Sống cùng chồng hút thuốc, người phụ nữ mắc ung thư phổi
Chị Lai chiến đấu với các cơn ho mãn tính suốt hơn 10 năm, cuối cùng tiến triển thành ung thư phổi .
Mei Lai là quản trị viên của một công ty tư nhân tại Hong Kong. Chị chưa bao giờ hút thuốc và tự nhận mình là người có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên cách đây 3 năm, ở tuổi 47, chị bất ngờ được bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi .
Nguyên nhân được xác định do chị Lai hít phải khói thuốc thụ động sau 28 năm sống chung với chồng là công nhân xây dựng nghiện thuốc lá.
Trước khi phát hiện ra ung thư phổi , chị Lai từng có hơn 10 năm chiến đấu với các cơn ho mãn tính. Chị đã tìm đủ cách điều trị đông, tây y kết hợp nhưng không hiệu quả. Khi ho nhiều, chị Lai đã yêu cầu chồng cai thuốc nhưng anh không đồng ý.
Năm 2016, chị Lai bất ngờ ho ra máu song vị bác sĩ đông y cho rằng tình trạng không quá nghiêm trọng nên chị yên tâm điều trị theo đơn.
1 năm sau, một bác sĩ tại bệnh viện tây y chỉ định chị chụp cắt lớp vi tính phổi để kiểm tra, dù phát hiện vết đen dài khoảng 1cm trên phổi nhưng bác sĩ không yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sâu hơn để đánh giá.
Hít phải khói thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi . Ảnh: Shutterstock
Đến năm 2018, những cơn ho không dứt tiếp tục hành hạ chị, đến một bệnh viện khác kiểm tra, kết quả sinh thiết khẳng định chị mắc ung thư phổi giai đoạn một.
Khi phẫu thuật, bác sĩ rất ngạc nhiên khi phát hiện thêm một khối u trong phổi chị Lai nên đã xếp sang giai đoạn 2. Sau đó chị đã trải qua 4 tháng hoá trị mệt mỏi.
Sống sót sau cơn bạo bệnh, hơn ai hết chị Lai ý thức rất rõ tác hại của thuốc lá, chị tham gia vào Quỹ Ung thư Hong Kong để hỗ trợ nhiều bệnh nhân khác và kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
Hiện tại chị Lai thường bịt mũi và tránh xa những người hút thuốc lá. “Không chỉ ung thư, thuốc lá không mang lại điều gì tốt cho bạn mà còn đe doạ sức khoẻ những người thân yêu nhất trong gia đình”, chị Lai kêu gọi.
Chồng chị Lai khi biết vợ mắc ung thư phổi vẫn không tin hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân gây ra bệnh. Anh vẫn chưa chịu bỏ thuốc nhưng thay vì hút mọi chỗ trong nhà như trước đây, giờ anh hút thuốc trong nhà vệ sinh .
Thực tế, khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, vì vậy ngay cả khi ở xa người hút thuốc , bạn vẫn bị ảnh hưởng.
Trên toàn cầu, thuốc lá cướp đi sinh mạng hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó 7,2 triệu người hút thuốc trực tiếp, 1,2 triệu hút thuốc lá thụ động . WHO chỉ ra, khói thuốc lá chứa hàng trăm chất gây hại với sức khoẻ, là nguyên nhân gây ra 25% tổng số ca tử vong do ung thư.
TS James Ho Chung, Phó Chủ tịch Tổ chức Phổi Hong Kong cho biết, những người nghiện thuốc lá mạn tính hút trên 30 bao thuốc mỗi năm có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 10 lần so với người không hút. Người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi thêm 10-20%.
Ung thư phổi là ung thư khó phát hiện sớm và khó điều trị song TS Ho cho biết, tại Hong Kong, nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 80%.
Cai nghiện thuốc lá càng sớm càng tốt
Theo bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thuốc lá buộc người nghiện phải hút liên tục nhiều tháng, nhiều năm, hút ngay khi đã mắc một số bệnh do thuốc lá gây ra.
Nghiện thuốc lá xuất hiện là hậu quả của các hiệu ứng tâm thần do chất gây nghiện nicotine gây ra. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, một người có thể nghiện thuốc lá khi chỉ hút 2 điếu trong 1 tuần.
Thanh thiếu niên sẽ nghiện thuốc lá rất nhanh vì bộ não đang trong giai đoạn trưởng thành, dễ bị tác động hơn so với người trưởng thành, hút thuốc lá càng sớm thì nguy cơ nghiện càng cao. Nữ dễ nghiện hơn nam.
Hướng dẫn người dân các bước cai thuốc lá.
Theo các chuyên gia y tế, tùy theo đặc điểm thể chất do gen quy định sẽ quyết định mức độ cảm thụ nicotine trong não đối với nicotine trong thuốc lá, nghiện thuốc lá có thể xảy ra ở người này mà không xảy ra với người khác. Một người cơ thể nhạy cảm với nicotine, quá trình nghiện được khởi động lập tức từ điếu thuốc hút đầu tiên, chứ không nhất thiết phải đợi đến khi hút nhiều điếu thuốc mới gây nghiện.
Hút thuốc lá lâu chừng nào nguy cơ tác hại trên sức khỏe nhiều chừng ấy, hơn nữa hút càng lâu thì mức độ nghiện càng nặng, càng khó cai thuốc lá. Hãy cai thuốc lá càng sớm càng tốt. Cai thuốc lá bất kỳ lúc nào cũng không muộn, vì đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Như vậy, trong cai thuốc lá không có khái niệm "cai sớm quá" hay "cai muộn quá", chỉ có khái niệm "cai càng sớm càng tốt".
Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 5 năm qua đã có gần 200.000 công nhân, viên chức, người lao động bỏ thuốc lá; hơn 200.000 đoàn viên giảm hút thuốc lá. Điều tra GATS 2015 về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành cho thấy năm 2010, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nơi làm việc là 55,9%; năm 2015, tỷ lệ này giảm còn 42,6%. Bác sĩ Tôn Thất Toàn cho biết, nguy cơ mắc các bệnh do sử dụng thuốc lá sẽ giảm đáng kể bắt đầu từ khi ngừng sử dụng thuốc lá. Hầu hết những người bỏ thuốc lá sau 5 năm, nguy cơ bị mắc các bệnh giảm gần bằng so với những người không sử dụng thuốc lá.
Những thay đổi của cơ thể sau khi bỏ thuốc lá, cụ thể: sau 20 phút, huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường; sau 8 giờ thì lượng ôxy trong máu trở về trạng thái bình thường, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm, nhiệt độ ngoài da bắt đầu tăng.
Sau 24 giờ, lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải, phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm, tăng cảm giác ăn ngon miệng. Qua 48 giờ, cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện; giấc ngủ trở lại bình thường sau 1 tuần.
Từ 2 tuần đến 3 tháng, sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện; từ 3-9 tháng, các triệu chứng như: ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm, nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường, giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sau 1-2 năm thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%, giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành. Qua 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc. 10 năm sau, nguy cơ tử vong do các bệnh ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tụy giảm một nửa, tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Sau 15 năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút.
Nguy cơ ung thư phổi khi sống chung nhà với người nghiện thuốc lá Theo một điều tra ở Mỹ, trong thập kỷ qua, ung thư phổi trong số những người không hút thuốc lá đã tăng 33%. Bố tôi năm nay 56 tuổi, có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá suốt 20 năm nay. Mũi họng bố tôi luôn có vấn đề, đặc biệt là thường xuyên ho khan, thỉnh thoảng có đờm nhưng uống...