Tương lai của Mobile Banking khi ứng dụng ngân hàng vượt ra ngoài chiếc điện thoại di động?
Chuyển khoản, tra cứu thông tin, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại … không chỉ thực hiện đơn giản trên điện thoại, mà nay còn được tích hợp ngay trên “cổ tay”.
Cập nhật này đang mở ra một chương mới cho cuộc chạy đua dịch vụ Mobile Banking của giới nhà băng.
Chẳng tội gì mà không dùng Mobile Banking
Thời gian gần đây, người dùng Việt bắt đầu đưa ra những chọn lựa khắt khe hơn so với thời bão ví điện tử hay các ứng dụng tài chính, hầu hết đều lựa chọn Mobile Banking bởi sự thuận tiện và an toàn hơn cả.
Với ứng dụng ngân hàng, người dùng vừa thực hiện được các giao dịch tài chính như chuyển khoản, gửi tiền tiết kiệm, tra cứu thông tin… đồng thời vẫn có thể thanh toán QR tiện lợi, thanh toán hóa đơn điện nước, truyền hình nhanh chóng, mua vé máy bay, vé xem phim, đặt phòng khách sạn… chỉ với vài ba bước chạm tay. Tất cả đều không cần phải thêm bước cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, chuyển tiền qua lại như khi dùng các ứng dụng tài chính trung gian. Vậy nên, ‘chẳng tội gì’ mà phải mất công tải thêm ứng dụng khác khi mà đã có sẵn ứng dụng ngân hàng trên điện thoại.
Mặt khác, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều đã triển khai ứng dụng di động và đa phần trong số này cũng đang bắt tay với các công ty công nghệ (Fintech) để tích hợp đa tiện ích cho ứng dụng của mình. Người dùng đón nhận, ngân hàng vào cuộc, Fintech hợp sức, dịch vụ Mobile Banking đang hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhận hòa” để trở thành công cụ then chốt cho mục tiêu tiến tới xã hội không tiền mặt trong tương lai không xa.
Đã tiện nay càng tiện hơn – Chuyển khoản, nạp tiền điện thoại ngay trên cổ tay, ra lệnh bằng giọng nói
Video đang HOT
Cụm tính năng chính của ứng dụng trên đồng hồ là những tính năng khách hàng thường xuyên sử dụng
Mới đây, ngân hàng BIDV gây bất ngờ khi tung ra ứng dụng BIDV SmartBanking phiên bản mới 4.0.2 có thể chạy trên Apple Watch. Điểm nhấn của ứng dụng là có hệ thống các tính năng đa dạng nổi bật và “đa zi năng” hơn hẳn so với các ngân hàng trước đó đã ‘thử sức’ với dịch vụ này.
Ứng dụng cho phép người dùng chuyển tiền đến danh bạ thụ hưởng, thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình theo mẫu giao dịch đã lưu; nạp tiền điện thoại theo danh bạ, vấn tin danh sách tài khoản, tra cứu thông tin, tìm kiếm và theo dõi chuyến bay, làm thủ tục trực tuyến…
Bên cạnh đó, giống như trên điện thoại, ứng dụng trên đồng hồ cũng được tích hợp Trợ lý ảo, cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thông qua giọng nói. Về mặt giao diện, cụm tính năng trên ứng dụng được sắp xếp khoa học, đơn giản nhưng khá tinh tế và thân thiện với người dùng.
Thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi
Có thể thấy, BIDV SmartBanking là phiên bản bổ trợ đắc lực cho ứng dụng trên điện thoại, đem tới những trải nghiệm dịch vụ mới lạ, khác biệt cho người dùng, đặc biệt là nhóm tín đồ của Apple Watch.
Để sử dụng, người dùng chỉ cần ghép đôi ứng dụng trên điện thoại di động và đồng hồ, thực hiện các cài đặt về danh sách, mẫu giao dịch… Sẽ không cần phải lích kích lôi điện thoại ra khỏi túi để thực hiện kiểm tra số dư, chuyển khoản, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn… như trước, mà chỉ cần giơ cổ tay, vài ba thao tác chạm nhẹ là xong ngay. Mức độ tiện lợi và nhanh chóng của Mobile Banking từ nay được nâng lên một tầm cao mới.
Bước đi tiên phong trong kỷ nguyên công nghệ mới
Chuyển đổi số, tận dụng những ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng là mục tiêu hướng tới của toàn ngành ngân hàng hiện nay. BIDV là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai đa tiện ích cho Mobile Banking và cũng là ông lớn đầu tiên triển khai dịch vụ trên thiết bị đeo thông minh với bộ các tính năng tài chính toàn diện đáng kinh ngạc. Đây có thể coi là ngân hàng tiên phong trong kỷ nguyên công nghệ mới. Người dùng hoàn toàn có cơ sở để mong chờ những sản phẩm tiếp theo, thậm chí có thể là ứng dụng ngân hàng số trên Goolge Glass.
Theo GenK
Tránh mất tiền oan khi giao dịch ngân hàng online
Công nghệ và các ứng dụng mới trong ngành ngân hàng đang giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Song bản thân chủ tài khoản cũng cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các ngân hàng như VPBank luôn phải đấu tranh với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng, làm tổn hại đến uy tín nhà băng.
Thời gian gần đây, những vụ việc lừa đảo liên quan đến mã xác thực OTP diễn ra ngày một nhiều. Bản chất của hiện tượng này là bằng nhiều cách khác nhau, tội phạm đã thực hiện chiếm đoạt thông tin về thẻ, tài khoản để sử dụng các giao dịch giả mạo, chiếm đoạt tiền của khách hàng và ngân hàng.
Lừa đảo qua OTP
Chẳng hạn, kẻ gian sẽ gọi điện thoại thông báo chủ thẻ đã trúng thưởng và yêu cầu cung cấp số tài khoản, số thẻ và mã OTP để nhận thưởng; hoặc gọi cho chủ thẻ dưới danh nghĩa cơ quan điều tra yêu cầu nộp tiền vào một tài khoản khác nhằm bảo lãnh, phục vụ việc điều tra; giả làm người thân, ban bè; lập các trang web giả từ đó chiếm đoạt các thông tin, chiếm quyền kiểm soát để thay đổi các dữ liệu cá nhân, số điện thoại nhận OTP nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản...
Thủ đoạn lừa đảo nhìn chung không có gì mới, và các ngân hàng cũng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo nhắc nhở tới khách hàng. Hồi đầu năm nay, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã phát đi cảnh báo về hình thức lừa đảo qua OTP, đồng thời đề nghị khách hàng lưu ý một số vấn đề khi giao dịch điện tử như tuyệt đối bảo mật thông tin thẻ, số PIN, không cung cấp mật khẩu, mã OTP cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng không ngừng nỗ lực cải thiện công nghệ và bảo mật để phục vụ khách hàng, những vụ lừa đảo vẫn liên tiếp diễn ra.
Khách hàng cần thông thái hơn
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giám đốc VPBank cho biết: "Ngân hàng đã nhiều lần khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin thẻ, mã OTP theo yêu cầu từ các cuộc gọi lạ xưng danh là nhân viên ngân hàng hoặc đối tác ngân hàng. Thực tế, ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật, đặc biệt là mật khẩu, mã truy cập, mã OTP... Vì vậy, nếu có người tự xưng là nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp những thông tin này, chắc chắn đó là đối tượng lừa đảo", ông Long chia sẻ.
Thực tế, một số ngân hàng như VPBank, trong tin nhắn cung cấp mã OTP cho khách hàng đã có khuyến cáo: "Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng". Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khách hàng lơ là, mất cảnh giác và sập bẫy kẻ gian.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần chủ động bảo quản các thiết bị cá nhân như di động, máy vi tính,... có sử dụng dịch vụ internet banking. Khách hàng nên hạn chế sử dụng Internet Banking khi đang dùng wifi công cộng, bởi những wifi này thường không yêu cầu mật khẩu để nhiều người có thể truy cập nhanh chóng. Thông qua những mạng wifi không được bảo vệ, nhiều tin tặc dễ dàng lấy cắp thông tin của người sử dụng. Ngoài ra, khách hàng cũng không nên đăng nhập tài khoản internet banking tại các thiết bị của người khác.
Trong trường hợp bị mất máy tính, điện thoại, khách hàng cần thay đổi ngay mật khẩu tài khoản Internet Banking và email nhận thông báo của ngân hàng, tiến hành khóa số điện thoại ngay khi mất số điện thoại nhận OTP xác thực giao dịch.
Theo diễn đàn doanh nghiệp
Một số ngân hàng bắt đầu 'tẩy chay' Galaxy S10 do lỗ hổng vân tay Vài ngân hàng có động thái đầu tiên sau khi tin tức Galaxy S10 dính lỗ hổng vân tay được chia sẻ trên mạng. Chỉ vài ngày trước, Samsung Galaxy S10 bị tố dính lỗ hổng nghiêm trọng, cho phép mở khóa bằng bất kỳ vân tay nào mà không cần đăng ký trên máy. Dường như vấn đề cũng xuất hiện trên...