Từng bước dẫn đến ung thư phổi do thuốc lá gây ra
Ở Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh xếp thứ nhất trong số 10 loại ung thư thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là thói quen hút thuốc lá.
1. Tác hại của khói thuốc lá
Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:
Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.
Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,…
Người hút thuốc lá thụ động chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ khói thuốc
2. Thói quen hút thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?
Thông thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi, miệng – nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào miệng, người hút thuốc đã bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi nên sẽ đưa nhiều độc tố vào cơ thể hơn.
Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí.
Hút thuốc lá gây ung thư phổi
Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Video đang HOT
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư phổi của những người có thói quen hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ mắc bệnh tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.
Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống trên 5 năm hay thậm chí chữa khỏi được là rất cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam, ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu vì thường được phát hiện muộn. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Trong khói thuốc lá chứa khoảng 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. 2 trong số những chất độc này là:
Carbon monoxide (khí CO): Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim. Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch đồng thời làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.
Hắc ín: Hắc ín là sự tập hợp của rất nhiều chất hóa học và phụ gia, được tạo thành từ chất lắng lại của khói thuốc. Đây là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư. Khi khói thuốc được hít vào phổi, hắc ín lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi. Hệ quả của tình trạng này là ung thư và các bệnh về phổi.
Hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh mạch vành.
Sau đây là những tác động của hút thuốc đối với các cơ quan khác nhau của cơ thể.
Não: Hút thuốc làm tăng khả năng đột quỵ lên 2-4 lần. Đột quỵ có thể gây tổn thương não và tử vong.
Tim: Các hóa chất trong khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hút thuốc lá gây xơ vữa động mạch, khiến lòng mạch hẹp hơn, giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Khói thuốc cũng làm tổn thương các mạch máu, làm cho chúng dày hơn và cứng hơn.
Điều này khiến máu khó lưu thông, đồng thời làm tăng huyết áp và nhịp tim. Hút thuốc có liên quan bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm lưu lượng máu đến da và chân… Chỉ cần hút từ 5 điếu thuốc trở xuống mỗi ngày cũng có thể phát triển các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch.
Xương: Hút thuốc lá làm giảm mật độ xương, khiến xương yếu và dễ gãy hơn. Hút thuốc cũng có thể làm chậm quá trình liền xương sau khi bị gãy xương. Đây là ảnh hưởng trực tiếp của việc hút thuốc và các yếu tố nguy cơ khác phổ biến ở những người hút thuốc như trọng lượng cơ thể thấp hơn.
Hệ miễn dịch: Theo 1 nghiên cứu năm 2017, hút thuốc làm giảm chức năng miễn dịch và gây viêm trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các bệnh tự miễn, bao gồm: bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng, Lupus ban đỏ hệ thống. Hút thuốc cũng có mối liên hệ với bệnh đái tháo đường type 2.
Phổi: Phổi là bộ phận bị ảnh hưởng rõ ràng nhất nếu bạn hút thuốc. Nhưng ảnh hưởng này thường âm thầm nhiều năm không gây triệu chứng nào cho đến khi bệnh đã khá nặng. Điều đó khiến nhiều người bị bệnh phổi do hút thuốc lá bị chẩn đoán muộn, gây khó khăn cho điều trị.
Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến đường thở và phế nang phổi. Có thể kể đến 3 bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá phổ biến là: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Các bệnh phổi khác do hút thuốc bao gồm viêm phổi, hen suyễn và lao.
Miệng: Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể gây ra chứng hôi miệng, răng ố vàng, khô miệng, giảm khứu giác và vị giác. Hút thuốc gây kích ứng các mô nướu làm tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng.
Sinh sản: Hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến hệ sinh dục và khả năng sinh sản. Phụ nữ hút thuốc khó mang thai hơn. Ở nam giới, hút thuốc có thể gây bất lực do các mạch máu bị ảnh hưởng. Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng tới chất lượng và giảm số lượng tinh trùng.
Hút thuốc chủ động hoặc thụ động khi mang thai làm tăng một số rủi ro cho thai nhi, bao gồm: sinh non, sẩy thai, trẻ cân nặng khi sinh thấp, hội chứng trẻ sơ sin tử vong đột ngột hoặc các bệnh ở trẻ sơ sinh.
Làn da: Hút thuốc giảm lượng oxy đến da. Điều này đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm cho da xỉn màu, sạm màu, không đều màu. Hút thuốc có thể gây ra nếp nhăn trên khuôn mặt, đặc biệt là xung quanh môi; mí mắt chùng xệ; da khô, thô ráp; các ngón tay và móng tay bị vàng. Hút thuốc làm giảm tốc độ lành vết thương trên da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da và làm trầm trọng thêm các bệnh về da, như bệnh vẩy nến.
Nguy cơ ung thư: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư như ung thư miệng, thanh quản, vòm họng, thực quản, thận, cổ tử cung, gan, bàng quang, tuyến tụy, dạ dày, đại tràng, bệnh bạch cầu dòng tủy…
Hút thuốc lá bao gồm cả hút xì gà, thuốc lào, thuốc lá bạc hà, thuốc lá nhai và các dạng khác của thuốc lá đều gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
Bạn được gì khi bỏ thuốc lá?
Dù các cảnh báo đáng sợ như trên, nhưng may mắn là nếu bỏ thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tật và tử vong. Nguy cơ càng giảm khi thời gian cai hút thuốc càng lâu.
Một số nghiên cứu thấy rằng, bỏ thuốc lá trước 40 tuổi làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh liên quan đến hút thuốc khoảng 90%. Những con số sau đây chứng minh cho những lợi ích sức khỏe nhờ bỏ hút thuốc lá.
Nguy cơ tim mạch: Sau 1 năm bỏ thuốc, nguy cơ bị đau tim giảm mạnh.
Đột quỵ: Trong vòng 2-5 năm, nguy cơ bị đột quỵ giảm xuống còn một nửa so với người không hút thuốc.
Ung thư: Nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản và bàng quang giảm một nửa trong vòng 5 năm sau khi bỏ thuốc và 10 năm đối với ung thư phổi.
Ngay sau khi bỏ thuốc, chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện đáng kể nhờ vào những cải thiện sức khỏe sau: Thở trở nên dễ dàng hơn; Ho và thở khò khè hàng ngày giảm sau đó biến mất; Khứu giác trở nên tốt hơn; Tập thể dục và các hoạt động trở nên dễ dàng hơn; Tuần hoàn đến bàn tay và bàn chân được cải thiện.
Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vào
Khói thuốc tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hại hơn gấp 26 lần so với khói thuốc do người hút hít vào. Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư.
Theo TS.BS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong số các bệnh ung thư ở người, gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy và ung thư dạ dày. Riêng với ung thư phổi, hút thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% trường hợp mắc bệnh.
Ngoài ra, cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư gần đây đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy hút thuốc lá gây ra ung thư vú ở phụ nữ, và các bác sĩ phẫu thuật đã kết luận rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotine ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn có trên 70 loại hóa chất độc hại khác nhau có thể gây ung thư. Đặc biệt, trong số này có tới 43 chất đã được chứng minh là gây bệnh ung thư như benzopyrene, nitrosamine, cadmium, niken, urethaan, toluidin. Đặc biệt chất 3-4 benzopyrene là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chết do ung thư phổi và thanh quản cao gấp 10 đến 30 lần so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc ở người tuổi càng trẻ, thời gian hút càng dài, số lượng hút trong một ngày càng nhiều thì càng có nguy cơ cao.
Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ ung thư
Trong khi đó, tiếp xúc lâu dài với khói thuốc bị động cũng làm tăng nguy cơ. Dòng khói từ đầu điếu thuốc lá đang cháy có chứa các chất gây ung thư còn nhiều hơn dòng khói chính do người hút hít vào trong phổi của mình.
Những người không hút thuốc nhưng sống cùng với người hút thuốc và hít phải khói thuốc lá thì cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc như chính người hút nhất là phụ nữ và trẻ em. Đây được gọi là hút thuốc lá thụ động.
Vì vậy, có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài). Tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương, trung bình 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20 - 25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn.
Mỗi năm, khói thuốc gián tiếp gây ra khoảng 7.000 ca tử vong do ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp làm tăng nguy cơ bệnh phổi, bao gồm ung thư phổi, bệnh mạch vành và đau tim.
Người đang hút thuốc mà bỏ thì nguy cơ gây bệnh sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút, nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như bằng với người không hút.
Vì vậy, bỏ thuốc lá không những tốt cho sức khỏe của chính người hút mà còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ người thân, gia đình và cộng đồng. Nếu tất cả người lớn ngừng hút thuốc và trẻ em không sử dụng thuốc lá, khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư có thể được ngăn ngừa, tiết kiệm hàng tỷ đôla và hàng triệu người trong gia đình và bạn bè sẽ tránh được bệnh tật và tử vong.
Sống cùng chồng hút thuốc, người phụ nữ mắc ung thư phổi Chị Lai chiến đấu với các cơn ho mãn tính suốt hơn 10 năm, cuối cùng tiến triển thành ung thư phổi. Mei Lai là quản trị viên của một công ty tư nhân tại Hong Kong. Chị chưa bao giờ hút thuốc và tự nhận mình là người có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên cách đây 3 năm, ở tuổi 47, chị...