Tuổi học trò và những sai lầm khó đỡ
Trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn bạn sẽ từng trải qua những “biến cố” vô cùng khó đỡ.
Nỗi thất vọng của đám bạn cùng lớp
Vốn là một đứa dân Tự nhiên, hết lớp 8 tớ được cô “cắt cử” sang học lớp Xã hội và cụ thể là tham gia vào đội tuyển Văn. Tụi lớp mới nhìn tớ đầy… ngưỡng mộ. Hồi ấy, tớ còn “nổi tiếng” bởi những bài viết trên báo tường, phê phán một số bạn học sinh lơ là chuyện học hành, bao gồm cả học lệch.
Buổi học Vật Lý thứ hai ở lớp mới, tớ khiến cả lớp… chưng hửng khi lãnh ngay điểm 1 cho phần trả lời miệng. Lý do ư? Tớ quá tập trung vào những bài tập làm văn mà quên béng chuyện học thuộc lòng công thức và quy tắc bàn tay phải. Mấy đứa nhìn tớ, đầy thất vọng. Cũng từ đó mà tớ luôn nhắc mình phải cố gắng hơn nữa trước sự “trông đợi” của mọi người.
Một người vắng, hai bài kiểm tra được nộp
Hôm đó thằng bạn thân nhắn tin nhờ tớ xin phép nghỉ ốm. Nó mệt cũng mấy hôm rồi. Ban đầu tớ cũng định bùng học nên bảo nó nhắn tin nhờ đứa khác, nhưng sau đó tớ quyết định tới trường, đề phòng những bài kiểm tra bất chợt. Và “cầu được ước thấy”, thầy yêu cầu cả lớp lấy giấy làm bài kiểm tra 15 phút.
Video đang HOT
Lớp đông nên tớ nghĩ thầy cũng không đếm số người có mặt để so sánh với số bài kiểm tra. Làm xong bài của mình, tớ lôi thêm giấy ra làm bài cho thằng bạn, ghi đầy đủ cả họ tên và mã sinh viên hẳn hoi. Hết giờ, chạy sang nhà thằng bạn khoe “thành tích” và yêu cầu nó trả ơn thì nó vò đầu bứt tai bảo nó tưởng tôi không đi học nên đã bảo một đứa khác trong lớp làm giúp rồi. Giờ thì không biết thầy giáo sẽ xử trí ra sao đây. Tôi thì mếu dở khóc dở, “làm ơn mắc oán”: “Tao sợ mày vẫn mệt, ngủ khì nên không dám nhắn tin hỏi lại sợ mày thức giấc!” Thế đấy!
Những bữa ăn sáng tập thể
Nhà của lớp phó học tập lớp tớ ngay gần cửa hàng bán đồ ăn sáng, nên sáng nào nó cũng lãnh nhiệm vụ mua đồ ăn sáng cho cả lớp. Mỗi người một vị, nào bánh khúc, nào xôi lạc, xôi ruốc, xôi hành. Nó thậm chí còn phải ghi cụ thể và chi tiết số lượng và… chủng loại ra giấy để tránh quên.
Hôm đó nó đến lớp và mang theo 23 túi xôi hành. Lý do là bởi nó dậy muộn nên các loại xôi khác đã hết sạch. Nhiều đứa méo mặt nhưng đang đói nên cũng cắm đầu ăn vậy. Tiết đầu giờ là môn Đại số. Cô giáo bước vào lớp, mũi cô hơi chun lại rồi cô yêu cầu cả lớp mở hết cửa sổ ra, mặc dù hôm đó là ngày đông rất rét.
Chưa hết, cô không bắt đầu bài giảng ngay mà nhìn thẳng xuống lớp hỏi: “Lớp này ăn xôi hành tập thể ư? Sao không mở hết cửa sổ ra từ trước để mùi hành không đọng lại trong lớp hả?”. Cả lớp cúi mặt không biết nói sao. Bữa đó chúng tớ được nghỉ, cô giáo giao bài tập lại cho lớp ngồi làm rồi bỏ xuống phòng nghỉ của giáo viên. Từ hôm sau, chẳng đứa nào dám ăn xôi hành trong lớp nữa.
Theo TTVN
Rập khuôn là... giỏi!
Nhiều phụ huynh cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên với văn mẫu vì nếu học sinh làm khác đi sẽ bị điểm kém.
Ngay từ bậc tiểu học đến THPT, HS đã phải làm quen với các kiểu văn mẫu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học tập theo...
Bài tập làm văn hiện nay của học sinh (HS) thường phải theo chuẩn mực chung. Tả cô giáo thì tóc phải đen nhánh, mũi dọc dừa, da trắng mịn; ông bà tóc phải bạc phơ; mẹ phải hiền, dịu dàng; cây bóng mát phải có câu đại loại "tán lá xòe ra như một chiếc ô lớn". Tả cánh đồng thì "xanh ngun ngút, bạt ngàn lúa", hay "lúa đang trổ đòng đòng" mà khi ra ngoài đời bao nhiêu HS thành phố không hề biết "đòng đòng" là gì nhưng vẫn tả.
Chính vì khuôn mẫu này nên có những câu chuyện cười ra nước mắt.
Một phụ huynh có con học lớp 2 ở Hà Nội bức xúc: "Cô giáo cho đề bài, hãy tả ông hoặc bà em. Con nhà mình chọn tả ông nội và tả rất thật, rất trong sáng rằng người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều quá". Chị cho biết mình hài lòng về những câu văn tả thực ấy của con, vui khi con biết cách đặt câu như: "Tuy ông em béo nhưng đi lại rất nhanh nhẹn". Thế nhưng thật không ngờ cháu được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng tả về ông ngây ngô quá. Cháu phụng phịu cho biết cô giáo bảo tả ông phải râu tóc bạc phơ, ánh mắt hiền từ, giọng nói trầm ấm, dáng đi đã chậm chạp thì mới... hay. "Tôi không biết phải nói với cô thế nào vì người ông trong bài văn điểm kém và "ngây ngô" ấy mới chính là người ông thực sự và hết mực thân yêu của cháu. Tôi không muốn con tôi tả về ông mình như một ông già xa lạ nào đó. Lẽ nào gần 60 HS trong lớp cũng đều có người ông, người bà giống hệt nhau như vậy?", vị phụ huynh này trăn trở. Phụ huynh khác thì than thở: "Cô cứ nhất nhất bắt con tôi khi tả về người thân phải kể tên, tuổi, nghề nghiệp y như khai lý lịch. Khi cháu bảo em thấy bác em ở nhà nên không biết bác làm nghề gì thì cô bảo "vẫn phải nghĩ ra một nghề nào đó cho bác". Vậy là cháu lại phải bịa là bác em làm nghề bác sĩ".
Tả con vật thì có khuôn mẫu là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi nó giống cái gì, to bằng gì. Dẫn đến tình huống nực cười như sau: Một ông bố có con học lớp 3 phải kêu trời lên khi con tả con lợn: "Đầu con lợn to bằng đầu bố em, tai con lợn to bằng tai bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, đuôi con lợn giống em vì bố em bảo em là cái đuôi của bố em".
Bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình theo kiểu "xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng". Điều này đã ăn sâu vào học trò đến nỗi có trường hợp sau khi tả xong con bò, một HS lớp 4 đã kết luận: "Em xin hứa sẽ học tập theo... con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn".
Cứ rập theo khuôn
Phần lớn giáo viên tiểu học sợ HS lan man và tả thực quá nên khi hướng dẫn làm tập làm văn, cô thường yêu cầu phải trả lời được đủ các câu hỏi mới đủ ý. Chẳng hạn khi tả cây, HS sẽ trả lời hàng loạt câu hỏi như: Cây có tán không? Có che mát không? Lợi ích của cây ra sao với con người? Một phụ huynh kể con gái chị chọn cây hoa đại, làm theo dàn ý của cô nên có những đoạn như sau: "Cây không có tán, rất ít lá nên không thể che mát được, lợi ích của cây đó là...".
Tương tự với thể loại văn viết thư. Thư gửi cho người thân hay thư làm quen cũng chả khác nhau là mấy. Để chuẩn bị kết thúc bức thư thì phải có câu "Thư viết đến đây đã dài, mình xin dừng bút". Vậy là có không ít bài văn kiểu viết thư mới có vài dòng nhưng cũng để câu: "Thư viết đến đây đã dài".
Nhiều trường ở Hà Nội đã cẩn thận đến nỗi yêu cầu HS phải có thêm cuốn vở "chuẩn bị tập làm văn". Ở cuốn vở này, HS làm đi làm lại một bài văn để cô sửa cho đến khi nào thật đúng ý cô thì lúc đó bài làm mới được viết vào vở tập làm văn chính thức.
Phải học thuộc lòng
Học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng rất phổ biến ở các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông hiện nay. Nhiều phụ huynh có con học tại một trường tiểu học Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết gần đến kỳ thi, cô giáo cho HS khoảng 4 đến 5 đề trong chương trình. Lúc đầu các cháu tự làm, sau đó bố mẹ đọc và sửa lại rồi chuyển cho cô giáo (bắt buộc phải có chữ ký của phụ huynh chứng tỏ đã đọc sửa). Lúc này, cô giáo lần lượt đọc, sửa, rồi trả lại cho HS. Các em bắt buộc phải học thuộc lòng những bài văn này và đến các kỳ thi các em chỉ còn mỗi một việc là chép bài văn này ra. Có trường hợp phụ huynh phản ứng, không cho con học thuộc lòng thì con lại khóc lóc, vào lớp sợ cô la vì cô bắt từng bạn đứng lên trả bài xem có thuộc không.
Mọi thứ đều có khuôn nên HS cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là HS giỏi. Chỉ có điều, cảm xúc thật của HS khi viết văn chẳng còn nữa, bảo sao HS ngày nay không yêu thích và hào hứng với môn văn?
Theo người lao động
Tớ đã đi qua tuổi học trò như thế đấy Tuổi học trò của bạn có những gì vui vui và đáng nhớ? Còn đây là những gạch đầu dòng tớ rất nhớ mỗi khi ai đó nhắc đến thời đi học. Tòa soạn mini Hằng tuần, mỗi lớp sẽ được phát hai tờ báo. Lớp trưởng sẽ đọc cho cả lớp nghe vào giờ truy bài mỗi sáng. Sau đó là cả...