Tuổi dậy thì, ăn gì để tăng chiều cao đến hơn 10cm một năm?
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng cần xét đến nếu bạn muốn chiều cao phát triển vượt bậc trong tuổi dậy thì.
Chiều cao có thể xem là một lợi thế lớn đối với bất kỳ ai vào thời điểm hiện tại. Và cái lợi thế ấy sẽ được phát triển mạnh nhất vào tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để cao. Dù chiều cao quả thực có phụ thuộc vào di truyền, nhưng yếu tố quan trọng hơn lại thuộc về dinh dưỡng. Nếu ăn uống đủ chất, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiều cao vượt trội so với thế hệ đi trước và trở nên nổi bật hơn so với những người còn lại.
Và trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi giải quyết câu hỏi: bạn sẽ phải ăn gì trong tuổi dậy thì để có thể tối đa được mức độ tăng trưởng chiều cao?
Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì: những yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao
Quá trình phát triển của bạn phụ thuộc vào các hormone tăng trưởng vốn tồn tại trong mỗi người. Nhờ hormone này mà thai nhi phát triển được trong bụng mẹ, và ở tuổi dậy thì chúng sẽ tăng đột biến, giúp chúng ta cao lớn hơn.
Nhưng hormone tăng trưởng không thể tự nhiên mà xuất hiện. Cơ thể sản sinh ra chúng, và để làm được thì cần chúng ta phải nạp “nhiên liệu” – bao gồm vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và tinh bột một cách thật đầy đủ. Đó là lý do vì sao người ta nói rằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề phát triển chiều cao.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến chiều cao trong tuổi dậy thì của bạn sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố:
- Sữa
- Thực phẩm giàu đạm
- Rau xanh
- Đủ năng lượng
Nghe quen quá phải không, giống hệt như bao lời căn dặn của các bậc phụ huynh. Nhưng bạn sẽ hiểu tại sao ngay đây.
1. Tại sao phải uống sữa?
Bởi lẽ hàm lượng dinh dưỡng trong sữa là một thứ hiếm có thực phẩn nào so bì được. Sữa rất giàu đạm, là nguồn vi lượng không nhỏ gồm can-xi, ma-giê, phốt-pho, kẽm…, và cả vitamin. Hơn nữa, protein trong sữa đã được chứng minh có thể giúp tăng trưởng khối lượng cơ bắp – mà điều này thì rất cần cho sự phát triển của chúng ta.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc uống sữa. Như tại New Zealand, các chuyên gia từ ĐH Y Otago đã thử so sánh giữa 2 nhóm thiếu niên, một nhóm uống sữa và nhóm còn lại thì không. Kết quả, nhóm không uống sữa có dấu hiệu thiếu hụt can-xi và ma-giê trong cơ thể, mật độ xương cũng thấp hơn, và 24% đã từng có tiền sử gãy xương ít nhất 1 lần.
Tác dụng của sữa với chiều cao còn được một số nghiên cứu nổi tiếng thừa nhận. Như giai đoạn 1999-2002, CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) đã thực hiện một nghiên cứu trên hơn 1000 trẻ em tại Mỹ. Kết quả cho thấy, nhóm trẻ thường xuyên uống sữa có chiều cao trội hơn so với nhóm không uống.
Vậy nên nếu muốn có một chiều cao cải thiện ở mức tối đa trong tuổi dậy thì, hãy nhớ thêm sữa vào thực đơn của mình (trừ phi bạn mắc chứng bất dung nạp lactose).
2. Ăn thật nhiều thực phẩm bổ sung protein
Đạm là nền tảng để xương, cơ và sụn phát triển. Đạm cũng góp phần thúc đẩy hormone tăng trưởng. Và hiển nhiên, đạm sẽ giúp bạn tăng chiều cao.
Có một đặc quyền dành cho tuổi dậy thì là bạn có thể ăn nhiều hơn người bình thường mà cơ thể vẫn dung nạp được. Vậy nên đừng ngần ngại nạp thêm đạm trong giai đoạn này, bằng các loại thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò, trứng, cá, các loại đậu, hạt, hải sản… Chú ý là cần ăn đa dạng thực phẩm nhé! Đừng nên chỉ ăn 1 hay 1 số loại thực phẩm.
Video đang HOT
Có một điểm rất thú vị nữa là các thực phẩm giàu đạm cũng đồng thời cung cấp một lượng vi chất không nhỏ và cực kỳ cần thiết cho cơ thể – như kẽm, ma-giê, can-xi…
Nếu bạn là một người chăm tập thể thao, trong 1 ngày, giai đoạn tuổi dậy thì sẽ cần ít nhất là 1 – 1,5g protein cho mỗi kilogram cân nặng. Để quy đổi, thì 100g thịt bò sẽ có chứa khoảng 26g protein, ở cá hồi là 20g, và trong ức gà là 31g. Tự tính ra con số cần thiết cho mình nhé.
3. Rau củ quả – nguồn khoáng chất tự nhiên
Nạp nhiều đạm tốt cho sự tăng trưởng, nhưng không phải hoàn toàn có lợi. Muốn có lợi, lượng đạm bạn nạp vào cần phải được cân bằng nhờ rau củ quả. Chúng cung cấp khoáng chất, gửi gắm vào protein để theo đó di chuyển đi khắp cơ thể.
Sự cân bằng giữa protein và khoáng chất sẽ giúp xương kéo dài nhanh hơn và chắc khỏe hơn rất nhiều.
Hãy tìm mua các loại rau củ quả tươi, sạch nhé các bạn!
Đặc biệt là vitamin D, vì đây là yếu tố giúp phát triển xương và cơ bắp. Các thực phẩm giàu vitamin D là dầu cá, cá hồi, nấm và ngũ cốc dinh dưỡng.
Hãy ăn cá thường xuyên nhé!
5. Nạp đủ năng lượng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu không nạp đủ năng lượng, cơ thể sẽ không có đủ “nhiên liệu” để giúp bạn phát huy khả năng tăng trưởng chiều cao.
Nhưng không phải thứ gì có năng lượng cũng nên ăn. Hãy chỉ nạp năng lượng từ những thực phẩm tốt, như sữa, đạm từ thịt, chất béo từ dầu dừa, dầu olive, bơ sữa…, và các loại rau củ quả thôi.
Số năng lượng cần nạp cũng phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của bạn nữa. Với con gái, tuổi dậy thì cần nạp tối thiểu 1600 calorie mỗi ngày, nhưng nếu chăm tập thể thao thì con số cần nạp có thể lên tới 2400 calorie.
Còn con trai, do khác biệt về thể chất nên số năng lượng cần nạp cũng sẽ nhiều hơn, khoảng 2000 calorie mỗi ngày dành cho người ít vận động. Nếu là người năng chạy nhảy, vận động, bạn cần khoảng 2400 – 2800 calorie. Còn nếu là người chơi thể thao chuyên nghiệp, con số thậm chí có thể lên tới 5000 calorie tùy vào mục đích và nhu cầu hấp thụ của cơ thể.
Và những thực phẩm sẽ hủy hoại chiều cao của bạn
Theo một nghiên cứu do Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức thực hiện, có những loại thực phẩm và đồ uống có khả năng kìm hãm sự phát triển của chiều cao.
Nổi bật nhất chính là các loại nước giải khát có gas. Chúng có quá nhiều đường, khiến cho cơ thể dễ tích mỡ, xương và cơ bắp yếu hơn bình thường. Đồ ăn nhanh (fastfood) cũng gây ra hiệu ứng tương tự.
Ngoài ra,nhậu, thuốc lá và đồ uống có cồn cũng là những thứ bạn cần tuyệt đối tránh xa.
Tựu chung, một chế độ ăn giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng chiều cao phải thật cân bằng, đủ chất, và hạn chế các thực phẩm thiếu lành mạnh.
Theo trí thức trẻ
Ngực con gái tuổi dậy thì phát triển thế nào?
Tuổi dậy thì là thời điểm mà cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đối với con gái, sự thay đổi lớn nhất là những khác lạ xuất hiện quanh vùng ngực. Từ một khuôn ngực "phẳng lì", theo thời gian ngực con gái tuổi dậy thì sẽ to ra và trở thành "núi đôi".
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, việc tìm cách để trẻ chia sẻ cởi mở với bạn là rất quan trọng bởi nó có thể giúp bạn hiểu hơn về những mối quan tâm của con, xóa bỏ những nghi ngờ và giành được lòng tin của trẻ. Bạn không biết phải làm như thế nào để giúp trẻ hiểu hơn về sự phát triển của ngực trong thời gian dậy thì?
Giai đoạn dậy thì
Dậy thì là giai đoạn mà trẻ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi khác nhau liên quan đến nội tiết tố. Đây cũng là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ và là bước đệm để trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Con gái thường trải qua giai đoạn dậy thì vào khoảng 10 - 11 tuổi với những dấu hiệu sau:
Ngực bắt đầu phát triển
Xuất hiện lông mu
Tăng kích thước tử cung và buồng trứng
Bề mặt niêm mạc âm đạo dày lên và biến thành màu hồng xỉn
Xuất hiện kinh nguyệt
Thay đổi hình dáng cơ thể.
Tại sao ngực con gái tuổi dậy thì lại bắt đầu nảy nở?
Tuổi dậy thì là lúc con gái sẽ trở thành một cô gái. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu có khả năng sinh sản. Ngực sẽ bắt đầu to ra vì chứa mỡ, các mô bảo vệ ống dẫn sữa, mạch máu và dây thần kinh. Chức năng chính của vú là sản xuất sữa để nuôi dưỡng em bé.
Ngực của con gái tuổi dậy thì thường phát triển như thế nào?
Nhiều người cho rằng ngực con gái sẽ phát triển trong giai đoạn dậy thì nhưng điều này không đúng lắm. Ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ, ngực của trẻ đã phát triển. Do đó, núm vú và hệ thống ống dẫn sữa đã xuất hiện trong cơ thể vào thời điểm bé chào đời.
Khi lớn lên, bên trong ngực trẻ sẽ có những thay đổi, đầu tiên là sự hình thành của các thùy, sau đó là sự phát triển của tuyến vú. Mỗi tuyến vú chứa khoảng từ 15 đến 24 thùy. Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì là cách để kích hoạt các tuyến này.
Các giai đoạn phát triển của "núi đôi"
Giai đoạn 1 (8 - 12 tuổi)
Ở giai đoạn này, núm vú chỉ mới bắt đầu nhú lên và xuất hiện một quầng tròn màu hồng. Quá trình này thường diễn ra trong một thời gian khá dài. Do đó, bạn thường chỉ nhận thấy trẻ có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng hoặc xuất hiện các nốt mụn.
Giai đoạn 2 (13 tuổi)
Ở độ tuổi này, vùng ngực của trẻ sẽ nhô cao ra và phát triển dần thành bầu ngực. Lúc này, quầng tròn màu hồng sẽ phát triển rộng ra và nhạy cảm hơn. Đây được coi là một trong những bước đệm quan trọng đối với sự phát triển của "núi đôi" ở giai đoạn này.
Giai đoạn 3 (14 tuổi)
"Núi đôi" sẽ nhú lên rõ ràng hơn trên khuôn ngực của trẻ. Lúc này, ngực được nâng cao hơn một chút và quầng tròn màu hồng lại được mở ra tiếp. Lúc này, bạn nên mua cho trẻ những chiếc áo ngực đầu tiên và dạy trẻ cách chăm sóc "núi đôi" cẩn trọng.
Giai đoạn 4 (15 - 16 tuổi)
Đây là khoảng thời gian "núi đôi" tăng kích cỡ rõ rệt nhất cùng với sự thay đổi của toàn bộ cơ thể. Lúc này trẻ có thể cảm thấy đau nhức và mệt mỏi.
Giai đoạn 5 (16 - 18 tuổi)
Đây là giai đoạn "núi đôi" sẽ phát triển tối đa và toàn diện. Lúc này, bạn hãy thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho ngực như sữa đậu nành, dâu tây, trứng gà, rau xanh...
Những thắc mắc thường gặp về phát triển ngực con gái tuổi dậy thì
Tại sao trong giai đoạn này, trẻ lại cảm thấy đau nhức ở vùng ngực?
Bạn có thể sẽ thường xuyên nghe trẻ than phiền về những cơn đau nhức ở vùng ngực, đặc biệt là khi tắm, khi nằm sấp. Lúc này, bạn cần phải bình tĩnh và giải thích với trẻ rằng đây là một hiện tượng tự nhiên và không cần phải hoảng sợ. Nguyên nhân là do trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone nữ như estrogen và progesterone. Những hormone này sẽ làm cho mô vú phát triển, lúc này vùng da xung quanh sẽ bị căng ra, khiến vùng ngực bị đau nhức.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy đau nhức ở vùng ngực vào thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này là do sự thay đổi nội tiết tố. Đây là một điều rất bình thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Tại sao trên ngực lại xuất hiện những vết rạn da màu hồng?
Khi mô vú phát triển, vùng da xung quanh phải căng ra để phù hợp với kích thước ngày càng tăng của "núi đôi". Tuy nhiên, đôi lúc, da căng ra không đủ nhanh, khiến các vết rạn xuất hiện.
Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ có những vết rạn này, bạn cũng không cần quá lo lắng. Theo thời gian, các vết rạn này sẽ tự động biến mất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Mẹ cần biết cách để con không bị rạn da ở tuổi dậy thì.
Ngực bên to bên nhỏ có phải là hiện tượng bình thường không?
Điều này là hoàn toàn bình thường bởi hai vú của trẻ có thể phát triển với tốc độ khác nhau. Thậm chí, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đã vượt qua hết các giai đoạn phát triển. Ngực con gái tuổi dậy thì có kích thước không đồng đều không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ cảm thấy không tự tin, bạn có thể khuyên trẻ dùng thêm một miếng lót ở phía bên ngực nhỏ hơn.
Trên ngực xuất hiện khối u liệu có phải là dấu hiệu của ung thư?
Trong giai đoạn dậy thì, các tuyến bên trong "núi đôi" sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn nên khi chạm vào trẻ sẽ thấy có một cục cứng bên trong. Đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường và sẽ biến mất khi vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu sau khi vượt qua giai đoạn dậy thì mà "núi đôi" vẫn còn những khối u lạ thì bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Trong giai đoạn dậy thì, bạn nên chú ý đến việc giáo dục trẻ về những thay đổi của cơ thể. Điều này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn và trẻ được cải thiện, trẻ sẽ thường xuyên chia sẻ những khó chịu về thể chất và những mối nghi ngờ của mình với bạn đấy.
Theo hellobacsi.com
Lý do đàn ông thích chạm vào "bộ ngực" của phụ nữ ngay cả khi hôn lẫn âu yếm Sở dĩ đàn ông luôn bị cuốn hút với những cô nàng có bộ ngực nở nang, quyến rũ đều có lý do cả. Dưới đây chính là những nguyên do đó. Đàn ông thích bộ ngực của phụ nữ có trăm ngàn lý do, nhưng cơ bản đó là một tổ chức hoạt động trong não bộ bắt nguồn từ quá trình...