Tưởng bật điều hoà 16 độ C là hay, thực ra chẳng mát hơn mà tiền điện tốn gấp vài lần
Điều hoà trên thực tế là 1 thiết bị khá thông minh, nó không hoạt động 1 cách manual bằng remote và do con người điều khiển hoàn toàn.
Hà Nội đang ở những ngày nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41 độ C. Ai ai cũng mong muốn nằm im trong phòng điều hoà với nhiệt độ lạnh nhất có thể.
Rất nhiều người có thói quen sử dụng điều hoà vào những ngày quá nóng đó là giảm nhiệt độ trên remote xuống mức thấp nhất có thể với hy vọng nhiệt độ trong phòng có thể đạt tới mức ghi trong điều khiển (16 độ C).
Và cuối tháng hàng tá người lên Facebook kêu gào là tiền điện tháng này nhà mình tăng gấp 3 gấp 4 lần mà chả biết vì sao??? Vậy thì dưới đây chính là nguyên nhân.
Phòng mát được hay không không phải do remote quyết định
Để biết 1 phòng có thể mát tới đâu là “kịch khung” chúng ta cần tham khảo vài yếu tố cơ bản như diện tích phòng, công suất làm lạnh của điều hoà và các điều kiện bảo ôn của phòng như độ dày tường, có trang bị các tấm chống nóng hay phản quang bên ngoài nhà hay không, số mặt phòng giáp với nắng v.v…
Một phòng có diện tích 20 mét vuông, sử dụng điều hoà 9000 BTU, cửa sổ hướng Tây và 3 mặt giáp nắng thường xuyên thì bạn đừng bao giờ mong có thể hạ nhiệt độ trong phòng xuống tới 35 độ trong những ngày nóng 41 độ như hôm nay.
Tại sao chỉnh nhiệt điều hoà trên Remote thấp rất tốn điện
Điều hoà trên thực tế là 1 thiết bị khá thông minh, nó không hoạt động 1 cách manual bằng remote và do con người điều khiển hoàn toàn. Trên điều hoà luôn có sẵn những cảm biến nhiệt độ ẩn.
Cảm biến nhiệt độ đặt ngoài cục nóng (đo nhiệt độ ngoài trời)
Cách hoạt động của điều hoà đó là sẽ tăng công suất làm lạnh lên tối đa trong giai đoạn đầu để cố gắng đưa nhiệt độ đo được trong phòng về mức đã chỉnh trên remote. Khi nhiệt độ trong phòng đã bằng nhiệt độ chỉnh trên remote, điều hoà sẽ tự giảm công suất xuống tối thiểu hoặc ngừng hẳn khả năng làm lạnh chờ đến khi nhiệt độ phòng bị cao hơn mới bật lại. Những lúc nghỉ như vậy, điều hoà tiêu tốn rất ít năng lượng, chủ yếu để duy trì quạt gió.
Video đang HOT
Cảm biến nhiệt độ phòng trong mặt lạnh.
Đó cũng chính là lý do tại sao khi set nhiệt độ trên remote xuống 16 độ C, trong điều kiện quá nắng nóng, điều hoà không thể kéo nhiệt độ thực trong phòng xuống thấp đến vậy được, nhưng do thuật toán được lập sẵn của điều hoà, nó sẽ chạy max công suất suốt thời gian bạn bật điều hoà mà không được nghỉ 1 giây nào. Vậy nên bật điều hoà càng lâu, hoá đơn tiền điện nhà bạn lại càng dài hơn so với cùng thời gian bật của những ngày trời mát.
Để minh hoạ, người viết có mắc thêm 1 công tơ điện thông minh vào điều hoà trong phòng để đo đếp số điện tiêu thụ hàng ngày, thời gian sử dụng hàng ngày gần như giống nhau từ khoảng 9h tối đến 9 giờ sáng. Hãy xem mức tiêu thụ điện khi set remote ở mức 16 độ C trong giai đoạn trời mát và giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm.
Để tiết kiệm hãy set remote ở mức nhiệt độ đủ mát
Chính vì những lý do kể trên, việc set điều hoà ở mức cơ thể người cảm thấy thoải mái (khoảng 28 – 30 độ C) sẽ khiến cho điều hoà có khả năng được “nghỉ” dài hơn vừa giúp hoá đơn tiền điện cắt giảm tới 1 nửa, vừa giúp điều hoà bền hơn.
Có nên mua bếp từ thay thế bếp ga hay không và loạt kinh nghiệm sử dụng của 4 bà nội trợ từ Nam ra Bắc
Từng sử dụng cả hai loại bếp ga và bếp từ, 4 mẹ đảm này sẽ cho bạn những lời khuyên vô cùng bổ ích.
Bạn có từng đặt câu hỏi đã đến lúc thay mới chiếc bếp từ cho bếp ga của gia đình hay chưa? Hoặc bạn nhìn thấy nhiều ưu điểm của chiếc bếp từ và muốn sử dụng nó trong căn bếp của gia đình. Tuy nhiên, việc thay bếp ga bằng bếp từ cũng tốn kém một khoản tiền không nhỏ, trước khi quyết định bạn nên tham khảo qua những kinh nghiệm sử dụng của các bà nội trợ dưới đây.
Thùy Hương (Hà Nội): Sử dụng bếp từ xong, không muốn quay lại dùng bếp ga
Thùy Hương chia sẻ từ khi chuyển sang dùng loại bếp này cảm thấy rất hài lòng. Thậm chí, Hương còn cho rằng nếu có ai bảo trợ cho gia đình ga và bếp ga dùng hàng tháng thì câu trả lời vẫn là: Không.
Bởi sau khi sử dụng, Hương thấy mùa hè đứng nấu nướng trong bếp ga sẽ toát mồ hôi mà đứng bếp từ thì không, đun mạnh và hiệu quả cũng cao hơn.
Thùy Hương (Hà Nội) cho rằng sử dụng bếp từ xong, không muốn quay lại dùng bếp ga nữa.
" Bếp từ lại được cái sạch sẽ, lau bằng giẻ là sạch bong. Bếp ga muốn vệ sinh cũng ngại. Bếp gas còn phải cọ kiềng nhưng bếp từ chỉ cần xịt nước lau dọn chuyên dụng là sạch. Chưa kể khi đun ga là cả nhà ít nhiều phải hít khí ga mỗi lần bật bếp bị rò rỉ ra ngoài, mà khí ga thì không tốt cho sức khỏe ai cũng biết. Chưa nói tới sử dụng bếp ga còn có nguy cơ cháy nổ, bếp từ thì không.
Mình dùng bếp từ không hề tốn điện. Nhà mình cả điều hòa (dùng cả đêm), cả bếp từ, nồi chiên không dầu và tủ lạnh lớn mà tháng mùa hè cũng chỉ khoảng 500K/tháng tiền điện. Chiên xào vẫn ngon vì công suất lớn và nhanh. Đun nồi nước to thì thời gian phải nhanh gấp 3 lần bếp gas, mà không nóng tí nào. Nói chung dùng bếp từ là chân ái nhé ", Hương chia sẻ.
Theo Hương tìm hiểu, một số loại bếp từ hiện nay còn có thể tự tắt và bảo vệ khi nước trong nồi bị trào, quên không đổ nước vào nồi để phòng cháy nổ và chập điện. Nói chung, Hương khuyên mọi người nên mua bếp từ để thay thế cho bếp ga vẫn đang sử dụng hàng ngày.
Hoàng Thảo (Sài Gòn): Dùng bếp từ tốt nhưng vẫn còn loạt nhược điểm
Ảnh minh họa.
Đồng ý với Hương, Hoàng Thảo cho rằng bếp từ sử dụng rất thích và có nhiều ưu điểm hơn bếp ga. Tuy nhiên, việc bếp từ dùng công suất cao thì dẫn tới việc tốn điện nên xác định tiền điện sẽ đóng tăng lên Ngoài ra, sử dụng bếp từ còn một bất tiện lớn là khi để chế độ lửa nhỏ thì nó không liu riu đều mà sẽ sôi một phát rồi lại ngừng nên những ai muốn nấu món kho liu riu sẽ không được. Thứ hai là rất hại xoong nồi, bạn phải mua loại đế thật dày. Thảo đã làm hỏng mất 2-3 cái nồi mà toàn nồi đế dày vì để quên đun bị cạn nước.
"Ngoài ra, khi mua bạn cũng nên để ý. Trên thị trường hiện nay, bếp từ mà mua của Nhật hoặc Đức là chất lượng nhất, cả về độ bền lẫn tiết kiệm điện. Bếp Nhật mới giá từ 10 - 15 triệu. Các gia đình cũng có thể mua bếp Nhật nội địa cũ giá từ 4 - 9 triệu tùy loại. Bếp Nhật thì sẽ có cả lò nướng tích hợp, khá tiện lợi ", Thảo cho biết.
Khác với bếp ga chỉ việc lắp ráp đơn giản, Thu Trang (Tây Ninh) cho biết nếu dùng bếp từ cần chú ý những điều đặc biệt này
Dùng bếp từ cần phải làm 1 đường điện riêng, có cầu dao tắt mở cạnh bếp để nấu xong thì ngắt cho an toàn, vận hành bếp cũng không sợ bị ảnh hướng tới các thiết bị khác. Ảnh minh họa.
Trước gia đình Trang đun gas 1 tháng loanh quanh hết 1 bình là khoảng 300k. Mọi người bảo tại bếp gas nhà bị tốn, nhưng đính chính là Trang mua bếp gas xịn, sau giảm khuyến mại rồi mà còn có giá tận 13 triệu nên nguyên nhân sẽ không phải tại bếp gas. Còn đun bếp điện thì tiền điện gia đình 1 tháng tăng lên từ 200 - 300k.
Theo chị Trang, quan trọng là phải làm 1 đường điện riêng, có cầu dao tắt mở cạnh bếp để nấu xong thì ngắt cho an toàn, vận hành bếp cũng không sợ bị ảnh hướng tới các thiết bị khác. Ngoài ra thì phải sắm thêm các loại xoong nồi chảo của bếp từ, đáy dày, nấu đồ phải có nước để khỏi cháy nồi, chiên xào thì cho nhỏ lửa, dầu tráng đều mặt chảo để không bị cháy nồi.
" Từ ngày chuyển sang dùng bếp từ thấy cuộc đời sang trang mới, nấu cơm cũng đỡ nóng mà quạt bật vù vù được. Sau khi nấu nướng thì dọn bếp rất nhanh là xong. Hiện tại, gia đình mình đang dùng bếp điện của Faster nhập khẩu nguyên chiếc, bộ nồi cũng của Faster luôn.
Cũng thấy có người bảo bếp từ bị bật tắt liên tục nhưng bếp nhà mình chưa thấy bị như thế, lại có chế độ hẹn giờ nên bỏ đi chơi thoải mái không lo thức ăn chín quá hay bị cạn nước. Tóm lại là nếu đã mua bếp từ thì nên mua và đầu tư 1 lần, tuy hơi xót nhưng dùng lâu dài vẫn là có lợi.
" Tiền điện thì cũng không tốn đâu, so với gas thì ngang nhau mà dùng điện an toàn hơn nhiều. Nấu xong, dùng loại nước tẩy cho bếp lau qua là sáng bóng ", Trang cho biết.
Vẫn còn ý kiến cho rằng hơi hối hận khi mua bếp từ
Khác với các bà nội trợ còn lại, Hoa (Bắc Ninh) cho rằng việc sử dụng bếp từ còn nhiều hạn chế.
Theo Hoa (Bắc Ninh) người dùng bếp từ đã lâu năm lại cho rằng, thực chất bếp từ không thật sự thích như nhiều người vẫn tưởng. Hoa cũng dùng bếp 1 từ 1 hồng ngoại kết hợp đây. Mấy năm rồi không hỏng hóc, cũng không tốn điện lắm, nhưng lại phát sinh vấn đề khác làm Hoa rất hối hận vì mua bếp này. Đó là vấn đề công nghệ bếp mà mãi sau Hoa mới tìm hiểu.
Cụ thể, bếp từ có 2 loại là bếp từ liên tục và bếp từ gián đoạn. Những người mua bếp kết hợp từ với hồng ngoại, ngoài việc tận dụng nồi chảo cũ ra thì đa số là do bên bếp từ khó chiên rán.
Lý do: Để số nhỏ thì bếp tắt bật liên tục, không làm nóng liền mạch. Bạn phải để nhiệt to và không làm được những món lửa liu riu. Nên sử dụng bếp hồng ngoại để khắc phục nhược điểm này. Tuy nhiên, bếp hồng ngoại vừa lâu nóng và khi tắt bếp đi vẫn nóng rất lâu gây nguy hiểm và tốn điện. Hiện tại, Hoa vẫn đang dùng và cảm thấy bất tiện vô cùng.
Loại thứ 2, bếp sử dụng công nghệ từ liên tục thì khi cài số nhỏ nhiệt vẫn đều. Chị em có thể nấu được mọi mức nhiệt giúp tận dụng mọi công năng của bếp. Hoa khuyên những người mua tìm hiểu kĩ công nghệ của bếp. Dùng bếp từ hồng ngoại không khác gì bếp ga mà còn bất tiện hơn. Bạn nên mua bếp từ đôi, sử dụng công nghệ làm nóng liên tục. Không nên cố gắng tận dụng nồi cũ để tránh giảm tác dụng.
Gợi ý 3 loại bếp từ hiện đại, đang được bán trên thị trường để bạn tham khảo:
9 thói quen đơn giản giúp tiết kiệm tiền điện hiệu quả ngay trong mùa hè này Chỉ với những thói quen đơn giản sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền điện mỗi tháng, ai cũng có thể thực hiện được nhưng không phải ai cũng để ý. Hàng tháng bạn chi khoảng 1 đến 2 triệu cho hóa đơn tiền điện của gia đình. Số tiền này hoàn toàn có thể dễ dàng giảm xuống bằng cách...