Tuổi thơ bất hảo của giang hồ nhí ở “đình làng”
Nghèo khó lại thiếu sự dạy dỗ nên trộm cắp trở thành “nghề ” của “ Lãng tử Lê Lam”.
Thuở nhỏ nghèo khó, không được học hành, bản tính ương bướng, bỏ ngoài tai những lời người lớn dạy bảo, tự ý làm những điều mình thích, Lê Lam thực sự đã gây ra bao nhiêu phiền phức cho gia đình. Cả làng chài nghèo Thôn Tham khê, cát phỏng bàn chân lúc đó mỗi khi nhắc đến thằng bé Lê Lam, đầu thôn cuối ấp ai cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Thằng bé bất trị
Lê Lam hay biệt danh giang hồ thường gọi là “Lãng Tử Lê Lam” (SN: 1960), ở thôn Thông Khê, là một trong những làng nghề chài lưới nghèo nhất của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Gia đình Lam nghèo, cái đói cào ruột gan những năm tháng tuổi thơ bây giờ vẫn còn ám ảnh trong tâm trí Lam mỗi khi hoài niệm.
Nhà 4 anh chị em, so với những gia đình trong làng bấy giờ, nhà Lam thuộc dạng ít người, nhưng chẳng bao giờ đủ ăn. Mấy anh em Lam cũng chưa bao giờ biết đến một bữa no. Nên cái chữ với Lam là gì đó xa vời. Ngồi lớp chưa tỏ chữ, những cơn đói cồn cào ruột gan như thúc dạ dày, bắt anh em Lam phải nghỉ học mưu sinh.
Lam là con thứ 2 trong nhà, bản tính gan dạ, cứng cáp nên mọi thứ phải gánh như con trưởng, việc nhỏ to đều đến tay. Cha mẹ quanh năm quần quật với nghề chài lưới dưới biển, ở nhà Lam xin đi chăn bò thuê cho những nhà giàu trong xã. Chính những năm tháng lam lũ này, Lam bắt đầu bộc lộ bản tính nghịch ngợm, ương ngạnh.
Lê Lam thời còn làm giang hồ cuối thập niên 80
Lê Lam tuy dáng nhỏ con nhưng trời phú cho bản lĩnh “thép”, lanh lẹ, không biết sợ ai. Trong những cuộc đánh nhau với đám cùng tuổi trong làng, Lam luôn dành phần thắng.Thậm chí những đứa nhiều tuổi hơn cũng bị Lam đánh cho toe toét máu mũi. Cứ nghe cái tên Lê Lam trong hội chăn bò thuê ở làng Thông Khê, thì đứa nào đứa nấy đều phải e dè. Mỗi lần được tôn sùng, hắn lại vênh váo đắc thắng, đi đến đâu vỗ ngực ra oai đến đó.
Khi đói khát, thèm thuồng, Lam bắt đầu tụ tập bạn bè đi đào trộm những thứ người ta trồng được ngoài đồng. Ruộng khoai nào vừa nhú củ hội của Lam bươi ngang, nương sắn sắp đến ngày thu hoạch, Lam cùng nhóm bạn đào cho bay gốc, không ăn được thì phá hoại chơi. Đêm về lại cùng đám bạn choai choai tụ tập uống rượu. Không có mồi nhắm thì bàn nhau trèo tường, chui rào ăn trộm dăm con gà, đôi ba con vịt.
Nhiều nhà đầu hôm soát chuồng đầy đủ, sáng ra chỉ còn cửa trống không, nhiều gia đình nuôi được đàn gà sắp đến ngày bán, nhóm của Lam tóm cổ bắt hết, khiến bao gia đình khóc đứng khóc ngồi. Thấy vậy, nhưng thay vì hối hận thì chúng lại lấy làm hay và đắc ý. “ăn trộm quen tay, ăn mày quen chân”, đã lén lút một lần thì sẽ có lần hai, lần ba, lấy được cái nhỏ ắt sẽ “thó” luôn cái to, cái ít giá trị đến thứ nhiều giá trị. Thói đời của kẻ ăn trộm là vậy.
Trong làng lúc đó mất cắp nhiều, biết “tác giả” là nhóm của Lê Lam đó, nhưng dù cảnh giác bao nhiêu, Lam cũng tìm cách “đạo” được. Người ta cảnh giác đầu hôm, thì đến nửa đêm Lê Lam “hành sự”, nếu chốt cửa trước, Lam đột nhập cửa sau. Trời ráo không trộm được, thì đợi đến đêm mưa. Lam và đám bạn đã nhắm vào nhà ai thì nhà đó trước sau gì cũng phải mất của.
Ban đầu trộm con gà, sau đến cái xong, cái chậu. Trước tìm mồi nhậu, sau đi bán kiếm tiền mua thuốc hút, tiêu xài… Vì thói hư đốn mà cha mẹ Lam nhiều lần phải mất mặt trước dân làng. Dù răn dạy, khuyên nhủ đủ điều, nhưng người lớn nói cứ nói, ý hắn hắn cứ làm. Người nhà chửi hắn bỏ đi, người ngoài nói trái ý, hắn sẵn sàng cho sứt đầu mẻ trán. Vì vậy, ở cái tuổi thiếu niên, Lê Lam đã là “con ngựa bất kham” chẳng ai nói được. Thằng bé Lam trở thành đối tượng cá biệt, gia đình vô thừa nhận, họ hàng ruồng bỏ, dân làng xa lánh.
Video đang HOT
Vụ trộm “số má” tạo bước ngoặt đầu đời
Tuy vẫn làm nghề chăn bò thuê nhưng lúc này trộm cắp với Lê Lam gần như trở thành một cái nghề tay trái, thỏa chí tang bồng của đứa trẻ hư đốn. Đã là vụ trộm trong làng, hay xóm lân cận, bao giờ cũng có mặt Lê Lam, không những thế mà còn với tư cách là người chủ mưu, vạch “chiến lược” và chỉ đạo. Tuy nhiên, trước đến nay những vụ “chôm” vặt đổi đôi gói thuốc, một vài chai rượu chỉ là thú vui vặt vãnh. Hắn có “tham vọng” lớn hơn nhiều, đó là âm mưu “cất vó” ở bến thuyền của làng.
Bến thuyền của làng cách nhà Lê Lam một quãng, ngày đi đánh cá về, thuyền bè cắm neo, gác lưới đậu xăm xắp. Thuyền nhà ai giàu, nhà nào nghèo, trong khoang có những gì, hắn đều rõ như lòng bàn tay. Tuy nhiên, hắn để ý nhất là những tay lưới, can dầu và đầu máy nổ. Làng chài nghèo, nhà ai có chiếc thuyền đi lưới là đã hiếm, cái thuyền như chiếc cần câu cơm, nên phải giữ như coi gia phả dòng họ.
Lê Lam bây giờ
Nhưng tất cả đều vô nghĩa với ý nghĩ của một thằng trộm cắp. Vào một đêm hắn triệu tập đám bạn và rằng: “Lấy được đầu máy, tay lưới và dầu thì bộn tiền, tiêu xài xả láng chứ chẳng chơi”. Mối “ăn” thì trước đó hắn đã vào Huế liên hệ, vấn đề là chỉ còn nước “xuống tay”. Sau vài lời trưng cầu ý kiến, cả bọn gật đầu đồng ý.
Đêm đó, làng chài yên bình chìm sâu trong giấc ngủ, Lê Lam và cả bọn quyết định hành động. Trời khuya, không một tiếng chó động, đâu đó chỉ có tiếng dế re ré gọi bạn, đàn chuột rúc rích ghẹo nhau lộc cộc trên ván gỗ mạn thuyền. Dưới ánh chiếu mờ của đèn dầu chong trộm trên thuyền, chỉ thấy mặt biển loang loáng kèm tiếng động nhẹ của bước chân người.
Trong bóng đêm đặc quạnh, một đám choai choai lầm lũi sục sạo. Chúng trồi lên thụp xuống nhẹ nhàng, bằng những cử chỉ ra hiệu. Một đầu máy bị tháo khuân lên bờ, đến chiếc thứ hai, thứ ba và nhiều đầu máy ghe thuyền khác nữa. Tiếp đến là những can dầu Diesl lần lượt được kéo lềnh bềnh mặt biển, cuối cùng là những tay lưới dã cào (một loại lưới dân miền Trung đánh bắt cá gần bờ). Mọi thứ diễn ra êm như nhung.
Sáng mai, cả làng chài rung động với cái tin đêm qua bị trộm đột nhập, tổng số hai mươi đầu máy bị mất, tất cả dầu trong máy và dầu dự trữ bị lấy đi, nhiều tay lưới mới cũ bị tháo không một dấu vết. Chỉ biết rằng sau đêm đó, Lê Lam bặt tăm không ai hay. Bị mất “cần câu cơm”, có gia đình khóc ròng rã mấy ngày, không phương tiện ra khơi, cả tháng trời nhịn đói. Có thể nói, đây là sự kiện “động trời” ở chốn làng chài mà quanh năm không một nhà nào thèm cửa đóng then cài này. Trộm trót lọt, chính tay Lê Lam lặn lội vận chuyển hàng vào Huế tiêu thụ. Có tiền chia chác, cả bọn lại ăn xài thỏa thê, đứa nào cũng phấn chấn chuẩn bị cho những phi vụ tiếp theo.
Sau vụ đó, sự gian manh phát triển hơn một bước, thói quen trộm cắp hình thành trong Lê Lam như một bản tính không thể bỏ được. Khi túng thiếu hay thèm thuồng cái gì, y như rằng hắn lại đi trộm. Đêm 30 tết năm đó, nhà nhà chuẩn bị lễ cúng, riêng bếp nhà Lê Lam chẳng có nổi cân thịt, đói khát hắn lại cùng đám bạn đi trộm. Sau nhiều vòng rảo bước lùng sục, thì dừng bước trước một nhà đang chuẩn bị lễ cúng thiên (ở Quảng Trị có tục cúng ngoài trời). Một cái đầu heo lớn được bưng ra ngoài bàn thờ thiên, thấy cảnh tượng đó, hắn và đám bạn thấy trong bụng cồn cào, cả bọn nín thở tiến lại gần, không một chút tiếng động.
Khi chủ nhà đang lúi cúi chuẩn bị hương khói, hắn nhón chân nhanh tay bưng luôn cả mâm, cùng đồng bọn chuồn thẳng. Khi quay lại, chủ nhà sững người ú ớ, không hiểu chuyện gì xảy ra. Tan chầu nhậu thỏa thê cũng là lúc công an xã ập đến bắt cả bọn. Sau tra khảo, hắn phải kha luôn vụ trộm cắp đầu máy trong làng lần trước. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cả nhóm ra tòa. Nhưng rất may cho hắn, trong khi mấy đứa bạn lớn tuổi phải đi tù, thì riêng hắn được vào Trại giáo dưỡng ở Hòa Vang (Đà Nẵng) để phục hồi nhân phẩm, với thời gian 3 năm.
Lần đầu tiên dính án, cha mẹ hắn khóc hết nước mắt, còn dân làng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng thực ra như thế có khi gia đình hắn còn vui hơn là buồn, vì ai cũng hi vọng rằng, với chừng ấy thời gian trong trại “thằng Lam hư đốn” sẽ được giáo dục thành người lương thiện.
Theo NDT
Cô giáo dạy Sử mở quán karaoke 'tay vịn'
Cậu bạn tôi cũng là giáo viên trẻ mắt buồn xa xăm: "Nhiều lúc nghĩ tới nghề giáo viên mà chạnh lòng. Cô có thời gian công tác lâu sao lại làm việc này? Đồng nghiệp, các trò sẽ nghĩ gì về cô?"
Một chiều giữa tháng 4, sau tiệc rượu mừng cô bạn cùng lớp cưới nhóm những thằng bạn thân hồi cấp III chúng tôi lang thang ra bờ hồ của thị trấn ngồi nhâm nhi cà phê tâm sự.
Chuyện đông chuyện tây mãi rồi cũng chán. Cả bọn tính chia tay thì cậu bạn nháy mắt "có chỗ này hay lắm. Quán cà phê này mới mở. Trên là quán karaoke, phòng đẹp giá rẻ lại có "tay vịn". Thích thì rủ các em đi từ A đến Z".
Quán cà phê, karaoke "tay vịn" của cô giáo dạy Sử.
Rồi nó bồi thêm: "Mà chủ quán còn là cô dạy Sử hồi cấp III của tao đấy".
- Cô còn dạy hay đã nghỉ? - tôi ngạc nhiên hỏi.
- Còn - nó đáp gọn lỏn.
- Thật?
- Nói dối chúng mày tao được gì không mà hỏi vậy.
- Chẳng biết nhà trường, học sinh có biết chuyện cô mở quán không mày nhỉ? - cậu bạn giáo viên giọng ngập ngừng.
- Biết thì làm sao nào. Trừ khi cô bị người ta còng tay, bỏ tù.
Cả lũ vừa cười vừa lắc đầu ngao ngán. Chưa thể tin, tôi bắt nó dẫn ngay đến kiểm tra để lũ bạn ngồi lại tiếp tục chờ đợi kết quả.
Hơn 20h, đường ở thị trấn đã sáng đèn tự bao giờ. Quán xá nơi đây vẫn khá đông khách, chủ yếu là thanh niên, trai gái đi uống nước cà phê hay rủ nhau đi ăn quán vỉa hè.
15 phút sau chiếc xe máy của tôi và cậu bạn đã đỗ xịch gần cửa quán. Một ngôi nhà 3 tầng hình ống khá đẹp, nằm cách không xa bưu điện huyện nhưng nó nằm hơi sâu trong con ngõ chạy ra đường chính mới mở bụi mù vì đang làm dở dang.
Ánh đèn nhấp nháy, những bộ bàn ghế kê gọn gàng. Phía trong bà chủ quán đang ngồi cắn hạt dưa với một thanh niên mà chỉ nhìn qua cũng biết là người có "số má".
Không biết vì chưa cuối tuần hay quán mới mở nên tối nay khá thưa khách, chỉ 1-2 người ngồi cà phê tầng dưới. Thấy tôi bước vào, cô chủ đi ra với áo quần cô nửa kín nửa hở giọng nhẹ nhàng: "Em vào hát à?"
Gương mặt còn ửng đỏ sau trận rượu ban chiều tôi gật đầu: "Có "tay vịn" không chị?". "Có. Nhưng chỉ còn một em thôi. Mấy đứa đi làm rồi về quê cả rồi".
Chừng như nghi ngờ vì thấy tôi hỏi nhiều lại khách lạ dù đáp lại hết nhưng chị có vẻ rụt rè: "Ở đây chỉ có tay vịn thôi. Mỗi em em trả cho họ 50.000đ. Muốn từ A-Z thì thỏa thuận rồi tìm nhà nghỉ. Bên chị không làm hết, sợ cảnh sát sờ gáy lắm".
Cũng qua lời chị ở quán này thường có 4-5 em chân dài sẵn sàng phục vụ khách khi được gọi. Đây không phải là "hàng" do chị chăn dắt mà chủ yếu qua quan hệ biết bởi các em còn phục vụ cho nhiều quán khác ở quanh khu vực.
Họ đến từ nhiều tỉnh thành từ Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số ở trong Nam "dạt" ra. Tuổi đời chủ yếu của các em mà chị thường gọi từ 1986 đến 1993.
Ngồi tỉ tê, chị cho biết mình mới thêm dịch vụ karaoke hơn 1 năm nay: "Trước chị chỉ tính mở cho vui. Bạn bè tới khuyên mở thêm quán hát nữa, thấy hợp quá nên làm thêm". Hai phòng karaoke với sức phục vụ tối đa gần 30 khách khá tiện nghi đã được lắp đặt. Giá ở quê khá hợp lý, chỉ từ 70.000đ-100.000đ/giờ hát.
Có lẽ vì muốn hút thêm khách nên qua quan hệ chị đã dắt được một số em chân dài làm thân với quán của mình. Nhắc đến chuyện dạy học ở trường chỉ chị ậm ừ: "Tất cả cũng vì cuộc sống thôi em ạ. Môn Sử giờ thất thế, ai học đâu".
Và dù thằng bạn đã gợi ý "nói khéo vào, cô chủ cũng sẵn sàng tiếp đấy. Bọn ở quê tao vào nhiều rồi" tôi vẫn không thể cất lời. Tôi ra về, lòng buồn rượi chị kịp rút điện thoai gọi "tao mệt về trước" để lại phía sau những lời trách móc của đám bạn.
Theo VietNamNet
Bài 3: Nguồn cơn tội ác ở những thiên đường 'bay đêm' Điều gì phía sau các phi vụ bắn giết tại các quán bar, vũ trường trên địa bàn TP.HCM. Với tất cả yếu tố để biến hành động thành tội ác, phải chăng những nơi này được xem như "địa lợi"? Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội...