Tương lai nào cho Apple và Google tại Trung Quốc?
Chưa bao giờ các hãng công nghệ lại đẩy mạnh nguồn lực vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.
Tuần vừa qua, hai gã khổng lồ Google và Apple lần lượt tiết lộ thông tin về thương vụ với những công ty hàng đầu Trung Quốc như Xiaomi, Didi Chuxing. Đây là minh chứng cho chiến lược xâm chiếm thị trường của Apple và kế hoạch trở lại của Google tại quốc gia đông dân này.
Trung Quốc trở thành thị trường iPhone lớn nhất của Apple. Ảnh: SCMP.
Trung Quốc – thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới – đang bão hòa và có dấu hiệu chững lại. Điều này khiến Google cũng như Apple sốt sắng tìm kiếm một miền đất mới dành cho hệ điều hành của hai hãng là iOS và Android.
Trong lúc “ông lớn” Google loay hoay tìm cách quay lại Trung Quốc sau 6 năm vắng mặt kể từ 2010, thì Apple phải đương đầu với tình trạng sụt giảm doanh số tại thị trường này.
Người dùng trải nghiệm kính thực tế ảo Google Cardboard tại Hội nghị Internet Di động Toàn cầu 2016 (Global Mobile Internet Conference) tại Bắc Kinh ngày 26/4/2016. Ảnh: EPA.
Một nhân vật giấu tên cho biết, “tấm vé” giúp Google đem công cụ tìm kiếm trở lại là Sogou – cỗ máy tìm kiếm lớn thứ ba Trung Quốc, thuộc Sohu.com. Hai bên đã đạt được những thỏa thuận hợp tác nhất định, trong đó Google thực hiện việc tìm kiếm, còn Sogou có trách nhiệm đưa kết quả tới tay người dùng.
Mặc dù không đưa ra thời gian cụ thể, nhưng người này khẳng định những dịch vụ khác của Google như Google Play hay Google Maps… sẽ chỉ trở lại với tư cách bên thứ ba hỗ trợ.
Tuy nhiên, thứ 5 tuần vừa rồi, Sogou bất ngờ công bố việc hãng hợp tác với Bing – trang tìm kiếm của Microsoft – cung cấp thông tin học thuật bằng tiếng Anh.
Khi được hỏi về hợp đồng hợp tác đã ký với Google, đại diện Sogou từ chối đưa ra bình luận, đồng thời cho biết hợp đồng này không loại trừ việc Sogou hợp tác với các công cụ tìm kiếm khác. Google chưa có bất kỳ phản hồi nào về thông tin trên.
Video đang HOT
Một phần kế hoạch tái xuất của Google nằm ở kho ứng dụng mang tên Google Play. Việc hỗ trợ người dùng Android của các OEM lớn như Xiaomi, Huawei là bước khởi động trước khi Google thực sự trở lại.
Người xem thờ ơ trước gian triển lãm của Google tại Hội chợ Công nghệ Quốc tế lần thứ 4 tại Thượng Hải (4/2016). Ảnh: Reuters.
Kitty Fok, Giám đốc quản lý của công ty nghiên cứu thị trường IDC Trung Quốc, cho biết yếu tố then chốt trong sự trở lại lần này của Google nằm ở Bắc Kinh. “Chính phủ Trung Quốc có những chính sách khác nhau liên quan đến việc kiểm duyệt thông tin. Việc Google có thể cung cấp dịch vụ của mình ở đây hay không phụ thuộc hoàn toàn vào những chính sách này.”
Cũng trong thứ 5 tuần trước, Google giới thiệu Mi Box – TV set-top box cao cấp của Xiaomi, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình giúp chuyển dữ liệu hình ảnh và âm thanh lên màn hình TV tới người dùng ở Mỹ thông qua Android TV. Thay vì hỗ trợ Google tái xuất, thỏa thuận này dường như có lợi hơn cho Xiaomi khi giúp hãng quảng bá sản phẩm tới đông đảo người dùng.
Ngược lại, khoản đầu tư 1 tỷ USD của Apple cho ứng dụng đặt xe Didi Chuxing phát huy tác dụng khi giúp Apple tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc đại lục.
Travis Wu, Phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Forrester, cho biết việc đầu tư vào Didi – công ty được hậu thuẫn bởi cả Tencent và Alibaba – giúp Apple hợp tác với các công ty lớn, đồng thời giúp họ làm quen với nền kinh tế của đất nước này cũng như mô hình kinh doanh mạng và thị trường xe hơi trước khi sản xuất Apple Car.
Wu cho rằng: “Apple Pay – dịch vụ thanh toán di động của Apple – có thể nhân cơ hội này để cải thiện doanh số ế ẩm suốt thời gian qua”.
Các công nhân chuẩn bị cho việc khai trương cửa hàng của Táo khuyết tại Hàng Châu, Chiết Giang. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, thỏa thuận này còn cho phép Apple có được thông tin của người dùng Didi, đặc biệt là những người giàu – đối tượng khách hàng Apple đang nhắm tới khi thường xuyên sử dụng dịch vụ xe cá nhân.
Trái lại, một số nhà bình luận thị trường đưa ra lời cảnh báo trước những thương vụ gần đây của Táo khuyết. Jeffrey Towson, giáo sư chuyên ngành đầu tư tại Đại học Bắc Kinh Guanghua bình luận: “Tôi cho rằng thỏa thuận này sẽ không đi tới đâu do thái độ thiếu thiện chí của chính phủ Trung Quốc. Thỏa thuận này rồi sẽ chẳng đem lại lợi nhuận gì cho việc kinh doanh của Apple”.
Ông cho rằng một ứng dụng gọi xe không thể thay đổi cục diện cạnh tranh của Apple. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Didi với chính phủ Trung Quốc tương đối phức tạp. Hoạt động kinh doanh của công ty này vẫn chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Vì vậy, với khoản đầu tư này, chưa chắc Apple đã giành được ủng hộ từ Bắc Kinh.
Đây đơn giản chỉ là cách để hai công ty trao đổi chuyên môn và là khởi đầu cho một mối quan hệ sau này. Điều thú vị vẫn còn ở phía trước.
Trần Tiến
Theo Zing
Tim Cook đến Trung Quốc sau tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD
Tim Cook có mặt tại Bắc Kinh sau khi tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD vào "Uber của Trung Quốc" nhằm tìm hướng giải quyết các vướng mắc của Apple và chính phủ nước này.
Thương vụ này có thể làm ấm lại quan hệ giữa Apple và Bắc Kinh, cũng như cho Tim Cook thêm lợi ích khi gặp gỡ các quan chức cấp cao. Hôm nay, Tim Cook cũng thăm Apple Store ở Bắc Kinh cùng một trong những lãnh đạo cấp cao của Didi (công ty Apple vừa đầu tư).
Apple chưa bình luận gì về chuyến đi này, nhưng rõ ràng có nhiều thứ Tim Cook muốn đạt được. Ba hòn đá tảng mà Apple vấp phải hiện tại bao gồm: Doanh số giảm, các thử thách bảo mật và những luật lệ khó nhằn ở Trung Quốc.
Apple vừa trải qua kỳ tội tệ nhất ở Nhật Bản với 26% doanh số giảm sút trong 3 tháng đầu năm 2016, tệ hơn bất kỳ thị trường nào. Nguyên nhân phần lớn được đổ cho iPhone, sản phẩm này dẫn xa thị trường vào năm ngoái, nhưng đã bị tấn công liên tục bởi những sản phẩm giá rẻ hơn từ các tên tuổi nội địa như Huawei hay Xiaomi, theo công ty nghiên cứu Canalys.
Tim Cook đăng tải hình ảnh gặp gỡ với Jean Liu từ Didi.
Nhiều dấu hiệu cho thấy iPhone sẽ khó lấy lại vị trí dẫn đầu. Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, thị trường di động bão hòa dần, giảm đến 5% tổng doanh số smartphone vào quý trước, theo Strategy Analytics.
Về luật pháp, vào tháng 4, tức chưa tới 7 tháng sau khi Apple giới thiệu iBooks và iTunes Movies tại Trung Quốc, nước này đã ra lệnh ngưng hoạt động hai dịch vụ trên, như một phần đạo luật kiểm soát các công ty cung cấp nội dung online nước ngoài.
Apple News vẫn bị chặn tại Trung Quốc, và AppleTV không bán tại đây. Đây là những con gà đẻ trứng vàng của Apple, và nhiều nhà sản xuất phương Tây khác cũng gặp cảnh tương tự.
Chuyến đi này là cơ hội để Cook xây dựng và duy trì mối quan hệ với những nhà lập pháp Trung Quốc, hy vọng hồi sinh iBooks và iTunes Movies.
Thêm vào đó, cửa hàng iTunes bị tấn công vào tháng 9, và họ phải xóa hàng chục ứng dụng Trung Quốc bị ảnh hưởng, và thêm hàng trăm ứng dụng nữa từ Trung Quốc vào tháng 10. Các ứng dụng này bí mật thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Tim Cook có thể đang cố gắng xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn với các tên tuổi tại Trung Quốc. Ảnh: CNBC.
Hiện chưa biết vì sao các nhà nhà phát triển Trung Quốc lại muốn tải về các dòng mã độc từ các hacker, nhưng nhiều khả năng họ muốn tìm cách nhanh hơn để tiếp cận các phần mềm phát triển từ Apple.
Bởi tốc độ mạng yếu, nhiều người dùng ở Trung Quốc thường tải ứng dụng và công cụ từ các trang không thuộc Apple, nhưng hậu quả tiềm ẩn là rất lớn.
Tim Cook khó lòng giải quyết tất cả các vấn đề trên trong 1 chuyến đi. Nhưng hành trình này đã có tác dụng nhất định.
Dẫu vậy, Trung Quốc ngày càng siết chặt hơn hoạt động của các công ty truyền thông nước ngoài, cũng như ngày càng khó chịu với iPhone và các hoạt động bảo mật online của Apple.
Có lẽ Tim Cook sẽ tiếp tục đến Bắc Kinh nhiều lần nữa để gỡ rối mớ bòng bong hiện tại.
Lê Phát
Theo Zing
Apple được lợi gì khi rót 1 tỉ USD cho 'Uber Trung Quốc'? Apple vừa rót 1 tỉ USD vào một ứng dụng gọi xe tại Trung Quốc. Vậy đằng sau của việc rót vốn 'khủng' này là gì? 1 tỉ USD vừa được Apple rót vốn sẽ mang theo 3 mục tiêu chính. ẢNH: REUTERS Trên thực tế, 1 tỉ USD là một khoản tiền quá lớn, lớn hơn mục đích "tìm hiểu" mà nhiều...