Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua 10 năm triển khai Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh An Giang (gọi tắt là Đề án) giai đoạn 2010-2020, toàn tỉnh đạt được 206/716 trường trong hệ thống công lập, chiếm tỷ lệ 28,77%.
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng
Trước yêu cầu bức thiết nâng cao chất lượng toàn diện công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) , Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được phê duyệt năm 2010 với tỷ lệ trường đến năm 2020 đạt chuẩn quốc gia lên đến 97,6%. Cụ thể, đến hết năm 2012 đạt 33,5%; năm 2015 đạt 62,3%; đến cuối giai đoạn đạt 97,6%. Trong đó, mầm non đạt 97,6%, tiểu học đạt 98,0%, THCS đạt 97,4%, THPT đạt 93,8%. Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Võ Bình Thư, những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng khá tốt yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương; đó là một trong những thuận lợi khi triển khai thực hiện Đề án.
Video đang HOT
Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học hàng năm được bổ sung và hoàn thiện, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu công tác đặt ra. Trong đó, tỷ lệ cán bộ quản lý đạt trên chuẩn chiếm 86,58%, giáo viên đạt trên chuẩn là 76,98%. Cùng với đó, công tác phổ cập giáo dục được triển khai và duy trì kết quả đạt chuẩn hàng năm. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1; phổ cập giáo dục THCS mức độ 1: 11/11 huyện, mức độ 2: 2/11 huyện. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.
Tại Hội nghị sơ kết Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2020 do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì vừa qua là bước đánh giá kết quả thực hiện Đề án; đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia thời gian tới. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận, trình bày nhiều ý kiến, tham luận liên quan các vấn đề: giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục; kinh nghiệm duy trì, phát huy kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…
Phó Chủ tịch UBND xã Định Thành (Thoại Sơn) Nguyễn Tuyết Minh đã chia sẻ những giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn xã. Cụ thể, cần làm tốt công tác tuyên truyền trong phong trào xã hội hóa giáo dục, trước hết làm cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân nhận thức đúng đắn các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về GD&ĐT. Quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tất cả việc làm phải huy động được mọi gia đình, người dân, các đoàn thể cùng tham gia. Cũng theo chị Minh, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ dễ đến khó; những nơi có đủ điều kiện, đầu tư thấp thực hiện trước, những trường khó khăn về diện tích, mặt bằng, đầu tư lớn sẽ thực hiện sau.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình biểu dương những kết quả tích cực sau 10 năm triển khai Đề án như: diện mạo của trường lớp các cấp được nâng lên rõ rệt, cơ sở vật chất đảm bảo cơ bản cho việc dạy và học, trường, lớp khang trang hơn; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo bài bản và hoàn thiện cả về trình độ chuyên môn, chính trị. Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương phối hợp thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: ngành GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quy hoạch hệ thống trường lớp; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để chăm lo cho học sinh; tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được an toàn; thực hiện hiệu quả các biện pháp ngăn dòng bỏ học; tích hợp, lồng ghép cụ thể Đề án vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…
PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT.
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin còn góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý, góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Các trường học ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại phục vụ quản lý, giảng dạy
Đến nay, có 100% cán bộ, công chức ngành GD&ĐT sử dụng hệ thống thư điện tử phục vụ công vụ (tên miền gov, edu); việc khai thác tài nguyên trên các trang tin của Bộ GD&ĐT được thực hiện thường xuyên. Hệ thống các phần mềm quản lý do sở đầu tư hoặc do bộ triển khai đang được khai thác khá hiệu quả, như: phần mềm quản lý thiết bị, quản lý tài sản; hệ thống quản lý thông tin giáo dục; hệ thống quản lý và điều hành văn bản trên môi trường mạng; hệ thống phần mềm quản lý thư viện trực tuyến; hệ thống phần mềm quản lý tài sản, quản lý thiết bị, quản lý nhân sự...
Các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giảng dạy, như: quản lý học sinh, phiếu liên lạc điện tử, ngân hàng đề thi và ứng dụng kiểm tra khách quan, e-learning... Sở GD&ĐT còn phát động phong trào tự nghiên cứu, tự học để nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên. Qua đó, xây dựng và bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, chuyên trách về công nghệ thông tin để tổ chức các lớp tập huấn cho toàn thể giáo viên các trường, cơ sở GD&ĐT.
Sở GD&ĐT đang phối hợp Trường Đại học An Giang hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành cùng các công cụ để khai thác, phục vụ công tác quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động chung của ngành GD&ĐT tỉnh. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lý Thanh Tú cho biết, Sở GD&ĐT đang phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, đây là công việc rất quan trọng. Bước đầu đã tổ chức nghiệm thu và yêu cầu đơn vị chủ trì (Trường Đại học An Giang) chỉnh sửa để hoàn thiện, chuyển giao sử dụng. Việc xây dựng "ngôi nhà chung" về cơ sở dữ liệu này sẽ rất thuận lợi để tổng hợp những thông tin hữu ích có liên quan đến hoạt động của ngành. Cơ sở dữ liệu dùng chung được xem là giải pháp an toàn để ngành thường xuyên nâng cấp và quản lý dữ liệu đảm bảo an toàn...
Cùng với đó, Sở GD&ĐT triển khai ứng dụng phần mềm EMIS vào công tác quản lý viên chức ngành giáo dục. Đồng thời, triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý số liệu phổ cập giáo dục-xóa mù chữ, phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành giáo dục. Xây dựng Cổng thông tin điện tử của phòng GD&ĐT và các cổng thành phần của các Trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non để kịp thời cung cấp thông tin của ngành... Đến nay, hầu hết các trường học trong tỉnh đã kết nối và sử dụng internet; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành giáo dục và quản lý học sinh được tích cực triển khai, giúp nhà trường, phụ huynh học sinh kịp thời nắm bắt tình hình học tập của học sinh.
Về nhân lực ICT (công nghệ thông tin và truyền thông), toàn tỉnh có Trường Đại học An Giang (thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Trường Cao đẳng Nghề An Giang giảng dạy chuyên ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, lực lượng sinh viên tại An Giang học chuyên ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học ở TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh... cung cấp nhân lực cho phát triển công nghệ thông tin của tỉnh. Từ năm 2001-2018, tổng số sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang, Trường Trung cấp nghề là 3.272 sinh viên. Trong đó, có 40% làm việc tại An Giang, 60% đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Ngoài ra, toàn tỉnh có 150 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Gặp những nhà giáo tài năng và tâm huyết ở Nghệ An Công tác ở những vùng miền khác nhau nhưng họ có chung niềm say mê và tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có nhiều thành tích đóng góp để nâng cao chất lượng giáo dục. Những thầy, cô giáo này xứng đáng được vinh danh và nhận thưởng Quỹ "Phát triển tài năng giáo dục". Luôn xem trường chính là nhà Tính...