Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.
Theo tờ The Hill, dù đưa ra một vài chi tiết cụ thể về kế hoạch của mình đối với AI, nhưng liên minh giữa ông Trump với tỉ phú công nghệ Elon Musk cùng với cam kết trước đây của phe ông Trump về bãi bỏ lệnh hành pháp AI của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden sẽ ưu tiên sự đổi mới và cạnh tranh do khu vực tư nhân định hướng hơn là quy định về kiểm soát đối với AI.
Tân quan, tân chính sách
Theo phân tích của Eurasia Group (Mỹ) – công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, sắc lệnh hành pháp trước đây của ông Biden để kiểm soát AI sẽ bị bãi bỏ. Tại một cuộc vận động tranh cử vào tháng 12.2023 ở bang Iowa (Mỹ), ông Trump đã hứa nếu đắc cử, sẽ “hủy bỏ” sắc lệnh hành pháp của ông Biden và sẽ “cấm sử dụng AI để kiểm duyệt bài phát biểu của công dân Mỹ”. Thời gian qua, các mạng xã hội Mỹ đã áp dụng AI để kiểm duyệt nội dung, nên tuyên bố vừa nêu của ông Trump có thể được hiểu là hạn chế việc các mạng xã hội sử dụng AI để kiểm duyệt nội dung.
Ông Donald Trump và tỉ phú Elon Musk tại một sự kiện vận động tranh cử hồi tháng 10 ở bang Pennsylvania. ẢNH: REUTERS
Ngoài ra, theo Eurasia Group, Nhà Trắng dưới thời ông Trump sắp tới không trực tiếp can thiệp vào lĩnh vực này, mà “giao phó một nhóm các đồng minh đáng tin cậy” như tỉ phú Elon Musk. Theo đó, nhóm này thực hiện phần lớn chương trình nghị sự, ra quyết định và thực hiện chương trình nghị sự công nghệ.
Hiện nay, ông Trump đã quyết định chọn tỉ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy lãnh đạo bộ phận Hiệu quả chính phủ Mỹ. Cơ quan này được thông báo sẽ cải cách “bộ máy quan liêu của chính phủ”, và “cắt giảm các quy định không cần thiết, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang”. Qua đó, việc “cắt giảm các quy định không cần thiết” nhiều khả năng sẽ áp dụng để hạn chế các quy định đối với lĩnh vực AI. Đây cũng là nền tảng chính sách mà đảng Cộng hòa theo đuổi.
Ông Trump tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự
Tờ USA Today ngày 14.11 đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa chọn Hạ nghị sĩ Matt Gaetz làm bộ trưởng tư pháp và cựu Hạ nghị sĩ Tulsi Gabbard làm giám đốc tình báo quốc gia trong chính quyền sắp tới của mình.
Video đang HOT
Bà Tulsi Gabbard trong sự kiện vận động tranh cử của ông Donald Trump vào ngày 3.11. ẢNH: REUTERS
Về lựa chọn cho vị trí bộ trưởng tư pháp, ông Trump nói rằng ông Gaetz (42 tuổ.i) “sẽ chấm dứt chính phủ vũ trang và khôi phục lại niềm tin bị phá vỡ nghiêm trọng” đối với bộ này. Về vị trí giám đốc tình báo quốc gia, ông Trump cho biết bà Gabbard (43 tuổ.i) “mang tinh thần không sợ hãi của bà đến cộng đồng tình báo của chúng ta”. Bà Gabbard đã chuyển từ đảng Dân chủ sang Cộng hòa và ủng hộ ông Trump, giúp ông trong quá trình chuẩn bị tranh luận với Phó tổng thống Kamala Harris.
Về nhân sự tại Lầu Năm Góc, Reuters ngày 14.11 dẫn lời giới thạo tin cho hay các thành viên trong nhóm tiếp nhận quyền lực của ông Trump đang lên danh sách các quan chức sẽ cho nghỉ việc, trong sự sắp xếp lại có quy mô chưa từng thấy tại cơ quan này.
Trước khả năng xảy ra nhiều bất đồng đối với các chính sách của ông Trump, thống đốc các bang Illinois và Colorado cho biết họ sẽ đồng chủ trì một liên minh chủ yếu gồm các bang do đảng Dân chủ lãnh đạo để phản đối, theo tờ The Hill đưa tin ngày 14.11. Với nhóm Thống đốc bảo vệ nền Dân chủ, các thống đốc thuộc đảng Dân chủ gồm ông J.B. Pritzker (Illinois) và ông Jared Polis (Colorado) tập hợp các tổng chưởng lý và thống đốc Dân chủ khác, cam kết phản đối các chính sách của ông Trump về mọi vấn đề, từ nhập cư đến việc bãi bỏ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Khánh An
Phát sinh lo ngại
Nếu như sắc lệnh hành pháp của ông Biden bị cho là gây cản trở sự phát triển của AI, thì dự báo chính sách thay đổi của ông Trump trong lĩnh vực này cũng tạo ra lo lắng nhất định.
Đảng Cộng hòa thắng ở Hạ viện
Truyền thông Mỹ sáng qua (14.11, theo giờ VN) đưa tin đảng Cộng hòa đã đạt được 218 ghế cần thiết để đạt thế đa số tại Hạ viện Mỹ gồm 435 ghế. Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries cũng thừa nhận đảng Dân chủ đã không giành được chiến thắng ở cơ quan này. Ông Jeffries tuyên bố: “Các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện đã nỗ lực hết mình, tiến hành các chiến dịch tích cực, hướng tới tương lai và tập trung vào người dân. Mặc dù chúng tôi không giành lại quyền kiểm soát quốc hội vào tháng 1, chỉ thiếu một vài ghế, nhưng đảng Dân chủ sẽ chỉ cho đảng Cộng hòa có được thế đa số sít sao tại Hạ viện”.
Như vậy, đảng Cộng hòa chính thức kiểm soát lưỡng viện quốc hội. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ông Donald Trump thúc đẩy chương trình nghị sự có thể thay đổi sâu sắc nước Mỹ như thuế quan, nhập cư và thương mại.
Trí Đỗ
Trước tiên, nếu chính quyền liên bang cắt giảm quy định, nhưng sự nhạy cảm và rủi ro từ AI có thể khiến chính quyền các tiểu bang đưa ra những quy định riêng. Sự trớ trêu này xảy ra sẽ gây khó cho các công ty công nghệ. Như bà Megan Shahi, Giám đốc chính sách công nghệ tại Trung tâm tiến bộ Mỹ – một tổ chức tư vấn, đặt vấn đề kịch bản vừa nêu “sẽ gây ra một hệ thống chắp vá mà các công ty sẽ khó tuân thủ”.
Bên cạnh đó, bộ phận Hiệu quả chính phủ Mỹ còn hướng đến mục tiêu “cắt giảm chi tiêu lãng phí”, nên giới quan sát lo ngại các gói tài trợ của chính phủ dành cho phát triển AI có thể cũng bị cắt giảm. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế một phần nguồn lực quan trọng mà các công ty của Mỹ có thể tận dụng.
Ngoài ra, theo Eurasia Group, chính sách trừng phạt đối với ngành chip Trung Quốc dưới thời ông Biden gần như chắc chắn sẽ tiếp tục được duy trì dưới thời ông Trump. Thậm chí, Nhà Trắng sắp tới có thể còn tăng cường trừng phạt bằng các biện pháp thuế.
Nhưng điều này cũng đặt ra lo ngại trở thành “con dao hai lưỡi”. Ông Matt Mittelsteadt (chuyên gia nghiên cứu về AI và các chính sách, tại Đại học George Mason, Mỹ) cho rằng: “Phần cứng AI phụ thuộc vào các vật liệu không được có hoặc không được sản xuất tại Mỹ. Và không thể dùng bất cứ biện pháp bảo hộ thương mại nào để “hồi hương” thứ mà chẳng thể “hồi hương” như các vật liệu ấy”. Khi đó, ngành công nghệ của Mỹ sẽ thiếu vật liệu để phát triển AI, trong khi đây lại là một thế mạnh của Trung Quốc.
Liên quan AI, chuyên gia Mittelsteadt cho rằng Mỹ cần xem xét ban hành các biện pháp kiểm soát đối với phần mềm AI. Theo ông, đây là điều đặc biệt cần thiết vì một số báo cáo mới đây chỉ ra rằng Trung Quốc đã sử dụng các mô hình LLaMa mã nguồn mở của Meta để phát triển các dự án cho mục đích quân sự.
Lãnh đạo Mỹ – Trung sắp gặp nhau tại Peru
Trang web của Nhà Trắng ngày 14.11 thông báo Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden sẽ gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2024 tại thủ đô Lima của Peru vào ngày 16.11. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp thứ 3 giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1.2021.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, bao gồm căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.
Văn Khoa
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định rằng Kiev phải thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo xung đột với Nga kết thúc vào năm 2025 thông qua biện pháp ngoại giao.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại New York (Mỹ) ngày 25/9. Ảnh: Reuters/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh được phát sóng ngày 16/11, Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng tình hình chiến trường ở miền Đông Ukraine vẫn khó khăn và Nga đang có những bước tiến. Tổng thống Ukraine nêu bật: "Chúng tôi phải làm mọi điều có thể để cuộc chiến này kết thúc vào năm tới, thông qua các biện pháp ngoại giao".
Ông Zelensky cáo buộc người đồng cấp Nga Vladimir Putin không quan tâm đến việc thống nhất một thỏa thuận hòa bình.
Cũng tại cuộc phỏng vấn này, nhà lãnh đạo Ukraine chia sẻ rằng theo luật pháp Mỹ, ông không thể gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ tuyên thệ vào tháng 1/2025.
Tổng thống Zelensky đồng thời tiết lộ ông sẽ chỉ trao đổi với chính ông Trump thay vì với sứ giả hoặc cố vấn. "Với tư cách là Tổng thống Ukraine, tôi chỉ chấp nhận đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ, dù tôi vẫn tôn trọng tất cả các phái đoàn và mọi người", ông Zelensky cho hay.
Trong một diễn biến khác, tại cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz trông gần 2 năm, ông Putin khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột ở Ukraine, dựa trên các đề xuất đã được Bộ Ngoại giao Nga công bố vào tháng 6.
Điện Kremlin đã chia sẻ về nội dung cuộc điện đàm ngày 15/11: "Liên quan đến triển vọng giải quyết xung đột bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Nga lưu ý rằng Moskva chưa bao giờ từ chối và vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán đã bị chính quyền Kiev làm gián đoạn".
Tổng thống Putin đã họp với ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga vào tháng 6, trong đó ông nêu bật những điều kiện để đàm phán với Ukraine. Các điều kiện này bao gồm quân đội Ukraine rút khỏi Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporizia, Kherson. Bên cạnh đó là cam kết của Ukraine về việc áp dụng quy chế không liên kết, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước, dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng tất cả điều kiện này phải được ghi nhận trong các thỏa thuận quốc tế cơ bản.
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump Bộ máy chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang dần hình thành với những gương mặt trẻ từ vị trí ngoại trưởng đến bộ trưởng quốc phòng. Hơn một tuần sau khi tái đắc cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang hoàn thiện dần nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai sẽ đi...