Từng bước hàn gắn tình yêu sau lần cãi nhau với người ấy
Trong một mối quan hệ, dù không ai mong muốn, những trận cãi nhau phát sinh lúc này hay lúc khác giữa hai người là điều hết sức bình thường.
Đôi lúc chỉ là những đôi co nho nhỏ như tối nay ăn gì, sao trả lời tin nhắn muộn thế, nhưng cũng có khi là tranh cãi lớn đến mức chẳng biết phải làm sao để hàn gắn, để giảng hòa.
Dù cãi nhau lớn hay vụn vặt, tìm ra một phương pháp giải quyết lành mạnh rồi bắt đầu hàn gắn mối quan hệ là điều quan trọng nhất. Phương pháp hòa giải đúng đắn sẽ đảm bảo hai người tha thứ cho nhau, hoàn toàn bỏ lại trận cãi vã trong quá khứ để tiếp tục mối quan hệ lâu dài, vững chắc trong tương lai.
Ảnh: TheTalko
1. NGỪNG ĐÔI CO DAI DẲNG
Điều đầu tiên mọi cặp đôi cần làm để hóa giải những tranh cãi là… đừng cãi nữa. Nghe có vẻ dễ và hơi vô ích, nhưng thực tế rất khó để ngừng cãi nhau khi bạn biết mình vẫn còn thứ để nói và nhất định phải nói ra cho bằng hết mới thôi. Đừng làm thế. Dừng lại và bỏ qua đi.
Mọi cuộc cãi vã đều sẽ đến thời điểm mà dù đôi bên có nói thêm bất cứ điều gì, chúng đều vô nghĩa. Chỉ còn mỗi hai người la hét vào mặt nhau, chẳng ai nghe ai và chẳng giải quyết được gì cả. Ngừng cãi, lùi một bước và tránh xa nhau một lúc. Đầu óc bạn giữa trận cãi nhau nảy lửa cũng chẳng đủ sáng suốt để hàn gắn gì đâu.
Ảnh: Unsplash
2. THƯ GIÃN ĐẦU ÓC
Khi đã tránh ra khỏi “tâm bão”, giờ là lúc tìm cách giúp tâm trí “hạ hỏa”. Nếu cứ tiếp tục tập trung vào việc tranh cãi, bạn chỉ làm đầu óc mình mờ mịt và rối rắm thêm. Bạn sẽ còn khiến mình tổn thương nếu cứ ngồi ngẫm nghĩ và tự đau lòng vì những điều khắc nghiệt người kia vô tình nói trong lúc nóng giận.
Làm gì đó hữu ích một mình, hoặc dành thời gian thư giãn với bạn bè để tâm trí rời xa khỏi cuộc chiến. Bạn có thể chạy bộ, đi tập gym, tụ tập ăn uống với hội bạn thân hay tự thưởng một đêm spa tại nhà. Bạn sẽ thấy thoải mái và sáng suốt hơn nhiều đấy.
Ảnh: TheTalko
3. CHỜ ĐẾN KHI BẢN THÂN SẴN SÀNG
Dù nói chuyện với người ấy để hòa giải sau lần cãi nhau là việc nên làm càng sớm càng tốt, không có nghĩa là hai bạn chỉ cần đi tắm một cái và quay lại 2 giờ sau đó sẽ sẵn sàng ngồi xuống giải quyết tình hình. Nếu bạn cưỡng ép bản thân khi chưa sẵn sàng để thảo luận về vấn đề và bỏ qua tất cả, mọi việc có thể trở nên nghiêm trọng hơn trước.
Đừng tìm cách liên lạc hay trả lời tin nhắn, cuộc gọi của người ấy nếu bạn thấy tâm lý và tình cảm mình chưa đủ ổn định, sẵn sàng. Hãy nói thẳng với người ấy rằng bạn cần thêm thời gian.
Ảnh: TheTalko
4. ĐỪNG KHƯ KHƯ NÍU KÉO TRẬN CÃI VÃ
Video đang HOT
Khi hai người gặp mặt, ngồi xuống giải quyết mọi chuyện, hãy đảm bảo bạn không còn khư khư “ghi thù” trận cãi nhau trước đó nữa. Việc quan trọng cần làm là bàn bạc đến tận gốc rễ vấn đề để hàn gắn, chứ không phải cứ nói đi nói lại quan điểm trong lần cãi nhau trước để rồi mọi thứ lại tan tành thêm lần nữa.
Ảnh: TheTalko
Rất khó bỏ qua những tổn thương mà sự nóng giận của hai người đã gây ra cho nhau, nhưng hãy cố gắng bình tĩnh và duy trì trạng thái tinh thần ổn định khi bắt đầu giảng hòa.
5. HÃY GIAO TIẾP VỚI NHAU
Việc cần thiết khi hàn gắn mối quan hệ là cả hai người phải nỗ lực giao tiếp, trao đổi với nhau về những gì đã xảy ra. Đừng chỉ quay trở lại, cư xử như không có gì xảy ra và tảng lờ chuyện hai người vừa cãi nhau nảy lửa thế nào.
Dù trò chuyện sau tranh cãi có vẻ khó và căng thẳng, còn cứ ôm lấy nhau rồi rúc vào chăn xem chương trình truyền hình yêu thích xem ra dễ hơn nhiều, nhưng đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Hãy cố giao tiếp với nhau một cách bình tĩnh nhất có thể. Chia sẻ suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến tranh cãi và những gì bạn cảm thấy từ đó đến nay.
Ảnh: TheTalko
6. THỬ ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI ẤY
Trong và thậm chí sau cuộc cãi nhau, thử đặt mình vào vị trí của người kia và hiểu góc nhìn của họ vẫn là việc rất khó làm. Bất cứ ai từng có kinh nghiệm cãi nhau với người yêu, gia đình, bạn bè đều biết cảm giác mình luôn tin rằng quan điểm của mình là đúng, còn của người kia chắc chắn là sai. Để thực sự hàn gắn mối quan hệ, bạn phải cố nhìn sự việc dưới góc độ của người ấy để hiểu vì sao họ lại có quan điểm, cảm xúc như vậy.
7. ĐỪNG CHỐI BỎ CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH
Dù nỗ lực hiểu cảm nhận của đối phương sau tranh cãi rất quan trọng, bạn cũng không nên thờ ơ với những cảm xúc của chính mình. Chối bỏ cảm xúc, gạt chúng sang một bên rồi bỏ mặc hoàn toàn là lựa chọn không lành mạnh. Đặc biệt nếu đó là cuộc cãi vã đã khiến bạn đau lòng và tổn thương nhiều.
Khi trò chuyện với người ấy, bạn cũng hãy cởi mở và nỗ lực chuyển tải cảm xúc từ phía mình cho đối phương biết. Chỉ có việc nói ra mới hy vọng phần nào giúp hai bạn hóa giải những hiểu lầm và tổn thương không đáng có.
Ảnh: TheTalko
8. KHÔNG BỎ QUA NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ
Những trận cãi nhau không bao giờ tự dưng xảy ra mà không có lý do gì cả. Cố gắng cùng nhau tìm ra nguyên nhân dẫn đến tranh cãi, đừng tìm cách né tránh nó. Hãy thừa nhận thực tế rằng có gì đó đã “châm ngòi” cho cuộc chiến này và cùng thảo luận để tìm ra nó một cách bình tĩnh, hợp tình hợp lý.
9. TÌM KIẾM GIẢI PHÁP
Mọi nỗ lực giao tiếp và chia sẻ cảm xúc để hàn gắn mối quan hệ giữa hai người đều trở nên vô nghĩa nếu hai bạn không tìm ra được một giải pháp chung. Bạn và người ấy cần thống nhất cách giải quyết trận cãi nhau, sau khi đã tìm ra nguyên nhân vấn đề. Một biện pháp nào đó mà cả hai người đều cảm thấy hợp lý sẽ giúp ngăn chặn những tranh cãi tương tự trở lại trong tương lai.
Ảnh: TheTalko
Dĩ nhiên là chẳng ai muốn những cuộc bất đồng từng có trong quá khứ tái diễn – như bom hẹn giờ vậy – và phải lặp lại hết tất cả các bước hàn gắn từ đầu.
10. LÀM VIỆC GÌ KHÁC, CÙNG NHAU
Một khi hai người đã trao đổi vấn đề rõ ràng và tìm được tiếng nói, giải pháp chung, đừng đụng đến cuộc tranh cãi đó nữa. Hãy tiếp tục tiến triển, xây dựng mối quan hệ khi đôi bên đều đã cảm thấy khá hơn, thấy cuộc chiến đến đây kết thúc là ổn thỏa và không ai vương vấn những tổn thương còn sót lại.
Tiếp tục tranh cãi một vấn đề đã được giải quyết và khép lại thực sự không giúp ích gì cả. Hai người hãy tìm việc gì đó có thể làm cùng nhau, từng bước nhỏ thôi cũng được: cùng đi dạo, mua gì đó cùng ăn, tìm vài bộ phim mới để xem chung, đơn giản là tận hưởng sự hiện diện của đối phương bên cạnh mình.
Ảnh: Unsplash
Theo elle.vn
Cô gái yêu 5 tháng vẫn không cho bạn trai ôm hôn, cđm: "về hành tinh của mình đi bạn ơi!"
Yêu mà đến một cái ôm cũng không được phép, hôn thì bị xem là biến thái. Nhiều người cho rằng cô bạn này nên ở yên trong nhà, đừng đi ra đường và hãy buông tha cậu bạn kia bằng cách chia tay đi.
Người ta nói một khi đã yêu thì suốt ngày chỉ muốn ở bên người mình yêu mà thôi. Dĩ nhiên không thể thiếu những đụng chạm, gần gũi. Khao khát được hòa hợp với nhau cả về tâm hồn và thể xác là chuyện thường gặp ở các đôi yêu nhau. Chưa bàn đến những chuyện to tát gì, chỉ đơn giản là nắm tay nhau trên đường, một cái ôm hay một nụ hôn là đủ hạnh phúc rồi.
Thế nhưng, không phải ai cũng có thể thoải mái trong việc đụng chạm cơ thể như thế, đặc biệt là với con gái. Trong lúc có nhiều cô gái quá dễ dãi trong chuyện yêu đương, quan hệ thì cô bạn dưới đây lại khiến cộng đồng mạng chịu thua vì quá khắt khe. Chia sẻ của một cô bạn đang theo học tại ĐH Kinh tế quốc dân về chuyện tình cảm của mình đang gây sốt trên mạng xã hội. Theo đó, cô thừa nhận mình không thể chịu được cảnh ôm ấp, thân mật với bạn trai.
"Em yêu vài lần rồi nhưng chưa có nụ hôn đầu, mà cũng chưa có ôm ấp ai bao giờ. Bạn trai cũ của em nếu đề nghị hôn, hoặc để em biết có quan hệ với bạn gái trước thì em chia tay rồi block hết mọi thứ luôn. Lên cấp ba em mới hiểu em bé được tạo ra như thế nào. Em mất 1 tuần để buồn và khóc vì sao cuộc đời lại vô lý thế. Trước đây em nghĩ nam nữ chỉ cần chung một giường 8 tiếng là đã có thể có em bé rồi", bạn gái thú nhận.
Ảnh chụp màn hình
Đến lượt bạn trai hiện tại, anh chàng này đang học bên ĐH Bách khoa, khá hiền lành. Chỉ có điều không hiểu sao càng ngày càng "dở chứng" và thường xuyên đụng chạm vào cô. Nguyên văn chia sẻ như sau:
"Lúc đầu mới yêu ông ấy tôn trọng em cực kì, hiểu em nên không dám đòi hỏi động chạm gì đâu. Hai đứa đi với nhau là song song thẳng hàng như bạn bè bình thường. Yêu đến tháng thứ 5 mới bắt đầu đòi gần gũi hơn tí nhưng em không cho.
- Em nắm tay anh một chút có được không?
Thế là em miễn cưỡng nhón 2 ngón tay cầm vào cổ tay hắn lắc lắc vài cái, hắn thở dài nhưng vẫn chấp nhận.
- Cho anh hôn em được không?
- Đồ biến thái!!!
- Vậy cho anh ôm em một chút thôi, làm ơn đấy. Kể cả việc thể hiện anh thương em cũng không được sao?
- Không là không.
- Vậy cho anh thơm lên tóc em một giây thôi.
Thế là em nghĩ một lát rồi bứt một sợi tóc yêu quý của mình đưa cho ông ý. Hắn ta cầm lấy sợi tóc hằm hằm bỏ đi luôn".
Ảnh chụp màn hình.
Liên tục từ chối tiếp xúc cơ thể với bạn trai nhưng cô nàng vẫn khẳng định mình rất yêu cậu ấy, chỉ là không thích việc động chạm mà thôi. Với cô bạn này, yêu chỉ đơn giản là nhìn thấy nụ cười của người ấy, mang lại niềm vui và quan tâm, giúp đỡ nhau là đủ rồi. Chính vì thế mà những biểu hiện thời gian qua của anh chàng khiến cô lo sợ, không biết phải làm sao. Câu hỏi cô bạn đặt ra là mình nên làm gì để vừa lòng cả hai, không khiến bạn trai giận mà mình cũng không phải động chạm cơ thể.
Ngay sau khi bài viết được chia sẻ, rất nhiều người đã nhanh tay bàn luận xôn xao phía dưới. Đa số đều cho rằng cô bạn có vấn đề và quá khắt khe trong việc yêu đương. Các bình luận đều "khuyên" cô nên chia tay và "nhường" bạn trai cho người khác.
Tài khoản H.T.L nói: "Thiết nghĩ bạn nên về với hành tinh của mình đi. Hôn lên tóc mà bứt 1 sợi cho người ta thì mình cũng chịu. Đưa người yêu đây mình yêu hộ cho". N.H.N.N thì nói: "Theo y học thì em như bị thần kinh vậy, đầu óc không bình thường. Yêu mà không cho người yêu đụng chạm thì chắc chỉ để ngắm".
Có người nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện khi nói: "Mình cũng bị chứng sợ đụng chạm nhưng không kinh khủng như thế. Yêu mà không ôm, không hôn thì khác gì tình đồng chí cơ chứ. Bạn này có bịa chuyện câu like không vậy?".
Tuy nhiên, theo một số người, cô bạn này có thể là người vô tính hay còn gọi là asexual hay nonsexuality. Có thể hiểu rằng những người này thích tình yêu như tri kỉ, thuần khiết, trong sáng hơn. Họ không có ham muốn thể xác, không thích chạm vào người khác, ghét người xung quanh khi họ nói chuyện về vấn đề nhạy cảm.
Các cặp đôi nên thống nhất với nhau về chuyện gần gũi ngay từ đầu. Ảnh minh họa
Câu chuyện không đụng chạm khi yêu vẫn đang là đề tài bàn luận rôm rả trên mạng xã hội. Chuyện yêu nhau, có những tiếp xúc cơ thể không phải là vấn đề xa lạ. Thiết nghĩ mỗi người có một quan điểm riêng trong vấn đề này. Ai cũng đặt ra giới hạn riêng về việc gần gũi, làm sao để thoải mái nhất với cả hai người là được. Không nên dễ dãi quá, cũng đừng nên gay gắt với người mình yêu quá. Một cái nắm tay, ôm hôn hay vuốt tóc đôi khi chỉ đơn giản để thể hiện sự quan tâm dành cho nhau mà thôi. Hai người trong cuộc nên nói chuyện và thống nhất với nhau ngay từ đầu, tránh xảy ra những bất đồng không đáng có.
Thực tế cho thấy, hơn cả một thói quen, các hành động như ôm, hôn, hoặc nắm tay đều là chất xúc tác tiếp lửa cho mối quan hệ, giúp đôi lứa xích lại gần nhau. Một cặp đôi hạnh phúc sẽ không bao giờ ngần ngại thể hiện tình cảm khi có thể, họ luôn tận dụng từng giây phút hiếm hoi bên cạnh nhau. Bởi một lẽ rất hiển nhiên, khi hai người dành những cử chỉ ngọt ngào cho nhau nghĩa là họ đang trân trọng mối quan hệ hiện có. Nếu tần suất thân mật xuất hiện dày đặc, khiến một trong hai bị choáng ngợp, thay vì dành nhiều thời gian để âu yếm, các cặp đôi có thể cùng trò chuyện, nói về tương lai của cả hai, những dự định sắp tới.
Yếu tố không thể thiếu trong tình yêu là tôn trọng nhau. Đó là sự tôn trọng những sở thích, những thú vui của nhau, cách đụng chạm nhau lành mạnh, từ đó làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng trở nên phong phú như hai viên ngọc vốn đã lấp lánh thì khi đính vào nhau lại càng lấp lánh hơn.
Theo bestie.vn
Cặp đôi yêu nhau 1 tháng và khi đã yêu nhau 1 năm khác nhau thế nào? Hồi mới yêu, chỉ một cái chạm tay cũng khiến cả hai ngại ngùng, nhưng khi đã bên nhau thời gian dài, đôi bên thậm chí không hề ngại ngùng khi dùng chung nhà vệ sinh. Tú Uyên Theo tiin.vn