Tuổi thọ giảm và xu hướng xấu của giới trẻ hiện đại
Trong nhiều thập kỷ, tuổi thọ của người dân Hoa Kỳ tăng liên tiếp. Nhiều bác sĩ lâm sàng và nhà nhân khẩu học cho rằng đó là một xu hướng hiển nhiên của quốc gia này.
Tuy nhiên, một phân tích dài hạn, đầy đủ chi tiết của TS. Steven H. Woolf và nhà nghiên cứu Heidi Schoomaker mới đây, khiến nhiều người bất ngờ về tuổi thọ ở Hoa Kỳ và nguyên nhân đến từ những thói quen xấu trong lối sống của giới trẻ hiện đại và người trưởng thành.
Tuổi thọ giảm do tỷ lệ tử vong ở tuổi trung niên
Trong một báo cáo đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), tuổi thọ của Hoa Kỳ đã giảm kể từ năm 2014 đến nay, sau khi tăng trong hầu hết 60 năm qua.
Nguyên nhân của sự giảm tuổi thọ này được đề cập là do các yếu tố bao gồm sự gia tăng tử vong do quá liều thuốc, tự tử và các bệnh về hệ thống ở thanh niên và người trung niên thuộc tất cả các nhóm chủng tộc.
TS.Steven H. Woolf và nhà nghiên cứu Heidi Schoomaker, thuộc Trường Đại học Y khoa Khối thịnh vượng Virginia ở Richmond, Hoa Kỳ lưu ý rằng tỷ lệ tử vong ngày càng tăng ở tuổi trung niên ảnh hưởng đến dân số trong độ tuổi lao động, do đó, ảnh hưởng đến nguồn lực, nền kinh tế và an ninh quốc gia. Các xu hướng này cũng ảnh hưởng đến các trẻ em có cha mẹ tử vong ở tuổi trung niên và sức khỏe của chúng có thể gặp nguy hiểm khi chúng đến tuổi đó, hoặc thậm chí sớm hơn.
Tuổi thọ trung bình của người Mỹ đang giảm.
Video đang HOT
Ước tính khoảng 33.307 cái chết tuổi trung niên từ năm 2010 đến 2017 ở Hoa Kỳ, tập trung chính ở một số bang: New England, và thung lũng Ohio.
Từ năm 1999 đến 2017, tử vong độ tuổi trung niên vì quá liều thuốc đã tăng thêm 386,5% tức tăng gần 4 lần. Đặc biệt, khi phân tích theo nhóm tuổi, tỷ lệ này tăng 531,4% ở những người từ 25-34 tuổi, tăng 267,9% ở những người từ 35-44 tuổi và 350,9% ở những người từ 45 đến 54 tuổi. Sự gia tăng lớn nhất trong các trường hợp tử vong do quá liều thuốc (909,2%, tức hơn 9 lần) xảy ra ở những người từ 55-64 tuổi.
Tuổi thọ trung bình giảm do tác dụng tiêu cực của lối sống
Tuổi thọ ở Hoa Kỳ đã tăng từ 69,9 năm 1959 lên 78,9 năm 2016, nhưng tốc độ chậm lại và tuổi thọ giảm trong 3 năm liên tiếp sau, xuống còn 78,6. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ năm 1959 đến 2017 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Cơ sở dữ liệu về tử vong của Hoa Kỳ để phân tích các thay đổi. Họ cũng nghiên cứu các tài liệu khoa học được công bố từ tháng 1/1990 đến tháng 8/2019 về xu hướng tử vong và những nguyên nhân tiềm năng. Nghiên cứu được tài trợ một phần bởi Viện Lão hóa Quốc gia.
TS.Howard K. Koh, thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan và Trường Harvard Kennedy, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ cùng các đồng nghiệp đã bày tỏ những ý kiến của mình trong một báo cáo đi kèm nghiên cứu này: Những con số này thể hiện một sự bất lợi lớn về sức khỏe của Hoa Kỳ so với các quốc gia có thu nhập cao ngang hàng, mặc dù Hoa Kỳ có chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Nhóm tác giả cho biết: Các nỗ lực tập trung vào việc chống béo phì, chống tăng huyết áp và giảm sử dụng thuốc lá sẽ là chìa khóa trong việc giảm thiểu thiệt hại, mặc dù việc sử dụng thuốc lá ở Hoa Kỳ đã giảm, nhưng tỷ lệ hút thuốc cao hơn trong những thập kỷ trước có thể gây ra tác dụng trễ đối với tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
TS. Howard K. Koh cho rằng: Những tác động tiêu cực của béo phì đến tuổi thọ bắt đầu được dự đoán cách đây 15 năm và có liên quan đến bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường, cũng như bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thư, đột quỵ và bệnh thận. Hơn nữa, khoảng 80% người trưởng thành Hoa Kỳ không đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất cơ bản (bao gồm cả hoạt động thể chất nhẹ nhàng như aerobic hay hoạt động nặng, tăng cường cơ bắp).
Các nhà khoa học cũng cho rằng: Tỷ lệ tự tử gia tăng và các thách thức về sức khỏe tâm thần, như trầm cảm và lo lắng cho thanh thiếu niên trong thời đại truyền thông xã hội (social media), báo hiệu sự cấp bách trong công cuộc tìm kiếm giải pháp tốt hơn để tăng khả năng đảo ngược xu hướng, bao gồm nhận dạng và hỗ trợ rủi ro sớm hơn ở trường học và nơi làm việc… Việc mở rộng hệ thống hỗ trợ lâm sàng và các chiến lược để giảm thiểu xu hướng tự hại (self-harm) liên quan đến việc tiếp cận súng đạn vào thời điểm khủng hoảng cảm xúc”.
TS. Howard K. Koh nhấn mạnh rằng: Mở rộng quyền truy cập vào các chương trình điều trị và hạn chế tác hại của thuốc và cải thiện việc tiếp cận naloxone (naloxone là một loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn những ảnh hưởng bất lợi của opioid, đặc biệt là nếu dùng thuốc giảm đau quá liều. Naloxone có thể được kết hợp với một opioid để giảm nguy cơ lạm dụng) sẽ rất quan trọng trong việc hạn chế tử vong do quá liều opioid.
Người cao tuổi đối mặt nguy cơ suy dinh dưỡng
Là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, dự báo đến năm 2050, người cao tuổi (NCT) sẽ chiếm 26% dân số, đưa Việt Nam trở thành quốc gia "siêu già".
Tuy nhiên, NCT ở nước ta đang là đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ 10% trong cộng đồng và có thể đến 50% khi nằm viện. Các chuyên gia cảnh báo, điều này khiến chất lượng sống của NCT bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. Ảnh: NAM PHƯƠNG
Gia tăng nhanh
Ước tính Việt Nam có 12,875 triệu người từ 60 tuổi trở lên, trong đó khoảng 8,425 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Mặc dù tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng khá nhanh nhưng tuổi thọ sống khỏe lại thấp hơn tuổi thọ sinh học 10 - 15 năm. Có đến 2/3 NCT mắc từ 1 đến 3 bệnh lý mãn tính khiến chất lượng cuộc sống NCT không cao.
TS-BS Trần Quốc Cường, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, cho biết, nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng ở NCT là do khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Sự lão hóa thường kèm theo thay đổi về sinh lý, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng.
Sự suy giảm các chức năng tri giác, khứu giác, vị giác ở NCT có thể làm giảm sự thèm ăn. Sức khỏe răng miệng kém và các vấn đề nha khoa ở NCT dẫn đến khó nhai, chế độ ăn kém chất lượng... đều làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở NCT.
Cùng với sự thay đổi về sinh lý, NCT có thể trải qua những thay đổi tâm lý xã hội và môi trường như bị cô lập, cô đơn, trầm cảm và thiếu tài chính dẫn đến ăn cho qua bữa, lâu dần trở nên suy dinh dưỡng. Hiện suy dinh dưỡng ở NCT là bệnh lý khá phổ biến, chưa được quan tâm đúng mức.
Suy dinh dưỡng ở NCT không chỉ gây ra các hiện tượng giảm cân, mệt mỏi, mất ngủ... mà còn làm suy yếu chức năng hoạt động của tim, phổi, tụy, giảm khả năng nhận thức. NCT bị suy dinh dưỡng còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cấp tính và mãn tính, phải điều trị dài ngày, nguy cơ xuất hiện các biến chứng khi điều trị như nhiễm trùng, bục vết mổ, chậm lành vết thương, loét da và tăng nguy cơ tử vong. Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở NCT nằm viện chiếm khoảng 35%-50% và có xu hướng gia tăng.
Cần nhiều sự quan tâm
Theo BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng giúp NCT duy trì sức khỏe; duy trì khối cơ, khối xương để hạn chế nguy cơ gãy xương, chấn thương do té ngã; giảm nguy cơ suy dinh dưỡng; giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ, loãng xương... Với NCT, nhu cầu một số chất dinh dưỡng giảm đi và một số chất dinh dưỡng thiết yếu tăng lên. Trong đó, năng lượng sử dụng hàng ngày giảm 10%-15% so với tuổi thanh niên. Vì khối lượng cơ bắp giảm, hoạt động ít và tỷ lệ trao đổi chất cơ bản giảm, do đó càng lớn tuổi càng ăn ít hơn.
"Nhu cầu chất đạm cần cao hơn để đáp ứng quá trình tái tạo mô cơ thể ở tuổi già và nâng cao sức đề kháng. Nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao như cá, tôm, cua, thịt gà nạc, thịt heo, thịt bò nạc, đậu, đậu hũ, nấm. Đặc biệt, NCT nên ăn các loại cá có nhiều axit béo chưa no, Omega-3, Omega-6 giúp tăng cường bền vững mạch máu, hạn chế cholesterol xấu, phòng ngừa tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và bệnh tim mạch khác", BS Ngọc Diệp cho biết.
Cũng theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, nhu cầu chất béo ở NCT cần giảm và nên ăn khoảng 20%-25% tổng năng lượng khẩu phần. Nên ưu tiên dùng dầu ăn chứa chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô liu trong chế biến món ăn. NCT nên hạn chế ăn da, phủ tạng động vật, thịt mỡ vì chứa nhiều chất béo bão hòa, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, NCT nên ăn đủ chất bột đường tỷ lệ 55%-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nhu cầu các vitamin và chất khoáng của NCT hầu hết cao hơn khi còn trẻ. Ở người suy dinh dưỡng, có nguy cơ suy dinh dưỡng, có bệnh lý tiêu hóa, ăn chay cần được bổ sung vitamin, chất khoáng. NCT cũng cần nhiều rau, trái cây và ngũ cốc để cung cấp đủ chất xơ. Chất xơ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng chống táo bón, hạn chế tăng đường huyết, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư đại tràng. Nếu không thể ăn đủ chất xơ từ thực phẩm tự nhiên nên bổ sung chất xơ hòa tan dạng chế biến.
Trong sinh hoạt, NCT nên ăn vừa đủ, không quá no, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần, ăn đúng giờ, ăn đa dạng các loại thực phẩm, uống đủ nước và không ăn quá mặn. Ở NCT khó khăn trong nhai, nuốt, đường tiêu hóa khó hấp thu, cần thay đổi cấu trúc thực phẩm phù hợp. Có thể chế biến thực phẩm dạng lỏng, xay nhuyễn, tán nhỏ, cắt nhỏ. NCT ngoài dinh dưỡng cần chú ý đến vận động, hạn chế bia rượu, tăng cường giao lưu cộng đồng nhằm ngăn ngừa và giảm gánh nặng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Năm dấu hiệu của người phụ nữ sống thọ Những người có môi hồng, bàn tay ấm áp... thường có sức khỏe tốt và sống lâu hơn trung bình. Tuổi thọ là điều mà ai cũng mơ ước. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, các cơ quan sẽ dần bị lão hóa và tuổi thọ sẽ kết thúc khi thời gian đến. Một số nghiên cứu cho thấy tuổi thọ liên...