Việt Nam với sự cam kết khóa học 3 tháng đào tạo thuần thục kỹ năng làm trên 40 loại bánh như: Burger, Farmer, French bread, English bread (sandwish), Croissant cheese, Egg tart, Coconut Tuile, Butter cookies, Lemongrass-bread, Christmast pudding, Sweet soft-bread, Tiramisu…
Tham khảo khai giảng nghề Bếp của một trường đang tiên phong về Bếp
Liên hệ tư vấn tại Trung cấp Nghề Việt Giao, 193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, ĐT: 3927.0278 – 3834.9893 – 0925.357.357, Website: www.vietgiao.edu.vn, www.vietgiao.net.
Lịch khai giảng các lớp sơ cấp nghề tháng 3/2012
CÁC LỚP NGHIỆP VỤ
THỜI GIAN
ĐÀO TẠO
NGÀY
KHAI GIẢNG
Video đang HOT
HỌC PHÍ
PHA CHẾ
2,5 tháng
T4, 21/03/2012
3,700,000
TIẾP TÂN KHÁCH SẠN
03 tháng
T6, 23/03/2012
3,400,000
NGHIỆP VỤ PHÒNG
02 tháng
T5, 15/03/2012
2,600,000
NGHIỆP VỤ BÀN NHÀ HÀNG
02 tháng
T4, 14/03/2012
2,600,000
NGHIỆP VỤ BẾP ÂU-Á
03 tháng
T5, 22/03/2012
3,800,000
NGHIỆP VỤ BẾP VIỆT NAM
03 tháng
T5, 22/03/2012
3,800,000
QUẢN LÝ NHÀ HÀNG
03 tháng
T4, 14/03/2012
4,200,000
QUẢN LÝ KHÁCH SẠN & RESORT
03 tháng
T5, 16/03/2012
4,200,000
TỔ CHỨC LỄ HỘI & QUẢN TRỊ SỰ KIỆN
03 tháng
T5, 22/03/2012
4,200,000
LAN LEE
Theo Infonet
Dạy thêm phải nộp thuế
Lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT đặt vấn đề trách nhiệm thực hiện chính sách thuế của người dạy thêm vào một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều người cho rằng vấn đề này được đặt ra xuất phát từ thu nhập cao nhờ dạy thêm của giới giáo viên nhưng cũng hồ nghi tính khả thi của quy định.
Giàu nhờ dạy thêm
Cô Th. vốn là một giáo viên dạy Toán ở một tỉnh vùng Đông Bắc, chồng làm công chức một cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Cách đây hơn chục năm, cô xin chuyển về một trường THPT ở Hà Nội. Lúc mới chuyển về gia đình cô phải ở nhờ nhà họ hàng. Về sau, cô vay nợ mua được một ngôi nhà nhỏ trong ngõ sâu.
Cách đây hai năm, không những cô trả hết nợ cũ mà còn mua được thêm một căn hộ chung cư 100m2. Trong một buổi gặp mặt bạn bè dịp Tết vừa qua, cô Th. cho biết cuối năm nay cô sẽ mua một chiếc xe hơi để đi dạy cho đỡ khổ!
Khi được bạn bè khen "phát tài" nhờ dạy thêm, cô Th. phân trần: "Trường mình không phải là trường có tiếng tăm, và mình dạy không nhiều lắm nên thu nhập cũng chỉ chừng mực. Đồng nghiệp mình có những người tiền dạy thêm mỗi tháng đủ mua một xe SH!".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cô Th. là một trường hợp khá tiêu biểu phản ánh được thực tế đời sống một bộ phận không nhỏ giáo viên các trường học khu vực nội thành và ven đô Hà Nội.
Cô T.H, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội nhận xét: "Không kể những giáo viên đắt hàng dạy thêm nhờ uy tín cá nhân của mình, đa phần giáo viên thu bộn tiền vì những lý do tế nhị. Vì vậy mới có nghịch lý là giáo viên các cấp học càng thấp càng kiếm được nhiều tiền nhờ dạy thêm.
Giáo viên dạy THPT khó kiếm tiền từ học sinh của mình nhất vì đối tượng học sinh của họ là các em lớn, có nhận thức xã hội tốt khiến giáo viên e dè hơn khi dạy thêm cho chính học sinh của mình. Nhưng nhờ áp lực kỳ thi đại học mà chỉ cần dạy thêm học sinh bên ngoài, giáo viên THPT vẫn có thể giàu có, đặc biệt là giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ. Giáo viên nào không có duyên dạy thêm thì dạy cho các trường dân lập cũng đủ sống dư giả".
Ngoài giáo viên tiểu học, giáo viên dạy các môn Văn, Toán cấp THCS cũng thuộc diện được xã hội đánh giá là "nhà giàu" trong giới giáo viên. Với những trường tiếng tăm và lớp chọn của những trường thường thì "mùa thu hoạch" đến với các giáo viên này là quanh năm. Với những lớp thường của trường thường thì "mùa thu hoạch" chỉ đến khi các thầy, cô dạy học sinh lớp 9.
"Từ khi vào học lớp 6 tới giờ 60 bạn lớp cháu đều đặn học thêm các cô tuần 2 buổi, năm nay lên lớp 8 thì tuần 3 buổi. Các cô Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh chia lớp học làm đôi, học hai ca, học phí 30.000 đồng/ học sinh/ ca (2 tiết), chưa kể tiền thuê phòng học. Riêng cô chủ nhiệm dạy mỗi nhóm hai ca. Vị chi mỗi tháng cô thu từ lớp cháu khoảng 9 triệu đồng. Ngoài ra cô còn dạy chính khóa các lớp khác nên cũng dạy thêm luôn cho các lớp đó", một học sinh trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình kể.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm đè nặng trên đôi vai trẻ thơ.
Đánh thuế thu nhập: khó!
Dù nguồn thu đầy tiềm năng như vậy nhưng nhiều giáo viên cho rằng khái niệm thuế thu nhập xa lạ với họ. "Tôi dị ứng với việc thu tiền trực tiếp từ học trò nên ngoài dạy chính tôi dạy thêm ở hai trường công lập.
Việc thu thuế là của ngành tài chính, không phải trách nhiệm của ngành giáo dục. Vì thế, trong dự thảo thông tư ban hành quy định về dạy thêm học thêm, chúng tôi chỉ đặt vấn đề này như một nguyên tắc mà cán bộ, giáo viên trong ngành phải thực hiện" - Một lãnh đạo Bộ GD&ĐT.
Trường nào tôi cũng đều ký hợp đồng đàng hoàng hàng tháng tôi lĩnh thêm khoảng 4 triệu đồng mỗi trường. Tôi chẳng bao giờ thấy ai đả động gì đến chuyện đóng thuế cả và cũng chưa bao giờ nghe giáo viên nào nói là phải đóng thuế", giáo viên một trường THPT công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân cho biết.
Cũng theo giáo viên này, những giáo viên có thu nhập hàng chục triệu từ dạy thêm cho học sinh của chính mình chưa bao giờ được cơ quan thuế hỏi đến vì ngành giáo dục còn chẳng biết, nữa là ngành khác!
Tuy nhiên, trao đổi với PV, nhiều giáo viên khẳng định, người thu nhập cao phải chịu thuế thu nhập là đương nhiên. "Đã là giáo viên thì ai cũng đều có lòng tự trọng trước học trò. Bấy lâu nay do quản lý dạy thêm kém nên dạy thêm lành mạnh với dạy thêm không lành mạnh lẫn lộn, nhiều người nói đến dạy thêm cứ như nói đến mặt trái của giáo dục. Việc tham gia đóng thuế thu nhập từ nguồn dạy thêm sẽ giúp giáo viên dễ ăn dễ nói với học trò, ít nhất là họ cũng có căn cứ để học trò tin hoạt động dạy thêm của cô là lành mạnh, được sự cho phép của nhà nước", cô T.K, giáo viên trường THCS Khương Thượng, quận Đống Đa bình luận.
Một số ý kiến khác còn cho rằng chủ trương đánh thuế thu nhập từ dạy thêm của giáo viên sẽ giúp ngành thuế vào cuộc tích cực để có thêm nguồn thu cho ngân sách và điều này tác động tích cực trở lại tới hoạt động dạy thêm.
"Từ trước đến nay ngành giáo dục quy định rất nhiều chẳng hạn dạy thêm phải xin phép, dạy thêm phải đảm bảo các điều kiện thời gian, cơ sở vật chất... nhưng nào có ai kiểm tra việc thực hiện các quy định đó! Nhưng nếu giờ ngành thuế cũng vào cuộc thì có thể việc quản lý sẽ được tốt hơn, giáo viên sẽ e ngại hơn để không vi phạm các quy định", một hiệu trưởng trường THPT nói.
Một luồng ý kiến khác (chiếm số đông trong số người được hỏi) đều hồ nghi về tính khả thi của quy định giáo viên dạy thêm phải nộp thuế cũng như khả năng tham gia điều chỉnh của nó tới quản lý hoạt động dạy thêm.
"Dạy thêm mang nhiều sắc thái tiêu cực như hiện nay xuất phát từ thực tế nhu cầu học thêm nhiều khi đến lệch lạc của một bộ phận lớn học sinh, phụ huynh. Nhu cầu đó xuất phát từ cách đánh giá, thi cử của chúng ta. Đưa ra hết quy định này đến quy định khác cũng vô ích khi mà cái chung chưa được điều chỉnh, vì người ta sẽ tìm cách "lách" quy định. Không cẩn thận, rồi đến ngày ngoài nạn dạy thêm học thêm tràn lan chúng ta có thêm nạn giáo viên tìm cách "lách" thuế", thầy Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Vạn Xuân nhận xét.
Giáo viên tiểu học thu nhập bốn - năm chục triệu đồng từ dạy thêm
Theo một phụ huynh có con học lớp 4 trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, con của anh học ngày 2 buổi ở trường, tan học buổi chiều lại đến nhà cô giáo học thêm tuần 2 buổi với giá 80.000 đồng/ học sinh/ buổi. Cả lớp 60 cháu đều theo học (cô chia thành hai nhóm), gọi là lớp cơ bản.
Ngoài ra một số phụ huynh được cô gợi ý nên cho con học lớp nâng cao, tuần một buổi, giá 90.000 đồng/ học sinh/ buổi. Chưa tính lớp nâng cao, mỗi tháng cô thu tiền học thêm từ hai lớp cơ bản là 43 - 48 triệu đồng.
Một phụ huynh trường Tiểu học Khương Mai, quận Thanh Xuân thì khoe con gái mình may mắn được học một cô giáo tốt nên chỉ dạy thêm đại trà một tuần một buổi, học phí 300.000 đồng/ tháng. Lớp có 50 học sinh, vị chi cô giáo "thu hoạch" mỗi tháng 15 triệu đồng nhờ dạy thêm chính học sinh của mình, chưa kể các lớp riêng cô mở theo yêu cầu của một vài nhóm phụ huynh.
Theo TPO
Chọn ngành cho tương lai Không ít thí sinh đổ xô đăng ký vào một số ngành học được cho là thời thượng, dễ tìm việc, thu nhập cao trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu những ngành đó có dễ tìm việc trong năm, mười năm tới? Dự báo nhân lực qua đào tạo ngành ngân hàng - (Nguồn: tổng hợp kết quả dự báo từ quy...