Từng ‘cấp cứu’ ý tưởng cho HS thi KHKT, người trong cuộc nói nên dừng cuộc thi!
Nhiều ý kiến cho rằng một vài đề tài được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích kì thi
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học là sân chơi trí tuệ bổ ích, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây cuộc thi có những đề tài nghiên cứu được chính nhiều nhà khoa học cho là “bất thường” quá sức với học sinh khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn “can thiệp” quá sâu làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, làm lệch mục đích cuộc thi.
Thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: T.D.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Túc cũng đã từng tham gia chấm giải cuộc thi Khoa học kĩ thuật.
Theo thầy Túc: “Nhiều bất cập xảy ra ở một số khâu thực hiện, ví dụ: Phần thực hiện đề tài là giáo viên và phụ huynh học sinh, từ khâu đi mua vật liệu, liên hệ các phòng nghiên cứu, liên hệ chuyên gia giúp đỡ,…học sinh hầu như không thực hiện việc làm trực tiếp toàn bộ trong quá trình nghiên cứu, chỉ cần học thuộc phần thuyết minh, trình diễn từng động tác với ban giám khảo.
Khi đi dạy, tôi thấy có nhiều học sinh trình độ trung bình không có tố chất gì nổi bật, nhưng một thời gian sau đã thấy thông báo đạt giải thưởng đề tài nghiên cứu khoa học, và chỉ nghe tên đề tài đó đã thấy của “người lớn”, đây là vấn đề nổi cộm nhất về sự thiếu trung thực.
Một điều nữa khi đi chấm giải, tôi nhận thấy đề tài không có ý tưởng mới, toàn nhặt đi nhặt lại, nhưng nếu học sinh đạt giải sẽ được xét tuyển vào đại học, được ghi vào học bạ,…nên cuộc thi này vẫn thu hút rất nhiều học sinh tham gia nhưng lúc này mục đích tốt đẹp của cuộc thi đã hoàn toàn khác.
Bản thân tôi đã có một lần phải “ cấp cứu” cho 2 nhóm, giờ nghĩ lại thấy hành động của mình lúc đó không phải và thấy ân hận. Có 2 nhóm tham dự kì thi nhưng đến sát ngày vẫn không có ý tưởng và họ tìm đến tôi nhờ giúp, cũng vì quá nể nên tôi cho họ 3 dự án, và 2 trong số 3 dự án đó đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba. Có thể nói như vậy là tôi cũng đã “tiếp tay” cho sự không trung thực.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, học sinh chỉ động tay vào một vài công đoạn mang tính chất phụ việc, và mang tiếng là tham gia nhưng các em không hiểu gì cả, còn lại cả quá trình đều do các chuyên gia thực hiện. Có đề tài nghiên cứu về thuốc chữa ung thư thì trên thế giới còn chưa có, vậy cỡ học sinh trung học phổ thông làm sao mà nghiên cứu ra được.
Theo tôi, không nên tiếp diễn cuộc thi này nữa vì không thực chất, vô tình chúng ta đã gieo vào đầu học sinh sự thiếu trung thực, sự giả dối. Cái “được” ở những cuộc thi này là thầy cô, nhà trường, phòng, sở,…có thành tích và đó mới là điều đáng lo, tất cả vì căn bệnh thành tích mà ra”.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích cuộc thi. Ảnh minh họa: T.D.
Thế giới không trao giải Khoa học kĩ thuật như chúng ta
Thầy Vũ Duy Sơn – Giáo viên Trung tâm Vật lý Edison, cựu học sinh chuyên Lý Đại học Khoa học tự nhiên cho biết: “Tôi tham dự khá nhiều cuộc thi như vậy ở nước ngoài, và họ làm hoàn toàn khác chúng ta. Nhiều nước trên thế giới họ để doanh nghiệp tài trợ kinh phí nghiên cứu và đồng thời làm giám khảo cuộc thi, có như vậy kết quả các giải mới thực chất.
Nếu những đề tài nghiên cứu khoa học do học sinh đưa ra, ban giám khảo là những doanh nghiệp về lĩnh vực đó sẽ đánh giá đề tài có ích thật sự cho xã hội, đồng thời có thể triển khai trong thực tế đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ mua lại để triển khai tiếp cho ra đến sản ph ẩm thực tế cuối cùng, và học sinh có ý tưởng đó cũng được hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp. Nếu họ nhận thấy đó chỉ là nghiên cứu copy, giả dối không có tính khả thi thì không bao giờ họ trao giải. Theo tôi đây cũng là vấn đề xã hội hóa, sẽ đánh giá thực chất về chất lượng đề tài.
Nếu thực sự những học sinh nào có đam mê nghiên cứu khoa học, muốn cống hiến thì sau cuộc thi sẽ liên kết với các doanh nghiệp, và họ cũng sẵn sàng hợp tác với những học sinh có ý tưởng thật sự, như vậy thì những dự án nghiên cứu của học sinh mới có ý nghĩa, chứ không đơn thuần là đưa ra những đề tài quá “bác học” chỉ nhằm mục đích lấy giải, để mở đường vào đại học như chúng ta đang thực hiện”.
Thầy Sơn nêu quan điểm “Việc háo danh thực chất không phải ở các em học sinh, mà vấn đề này thực chất ở các thầy cô, nhà trường và phụ huynh.
Kể cả những cuộc thi không mang lại lợi ích gì về vật chất, không có danh tiếng, không được tuyển thẳng vào đại học như thi Toán thần đồng quốc tế, thi Siêu toán qua mạng Internet, thi Toán học Titan,…Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn đua nhau cho con mình tham dự, điều này thuộc về bản tính của con người, thi vừa mất chi phí, mất công sức mà kết quả ai cũng được chứng nhận, nhưng chứng nhận đó không giúp ích gì cho học sinh.
Theo tôi, muốn tiếp tục tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật quốc gia của học sinh cấp Trung học phổ thông thì phải kiểm soát được. Nội dung thi phải thay đổi, phải để học sinh thi phần thực hành trực tiếp trước các nhà khoa học, ban giám khảo cần phản biện sát hơn để xem thực chất đây là sản phẩm của học sinh hay của thầy cô”.
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy Sơn nêu quan điểm: “Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật phải mang tính ứng dụng thực tiễn, phải được đánh giá trên thực tiễn chứ không phải nghiên cứu cho vui. Tôi biết hiện nay có khá nhiều công ty bán các ý tưởng sản phẩm nghiên cứu cấp thấp với mục đích dành cho học sinh đi thi sẽ đạt giải, giá tiền khoảng 30 triệu đồng 1 ý tưởng, họ có nhờ thông qua tôi để chào đến các trường, nhưng tôi nhận thấy những đề tài đó không hề có tính thực tế.
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh, và tiêu chí chấm điểm của cuộc thi không có điều khoản nào bắt buộc học sinh phải trực tiếp làm tất cả. Quan trọng là ban giám khảo thể hiện trách nhiệm thế nào nếu thấy đề tài của học sinh dự thi giống với đề tài cấp Tiến sĩ?
Một điều nữa cần áp dụng việc nêu tên công khai hội đồng chấm thi giải Khoa học kĩ thuật gồm những ai, chức danh của họ. Việc này để xã hội nhìn nhận họ có công tâm và trách nhiệm khi đánh giá đề tài khoa học hay không. Tất nhiên việc này cũng chỉ thay đổi được một chút, nhưng cũng là rất quý khi muốn đánh giá thực chất một cuộc thi.
Phải có cam kết giữa ban giám khảo và học sinh, sau khi trao giải nếu phát hiện có đề tài nào đó trước kia gần giống thì sẽ thu lại giải đã trao. Và một điều quan trọng là nếu đề tài đó không thể lan tỏa, không thể triển khai ứng dụng được trong thực tế thì không trao giải.
Phải có những câu hỏi phản biện nhằm phát hiện đề tài nghiên cứu khoa học này có chính xác của học sinh hay không, và nếu đề tài đó không phải do học sinh làm ra thì chỉ vài câu hỏi thật công tâm sẽ rõ ngay. Cũng giống như hiện chúng ta nay hô hào dạy sáng tạo nhưng chưa hề có tiêu chí nào để đánh giá tiết dạy đó có sáng tạo hay không?.
Hà Nội 'thắng lớn' tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia
Với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Hà Nội là địa phương có thành tích tốt nhất tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm nay.
GD&TĐ - Với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Hà Nội là địa phương có thành tích tốt nhất tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm nay.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội tặng hoa chúc mừng các học sinh.
Chiều 27/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ Bế mạc và trao giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 theo hình thức trực tuyến.
Sau 3 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, công tâm, khách quan, phối hợp chặt chẽ, khoa học, trách nhiệm giữa ban tổ chức với các đơn vị dự thi, cuộc thi đã hoàn thành đúng với mục tiêu, quy chế đã đề ra.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, các dự án tham dự cuộc thi năm nay đều được đầu tư bài bản, nghiêm túc, có chất lượng cao, xứng đáng là những dự án tiêu biểu của các đơn vị dự thi tham gia cuộc thi.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, năm học 2021-2022 là năm thứ 10, Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn đe dọa đến sự an toàn học đường, nhiều học sinh vẫn chưa được đến trường.
Vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, cuộc thi tiếp tục thu hút, tập hợp được nhiều nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng, học viện tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh, thành phố đến cấp quốc gia. Điều đó chứng tỏ khát vọng được học tập, khát vọng được nghiên cứu của học sinh vẫn chiến thắng dịch bệnh và vượt mọi khó khăn.
Thứ trưởng mong muốn, thông qua cuộc thi, các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục sẽ thống nhất nhận thức và coi hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường là một trong những con đường thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, tăng cường giáo dục toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu bế mạc.
Các nhà trường, các thầy cô giáo cần tiếp tục động viên, tạo điều kiện để học sinh được thể hiện mình và giúp các em tự phát hiện ra năng khiếu, sở trường của chính mình từ những hoạt động nghiên cứu khoa học; gắn chặt nghiên cứu khoa học với việc thúc đẩy giáo dục STEM, đưa nghiên cứu khoa học đồng hành cùng chủ trương chuyển đổi số trong giáo dục, xây dựng môi trường học đường, môi trường xã hội tiến bộ, văn minh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng hy vọng, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục phổ thông, phát hiện và đánh thức năng khiếu, năng lực, đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh, tạo môi trường để các ý tưởng sáng tạo có điều kiện thực hiện.
Qua đó, làm cầu nối đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh vào thực tiễn để mỗi thành tựu khoa học và chủ nhân của những thành tựu ấy trở thành nguồn cảm hứng cho lớp lớp các thế hệ học sinh.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Kết quả, Ban tổ chức Cuộc thi đã trao 12 giải Nhất, 15 giải Nhì, 17 giải Ba, 27 giải Tư và 23 giải Triển vọng ở tất cả các lĩnh vực đăng ký dự thi.
Các dự án đạt giải Nhất của học sinh Hà Nội tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia gồm: Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có trách nhiệm bảo vệ môi trường của thanh niên (Phạm Nguyễn Quang Huy, Phạm Nguyễn Gia Bảo - THPT Phan Huy Chú), Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt (Đỗ Minh Quân, Nguyễn Thiên Lương - THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
Các dự án đạt giải Nhì và giải Ba gồm: Nghiên cứu chủng vi sinh phòng chống nấm phytopthora gây bệnh trên cây sầu riêng (Lê Ngọc Minh, Đào Đức Minh - THPT Phan Đình Phùng), Ứng dụng Look&Tell, giải pháp hỗ trợ giao tiếp cho người điếc bằng trí tuệ nhân tạo (Ngô Minh Quang, Mai Khôi Nguyên - THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
12 giải Nhất được trao cho các học sinh:
1. Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Thị Thu Phương (THPT chuyên Thái Nguyên), lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khỏe.
2. Hoàng Thế Mạnh, Trần Học Hiền Nhi (PT Vùng Cao Việt Bắc), lĩnh vực Khoa học thực vật.
3. Đỗ Minh Quân, Nguyễn Thiên Lương (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), lĩnh vực Hóa học.
4. Đào Xuân Minh, Nguyễn Lê Cường (THPT chuyên Thái Nguyên), lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử.
5. Trần Minh Anh Thư (THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, An Giang), lĩnh vực khoa học vật liệu.
6. Lê Xuân Tùng, Nguyễn Viết Trung (THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ), lĩnh vực Kỹ thuật môi trường.
7. Vi Thị Thu Hà, Đào Huỳnh Duy An (THPT Đông Du, Đắk Lắk), lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.
9. Hệ thống nhúng Nguyễn Minh Tú; Nguyễn Đức Hoàng (THPT chuyên Hưng Yên).
10. Robot và máy thông minh Nguyễn Minh Đức, Dương Thu Trang (Trường Hữu nghị 80).
11. Trần Phong, Trần Mỹ Chi (THPT chuyên Lào Cai), lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
12. Phạm Nguyễn Quang Huy, Phạm Nguyễn Gia Bảo (THPT Phan Huy Chú Đống Đa, Hà Nội), lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi.
273 học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp quốc gia Từ ngày 25 đến ngày 27/3/2022, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học và tổ chức Cuộc...