Tuổi nào lý tưởng nhất để học ngoại ngữ?
Ai cũng biết rằng cùng với tuổi tác, việc học một ngôn ngữ thứ hai sẽ trở nên khó khăn hơn. Vậy rốt cục tuổi nào lý tưởng nhất để học ngoại ngữ?
Ảnh: Time
Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã xác định được độ tuổi mà cơ hội đạt được sự lưu loát hoàn toàn của người học “rơi theo chiều thẳng đứng”, đó là 10 tuổi.
Khó học ngoại ngữ sau 10 tuổi
Nghiên cứu vừa được xuất bản trên tạp chí Cognition này đã thấy rằng người học gần như không thể đạt được mức độ trôi chảy ở mức như người bản xứ nếu họ bắt đầu học một ngôn ngữ thứ hai sau 10 tuổi – dù điều đó dường như không phải là do các kĩ năng ngôn ngữ trở nên tệ hơn vào lứa tuổi này.
“Bạn vẫn học được nhanh. Chỉ là do bạn hết thời gian, vì khả năng học bắt đầu giảm ở độ tuổi khoảng 17 hoặc 18″, Joshua Hartshorne – đồng tác giả cuộc nghiên cứu và cũng là giáo sư tâm lý tại đại học Boston, cho biết.
Những ai bắt đầu học sau tuổi lên 10 một vài năm cũng có thể trở nên khá giỏi một ngôn ngữ, nhưng không thể đạt được sự trôi chảy hoàn toàn, nghiên cứu lưu ý.
Hartshorne cho biết họ vẫn chưa rõ lý do người ta bị sụt giảm khả năng học ở ngưỡng trưởng thành.
Những giải thích khả dĩ có thể gồm: các thay đổi trong độ mềm dẻo của bộ não, thay đổi lối sống liên quan tới việc bước vào lực lượng lao động, vào đại học, hoặc do không sẵn lòng học hỏi những điều mới mẻ – vốn là những vấn đề tăng lên theo tuổi tác.
Mặc dù điều đó có thể dường như gây nản lòng, nhưng nó lại mang tính khích lệ cho các nhà khoa học khi biết được rằng giai đoạn quan trọng cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ có thể là lâu hơn đáng kể so với những gì họ nghĩ trước đây.
Một số nhà khoa học tin rằng cánh cửa hẹp đó đã đóng lại ngay sau khi ra đời, trong khi những người khác kéo dài nó cho tới những năm đầu của tuổi thanh niên.
Khi được so sánh với những ước tính đó thì 17 hoặc 18 – độ tuổi mà khả năng học ngôn ngữ bắt đầu suy giảm, dường như tương đối già.
Hòa nhập thay vì chỉ ngồi trong lớp học
Nghiên cứu trên đã sử dụng một phương pháp “độc nhất vô nhị” để có được phát hiện mới đó. Theo đó nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bảng câu hỏi trắc nghiệm về ngữ pháp thân thiện với người dùng, với mục tiêu là sẽ “lan truyền chóng mặt” trên mạng.
Bảng câu hỏi dài 10 phút có tên là “Which English?” đã thu hút mọi người bằng cách đoán ngôn ngữ mẹ đẻ, phương ngữ và quốc gia của họ, dựa trên các câu trả lời dành cho những câu hỏi về ngữ pháp tiếng Anh.
Video đang HOT
Cuối bảng câu hỏi, mọi người được hỏi về ngôn ngữ mẹ đẻ thật sự của họ, họ đã học ngôn ngữ nào khác không, học khi nào và trước đó họ đã sống ở đâu.
Mẹo này đã có tác dụng. Bảng câu hỏi được chia sẻ hơn 300.000 lượt trên Facebook, lên trang nhất của Reddit và đạt được nhiều sự chú ý trên diễn đàn 4chan.
Gần 670.000 người đã làm nó, mang lại cho các nhà nghiên cứu khối lượng dữ liệu khổng lồ từ những người nói tiếng Anh bản xứ và không bản xứ đủ mọi độ tuổi. Một vài người trong số họ có nói những ngôn ngữ khác, và một số thì không.
Việc phân tích các câu trả lời và lỗi của những người tham gia đã cho phép nhóm nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác hơn bình thường về việc học ngôn ngữ.
Ngoài những điều hiểu được về giai đoạn quan trọng đó, Hartshorne nói rằng kết quả thu được từ bảng câu hỏi rõ ràng cho thấy rằng học sinh thành công hơn khi các em học một ngôn ngữ mới bằng cách hòa nhập, thay vì chỉ ngồi trong lớp học.
Dù thừa nhận “nói là dễ hơn làm”, nhưng ông cho rằng “bạn sẽ thỏa mãn hơn nếu tới một quốc gia khi trưởng thành và cố gắng học một ngôn ngữ so với chỉ toàn học ở trường”.
Nếu đến một quốc gia khác không phải là một lựa chọn của bạn thì Hartshorne khuyên hãy bắt chước một môi trường hòa nhập càng nhiều càng tốt, đó là tìm ra những cách để được nói chuyện thật sự với người bản xứ thay vì cố gắng cải thiện kĩ năng từ những cuốn sách.
“Nếu bạn làm được như thế, việc trở nên giao tiếp giỏi là điều hoàn toàn có thể, ngay cả khi bạn đã trưởng thành”, ông nói.
Theo Hartshorne, điều đó sẽ mang tính khích lệ cho những ai qua thời tiểu học đã lâu. Bộ não người trưởng thành dường như giỏi học hơn so với những gì mà các nhà nghiên cứu từng nghĩ.
“Chúng tôi thấy rằng mọi người không bắt đầu nhìn thấy sự thiếu tính mềm dẻo cho tới khi ở cuối độ tuổi thiếu niên, đầu độ tuổi trưởng thành, giữa độ tuổi trưởng thành.
Là một nhà khoa học, luôn thú vị khi có lĩnh vực chưa được khám phá, nhưng nó cũng nhắc nhở chúng tôi cẩn thận về những điều chúng tôi không biết. Nó làm cho tôi tự hỏi Còn những điều gì khác mà chúng tôi chưa biết“, ông nói.
Theo tuoitre.vn
Không phải vua hay bậc vĩ nhân nào, người đầu tiên được lưu danh trong lịch sử từ thời trước khi có chữ viết sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trước thời điểm chữ viết được phát minh, việc xác định tên tuổi của con người sinh sống trong khoảng thời gian này đối với các nhà khoa học là vô cùng khó khăn.
30 nghìn năm về trước, khi bảng chữ cái và chữ viết vẫn còn là điều không tưởng đối với con người thì việc để lại dấu ấn họ tên chúng ta trên đá cho thế hệ đời sau tất nhiên là điều không thể.
Con người xa xưa đã dùng dấu bàn tay thay cho tên để ghi lại vết tích của mình trên những phiến đá. Và cứ thế trong suốt 30, 40 thế kỷ tiếp theo, người thượng cổ từ thợ săn, dân du mục đến những người nông dân, binh sĩ... trên khắp 5 châu đều sử dụng phương pháp này để ghi dấu ấn của riêng mình.
(Ảnh: National Geographic)
Người xa xưa sử dụng phương pháp in dấu bàn tay lên đá để ghi lại dấu ấn của riêng mình. (Ảnh: National Geographic)
Mỗi dấu tay thuộc về một cá thể riêng biệt. Và đằng sau đó là câu chuyện về cái tên, về cuộc đời, về con người mà không được thể hiện bởi chẳng có chữ viết hay ký hiệu nào để lại cho đời sau nghiên cứu.
Chúng ta chỉ biết đến họ như những người săn bắt, hái lượm, những bộ lạc thời kỳ đồ đá. Hàng chục thế kỷ cứ trôi đi và ta không hề có khái niệm gì dù chỉ là một cái tên của những con người sinh sống trên Trái Đất thời điểm 3200 năm TCN.
Những văn bản đầu tiên của loài người xuất hiện ở Mesopotamia (Iraq ngày nay) giúp mọi người có thể ghi lại lời nói của mình thông qua ký hiệu ngữ âm. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được những gì người xưa muốn truyền tải và lần đầu tiên "nghe thấy" tên ai đó trên những phiến đá "biết nói". Vậy cái tên đầu tiên từng được ghi lại trong ghi chép lịch sử thế giới là gì? Và người đó là ai?
Đây là câu hỏi thôi thúc Robert Krulwich - nhà báo truyền hình dành nhiều sự quan tâm cho cuộc sống con người thời xa xưa. Ông quyết tâm tìm hiểu về gốc gác của loài người, bắt đầu từ những suy đoán của bản thân về người đầu tiên có tên được ghi chép trong tư liệu lịch sử.
Nhiều khả năng đó là một người đàn ông thay vì phụ nữ bởi từ thời xa xưa, phái mạnh đã là người dẫn đầu, trụ cột trong tất cả mọi việc trong xã hội. (Ảnh: National Geographic)
Người ấy là ai? Có thể là một vị vua, chiến binh, nhà thơ, dân buôn hay chỉ là một thường dân? Nhưng để được đề cập trong những tư liệu cổ, thân thế và danh tiếng của người này chắc hẳn không phải tầm thường. Vì vậy, những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội được loại bỏ trong suy đoán của Robert. (Ảnh: National Geographic)
Liệu người ấy có phải là một vĩ nhân hay chỉ là một người bình thường? Theo nghiên cứu, một vị vua vĩ đại, một vị tướng tinh nhuệ hay một nhà thơ xuất chúng có cơ hội được nhắc đến nhiều hơn trong những tư liệu lịch sử. (Ảnh: National Geographic)
Robert Krulwich tiếp tục đào sâu nghiên cứu về vấn đề này. Cuối cùng, ông phát hiện ra người đầu tiên ghi dấu ấn tên mình trong tư liệu lịch sử lại hoàn toàn không hề giống với bất cứ mọi sự suy đoán nào từ trước đến nay. Đó là một nhân viên kế toán!
Trong cuốn sách "Sapiens: Tóm tắt lịch sử loài người", tác giả Yuval Noah Harari đã đề cập đến một tấm bảng đất sét được cho là "giấy tờ" giao dịch kinh doanh, có tuổi thọ 5.000 năm được tìm thấy ở Mesopotamia. Dựa vào những dấu tích được khắc trên đó, người ta xác định được nội dung: "29.086 đơn vị lúa mạch 37 tháng Kushim", mà theo tác giả Harari, nó có thể được hiểu đầy đủ là: "29,086 đơn vị lúa mạch nhận trong vòng 37 tháng, ký tên Kushim". Thông qua đây, chúng ta có thể xác định được người đầu tiên được ghi chép trong tư liệu lịch sử thế giới là Kushim, một nhân viên kế toán.
"Giấy" giao dịch của Kushim. (Ảnh: National Geographic)
Không phải một vị vua hay vĩ nhân nào, cái tên đầu tiên được lưu trong tư liệu lịch sử thế giới là của một nhân viên kế toán. (Ảnh: National Geographic)
Thế nhưng, tấm bảng có tên Kushim chỉ là một trong số hàng nghìn những "giấy tờ" giao dịch tương tự được phát hiện trên khắp sa mạc ở Iraq.
Tìm hiểu thêm nhiều tài liệu khác, Robert tìm thấy tấm bảng khác với nội dung: "Hai nô lệ của Gal-Sal. En-pap X và Sukkalgir".
Được biết, tấm bảng này xuất hiện vào khoảng năm 3100 TCN, sau Kushim khoảng 1 hoặc 2 thế hệ. Như vậy tổng cộng, chúng ta có 4 cái tên đầu tiên trong lịch sử loài người: Kushim, Gal-Sal - người chủ, En-pap X và Sukkalgir - 2 tên nô lệ.
Trái ngược hoàn toàn với mọi dự đoán, không có tên của bất kỳ một vị vua nào xuất hiện trong tư liệu lịch sử cổ xưa nhất.
Một "giấy tờ" khác được tìm thấy trên sa mạc Iraq. (Ảnh: National Geographic)
(Ảnh: National Geographic)
Thế nhưng, điều này cũng không làm Robert bất ngờ. Vào khoảng 5.000 năm trước, con người trên Trái đất đều chủ yếu làm nghề nông, chăn nuôi... và hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của họ.
Rõ ràng những người này đều có nhu cầu ghi chú lại công việc cũng như số lượng hàng hóa mà họ sở hữu hay giao dịch. Đây là lý do lớn nhất dẫn đến sự ra đời của những ký tự, chữ viết - một công cụ cần thiết đối với những người bình thường chứ không dành cho kẻ đã nắm quyền lực trong tay.
Các vị vua thi nhau cai trị nhưng những người bình thường chỉ quan tâm đến tình hình lúa mạch, tài sản và của cải của chính họ. Họ cần một công cụ để ghi chép lại tất cả. Đó chính là nơi khởi nguồn của chữ viết, mở ra nền văn minh cho cả nhân loại.
(Nguồn: National Geographic)
Theo Helino
Ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững Ngày 20/4, tại trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development - IWABA 2018) . Các đại biểu tham dự hội thảo Hội thảo là...